Thứ bảy 28/12/2024 02:36

Quản lý thị trường Quảng Trị tăng cường chống hàng giả lĩnh vực thương mại điện tử

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị triển khai các biện pháp nghiệp vụ trong lĩnh vực thương mại điện tử để kịp thời phát hiện, xử lý tình trạng hàng giả.

Theo Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị, hoạt động thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua hoạt động thương mại điện tử, khách hàng có thể tiếp cận, mua sắm những sản phẩm, dịch vụ một cách dễ dàng nhất, thu hẹp khoảng cách không gian và thời gian giữa nhà cung cấp sản phẩm với khách hàng.

Kiểm tra, phát hiện vi phạm qua hoạt động thương mại điện tử của lực lượng Quản lý thị trường Quảng Trị (Ảnh: QLTT Quảng Trị)

Tuy nhiên, đây là lĩnh vực có nguy cơ cao trong buôn bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng lậu... Nhằm chống buôn bán hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử, Thủ tướng Chính phủ đã Phê duyệt đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025.

Theo đó, đề án hướng đến hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật đáp ứng yêu cầu chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử một cách hiệu quả trong tình hình mới. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức để các cấp, các ngành, người dân và doanh nghiệp tự giác chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng; nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử; bảo đảm hoạt động thương mại điện tử minh bạch, lành mạnh, thúc đẩy thương mại điện tử phát triển bền vững tại Việt Nam.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị cho biết, hoạt động thương mại điện tử tại địa bàn tỉnh Quảng Trị diễn ra khá phổ biến đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bên cạnh đó, tình hình lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ cũng đang diễn ra ngày càng tinh vi, phức tạp, tuy nhiên quy mô kinh doanh không lớn.

Trước tình trạng đó, thực hiện Chỉ đạo của Bộ Công Thương; UBND tỉnh Quảng Trị, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Tổng cục Quản lý thị trường về kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2021-2025, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị đã xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện phù hợp với tình hình thị trường trên địa bàn và chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tổ chức thực hiện.

Trong đó, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị đã thành lập Tổ thương mại điện tử từ năm 2022 để tham mưu cho lãnh đạo Cục về xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn toàn tỉnh.

Tổ thương mại điện tử có nhiệm vụ thường xuyên rà soát, tiếp cận các tổ chức, cá nhân có hoạt động mua bán hàng hóa qua mạng intenet, các website thương mại điện tử, các tài khoản mạng xã hội để kịp thời phát hiện, đề xuất kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm. Nhóm mặt hàng thường xuyên vi phạm trên môi trường mạng như áo quần, mỹ phẩm, giày dép, túi xách, thực phẩm chức năng…

Năm 2023, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị đã xử lý 22 vụ vi phạm liên quan đến hoạt động thương mại điện tử, xử phạt vi phạm hành chính và buộc tiêu hủy hàng hóa trị giá gần 250 triệu đồng.

Trong 5 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý trường Quảng Trị đã xử lý 23 vụ, xử phạt và tịch thu, buộc tiêu hủy hàng hóa trị giá gần 500 triệu đồng. Các hành vi mà các đối tượng thường vi phạm như không thông báo website thương mại điện tử bán hàng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi bán hàng; kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên môi trường internet; hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Điển hình trong tháng 5/2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 hộ kinh doanh vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính, tịch thu, buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm và buộc nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp trên 200 triệu đồng và đang trong quá trình xác minh xử lý 1 hộ kinh doanh sử dụng mạng internet để kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc xuất xứ có trị giá trên 50 triệu đồng.

Đội QLTT số 1- Cục Quản lý thị trường Quảng Trị tuyên truyền pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử tại cơ sở kinh doanh (Ảnh: QLTT Quảng Trị)

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị cho biết, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Cục thương mại điện tử và kinh tế số Bộ Công Thương cũng như các cơ quan ban ngành trên địa bàn nhằm nâng cao hiệu quả công tác. Ký quy chế phối hợp với các đơn vị bưu chính trong việc cung cấp thông tin về giao dịch mua, bán hàng hóa vi phạm. Cục cũng đã chú trọng tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho công chức về lĩnh vực thương mại điện tử nhằm nâng cao kỹ năng, bản lĩnh, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Bên cạnh hoạt động kiểm tra, các Đội Quản lý thị trường cũng thường xuyên tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về thương mại điện tử cho các tổ chức, cá nhân có tham gia hoạt động thương mại điện tử. Đồng thời, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng trong việc ngăn chặn hàng lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

“Xác định việc chống các hành vi vi phạm trong thương mại điện tử và các hoạt động kinh doanh trên nền tảng số sẽ là nhiệm vụ trọng tâm của lực lượng Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị đang đẩy mạnh các biện pháp nghiệp vụ nhằm phát hiện kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn. Qua đó, góp phần bảo vệ lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng; thúc đẩy phát triển thương mại điện tử lành mạnh, bền vững”, Đại diện Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị nhấn mạnh.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, Quản lý thị trường TP. Cần Thơ phát hiện 578 vụ vi phạm

Bắc Giang: Liên tiếp phát hiện vi phạm kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm

Quản lý thị trường hàng hóa trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ninh Bình: Xử phạt Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ THN kinh doanh hàng hóa nhập lậu

Phát huy vai trò nhân dân trong đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Sơn La: Xử phạt lái xe vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Nhiều kết quả nổi bật của Công đoàn Cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh trong năm 2024

Lâm Đồng: Xử phạt Công ty Như Linh hơn 584 triệu đồng vì kinh doanh phân bón vi phạm chất lượng

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang tiêu hủy lượng lớn hàng hóa vi phạm

Ninh Bình: Một cơ sở kinh doanh điện thoại bị phạt 25 triệu đồng

Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Hà Nội: Đột kích kho hàng, tạm giữ hàng nghìn túi xách có dấu hiệu giả nhãn hiệu

Phú Thọ: Tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas

Tiền Giang: Quyết liệt kiểm tra thuốc lá lậu cuối năm

Hòa Bình: Tiêu hủy gần 1 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ