Chủ nhật 29/12/2024 04:14

Trà xanh Phìn Hồ - sản phẩm OCOP 5 sao đầu tiên của tỉnh Hà Giang

Với kinh nghiệm chế biến được đúc kết qua nhiều thế hệ của đồng bào dân tộc Dao đỏ, trà xanh Phìn Hồ đã được công nhận là sản phẩm OCOP 5 sao của tỉnh Hà Giang.

Thôn Phìn Hồ, xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì là nơi sinh sống của đồng bào Dao đỏ với đặc sản nổi tiếng là những cây chè Shan tuyết cổ thụ hằng trăm năm tuổi. Khí hậu ở đây thường mát mẻ, trong lành, thiên nhiên ưu ái ban tặng nguồn nước dồi dào tạo điều kiện thuận lợi cho loại chè đặc biệt này phát triển. Đến nay, cây chè Shan tuyết đã trở thành cây trồng hàng hóa giúp đồng bào Dao đỏ nơi đây xây dựng cuộc sống ấm no, sung túc hơn.

Hồng Trà và Trà Xanh mang thương hiệu Fìn Hò Trà là sản phẩm OCOP quốc gia

Từ năm 2008, các hộ dân thôn Phìn Hồ đã liên kết, cùng nhau thành lập Hợp tác xã (HTX) Chế biến chè Phìn Hồ. Những ngày đầu mới thành lập, HTX chủ yếu thu mua chè búp tươi của các hộ thành viên, chế biến thành chè xanh theo phương pháp truyền thống để bán. Nguồn nguyên liệu đầu vào gói gọn trong khoảng 30 ha chè của các gia đình thành viên nên sản lượng ít; bao bì, nhãn mác thô sơ; bộ máy quản lý còn thiếu kinh nghiệm. Trong 3 năm đầu thành lập từ năm 2008 - 2010, doanh thu của HTX chỉ đạt khoảng 500 triệu đồng/năm.

Đến năm 2017, từ sự hỗ trợ của Chương trình Giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa, HTX đã đầu tư đổi mới toàn bộ dây chuyền công nghệ sản xuất, nâng công suất từ 4 tấn chè tươi lên 15 tấn/ngày. Năm 2018, lần đầu tiên, HTX xuất khẩu trên 20 tấn chè khô sang thị trường Đài Loan, đánh dấu sự vươn tầm của thương hiệu Fìn Hò trà.

Những năm qua, HTX luôn tuân thủ những quy định về sản xuất, chế biến chè sạch theo tiêu chuẩn hữu cơ, không ngừng đầu tư, nâng cấp công nghệ sản xuất và xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ. Đồng thời, thường xuyên tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và khẳng định thương hiệu Fìn Hò trà.

Từ năm 2019, sản phẩm Fìn Hò trà đã xuất hiện tại hệ thống siêu thị Winmart và hệ thống cửa hàng Sài Gòn Co.opmart. HTX hiện có 6 nhà phân phối với hàng trăm điểm bán hàng trong cả nước và 2 đơn vị xuất khẩu. Hiện nay, các sản phẩm chè của HTX Chế biến chè Phìn Hồ đã xuất khẩu sang một số quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Đài Loan, Nga, Đức… nhận được sự đánh giá cao của người tiêu dùng.

Sản phẩm Fìn Hò trà được bán tại hệ thống siêu thị

Để nâng cao giá trị kinh tế từ cây chè cổ thụ, những năm gần đây, HTX đã mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng vùng nguyên liệu. Hiện nay, HTX liên kết với trên 500 hộ trồng chè ở các xã Thông Nguyên, Nậm Ty, Túng Sán…. Đây là những vùng chè đạt tiêu chuẩn hữu cơ Châu Âu.

Bên cạnh việc chú trọng đổi mới dây chuyền công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, HTX thường xuyên tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc, thu hái, sơ chế chè cho bà con nông dân, đảm bảo theo tiêu chuẩn hữu cơ để giữ vững chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, với bí quyết riêng của đồng bào Dao đỏ, trà xanh thương hiệu Fìn Hò trà có màu nước xanh, vàng sánh cùng vị nồng, chát xen lẫn ngọt hậu và hương thơm đậm đà, đượm vị của núi rừng. Chính việc gìn giữ những giá trị cổ của vườn chè theo phương thức thu hái truyền thống đã tạo nên nét đặc trưng riêng của dòng sản phẩm mang thương hiệu Fìn Hò trà.

Năm 2021, 2 sản phẩm của HTX là Trà xanh hộp 100gr và Hồng trà hộp 100gr đã đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 5 sao Quốc gia. Đây cũng là 2 sản phẩm đầu tiên của tỉnh Hà Giang đạt OCOP 5 sao và là niềm tự hào của các hộ đồng bào dân tộc Dao đỏ Phìn Hồ.

Sau khi được công nhận, HTX tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến bao bì, mẫu mã nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, đảm bảo phát triển bền vững thương hiệu Fìn Hò trà. Từ đầu năm 2022 đến nay, HTX liên tiếp nhận được tín hiệu thị trường khá tốt khi có nhiều đơn vị ký kết đơn hàng về chè hữu cơ cao cấp.

Được công nhận là sản phẩm OCOP 5 sao không chỉ khẳng định chất lượng, thương hiệu đặc sản của địa phương mà còn góp phần thúc đẩy sản xuất vùng dân tộc, miền núi theo hướng hàng hóa, nâng cao thu nhập cho đồng bào Dao đỏ Phìn Hồ.
Việt Hoàng
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Tin cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số