Thứ năm 21/11/2024 20:06

Ninh Thuận: Xây dựng thương hiệu sản phẩm “Chuối hột mồ côi Phước Bình”

Chuối hột mồ côi Phước Bình có tiềm năng về dược liệu nên đã được tỉnh Ninh Thuận lựa chọn để phát triển nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho đồng bào dân tộc.

Phước Bình là xã vùng cao của huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận. Mùa nắng, rảnh rỗi việc đồng áng, đồng bào Raglai nơi đây thường lên rừng tìm chuối hột mồ côi lấy hạt về làm thuốc.

Chuối hột mồ côi chủ yếu mọc tự nhiên trên núi cao và một phần được đồng bào trồng trên các sườn rẫy. Đây là giống chuối quý với nhiều công dụng chữa bệnh, được mệnh danh là “biệt dược” của đồng bào Raglai tỉnh Ninh Thuận. Các bộ phận trên cây chuối có tác dụng chữa một số bệnh như: Sỏi thận, đau lưng, nhức mỏi xương khớp, bệnh dạ dày, kích thích tiêu hóa, lợi tiểu, giải nhiệt, trị kém ăn, mất ngủ, táo bón, cảm sốt và một số bệnh trẻ em. Tùy vào bệnh cụ thể, bà con sắc lấy từng vị khác nhau trên cây chuối để chữa trị.

Hạt chuối mồ côi phơi khô

Đặc biệt, đồng bào Raglai thu hoạch hạt chuối mồ côi phơi khô rồi đưa lên bếp sao vàng, sau đó cho vào bình ngâm với rượu gạo, uống sau mỗi bữa ăn để trị các chứng đau lưng, nhức mỏi xương khớp rất hiệu nghiệm. Chuối mồ côi ngâm với rượu ủ lâu có màu vàng hổ phách, hương vị thơm mạnh đặc trưng, rất hấp dẫn du khách.

Ngoài hạt, người vùng cao Phước Bình còn dùng búp chuối và thân cây chuối nấu canh, lẩu hoặc chế biến các món ăn dân dã, kết hợp các loại rau rừng và cá suối có sẵn trong tự nhiên.

Chuối hột mồ côi mọc nhiều trên các cánh rừng dọc sông Đa Mây cũng như các dãy núi trong lâm phận của vườn quốc gia Phước Bình. Để tránh bị thu hái cạn kiệt, chục năm trở lại đây, Vườn quốc gia Phước Bình đã lấy hạt chuối hột mồ côi tự nhiên trên rừng mang về nghiên cứu nhân giống tại vườn ươm để bảo tồn. Một số nông dân xã Phước Bình đã được chuyển giao kỹ thuật nhân giống để trồng chuối hột trên đất rẫy. Đến nay, nhiều hộ đồng bào Raglai đã trồng thành công chuối hột trên đất rẫy, mang lại nguồn thu nhập ổn định.

Nhận thấy giá trị y học và hiệu quả kinh tế của cây chuối hột mồ côi, nhiều cơ sở, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh liên kết trồng, thu mua sản phẩm từ người dân. Hạt chuối hột mồ côi được đánh giá có dược tính cao hơn chuối hột thông thường, chính vì thế giống chuối này đang được đánh giá có tiềm năng phát triển kinh tế cao hơn.

Ninh Thuận khuyến khích bà con mở rộng diện tích trồng chuối hột

Năm 2020, chuối hột mồ côi Phước Bình đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và có tiềm năng lớn để phát triển thành sản phẩm đạt chuẩn 5 sao. Sản phẩm cũng được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Chuối hột mồ côi Phước Bình”. Đây là cơ sở để tỉnh Ninh Thuận phát triển thương hiệu, xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm. Từ khi được chứng nhận là sản phẩm OCOP, chuối hột rừng Phước Bình được nhiều nơi trong nước biết đến, thậm chí đã xuất khẩu ra nước ngoài.

Xác định đây là cây trồng góp phần tăng thu nhập cho đồng bào Raglai, Ninh Thuận đang khuyến khích bà con mở rộng diện tích trồng chuối hột trên đất rẫy. Dự kiến đến năm 2025, tỉnh sẽ phát triển diện tích chuối mồ côi lên khoảng 100 ha. Để thực hiện mục tiêu, tỉnh đang đẩy mạnh phát triển mô hình liên kết trồng chuối hột mồ côi theo chuỗi giá trị với các hợp tác xã, doanh nghiệp. Đồng thời, hướng dẫn, chuyển giao cho các hộ dân, hợp tác xã các kỹ thuật trồng, thu hái, chế biến chuối hột mồ côi ở dạng quả tươi, quả ép khô, hạt khô, rượu chuối hột đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, Ninh Thuận cũng triển khai dán nhãn hiệu chứng nhận, dán tem điện tử truy xuất nguồn gốc sản phẩm... Đặc biệt, tỉnh chú trọng quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm thông qua các hình thức: Đưa sản phẩm vào các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP tại các huyện, thành phố, điểm du lịch để phục vụ người tiêu dùng, du khách; xúc tiến đưa sản phẩm vào siêu thị; tăng cường các hoạt động quảng bá, liên kết mở rộng thị trường tiêu thụ...

Hương Giang
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Ninh Thuận

Tin cùng chuyên mục

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc