Thái Nguyên: Phát triển sản phẩm thế mạnh vùng dân tộc gắn với du lịch

Gắn phát triển sản phẩm thế mạnh vùng dân tộc với phát triển du lịch là giải pháp Thái Nguyên triển khai nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.
Xây dựng chè Thái Nguyên thành thương hiệu quốc gia Thái Nguyên xúc tiến quảng bá du lịch tại TP. Hồ Chí Minh Khuyến công Thái Nguyên góp sức phát triển sản phẩm chè

Phát triển du lịch gắn với sản phẩm địa phương

Toàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 277 làng nghề được công nhận (184 làng nghề truyền thống và 93 làng nghề). Trong đó làng nghề chè chiếm chủ yếu, có tới 256 làng nghề. Đây cũng là làng nghề thu hút đông đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tham gia làm nghề.

Ngoài nâng cao chất lượng đời sống bà con, việc phát triển các làng nghề còn đóng góp giá trị to lớn trong giữ gìn nét đẹp văn hóa và bản sắc địa phương, đồng thời thúc đẩy phát triển dịch vụ du lịch tỉnh Thái Nguyên, thông qua việc thu hút khách tham quan tới thăm các làng nghề chè truyền thống.

Thái Nguyên: Phát triển sản phẩm thế mạnh vùng dân tộc gắn với du lịch
Xây dựng chuỗi liên kết giúp bà con có được nguồn sản phẩm chất lượng (Ảnh: HTX Trà Hương Vân)

Với sản phẩm chè, Thái Nguyên có nhiều vùng chè nổi tiếng như vùng chè Tân Cương nổi tiếng với thương hiệu "Chè Tân Cương", có tổng diện tích hơn 1.500 ha, sản lượng hơn 20 nghìn tấn/năm, trồng tập trung chủ yếu ở ba xã gồm: Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân.

Chè Tân Cương là đặc sản nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Bên cạnh nghề truyền thống trên những đồi chè xanh bạt ngàn, hiện nay nhiều cơ sở mở thêm các dịch vụ đón khách tham quan, lưu trú tạo thành những khu du lịch sinh thái, trải nghiệm văn hóa trà. Một số mô hình tiêu biểu là Hợp tác xã Tâm Trà Thái, Hợp tác xã trà và du lịch cộng đồng Tiến Yên, Hợp tác xã Chè Hảo Đạt, chè Hương Vân…

Thái Nguyên: Phát triển sản phẩm thế mạnh vùng dân tộc gắn với du lịch
Không gian chè Hương Vân gắn với quảng bá du lịch địa phương (Ảnh: HTX Hương Vân Trà)

Bà Nguyễn Thị Hương Vân - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã Hương Vân Trà cho biết, những năm qua, HTX đã liên kết với nhiều hộ dân trong xã Tân Cương để xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất chè. Mục tiêu của việc liên kết này là mang đến cho người thưởng trà những sản phẩm an toàn, chất lượng. Bà cùng với bà con áp dụng sản xuất chè theo quy trình VietGAP, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Có được sản phẩm chất lượng chưa đủ, để giúp khách hàng cảm nhận được đặc trưng của văn hoá “thưởng trà” và tôn vinh thêm sản phẩm chè của Hợp tác xã, bà Vân quyết định đầu tư xây dựng một không gian thưởng trà tại đường Việt Bắc, phường Đồng Quang (TP. Thái Nguyên) để giới thiệu và chào đón du khách gần, xa đến thưởng trà.

Không gian trà Hương Vân trở thành nơi tụ họp, giao lưu văn hóa, nghệ thuật, thưởng trà độc đáo; thu hút hàng triệu lượt du khách từ khắp các tỉnh, thành trong cả nước, như: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thanh Hóa...

Chia sẻ về những dự định trong thời gian tới, bà Nguyễn Thị Hương Vân chia sẻ, Hợp tác xã Hương Vân Trà luôn luôn chú trọng đầu tư cho vùng nguyên liệu để đưa ra thị trường những sản phẩm tốt nhất. Hợp tác xã sẽ mở rộng thêm vùng nguyên liệu, liên kết với bà con của các xã khác, đưa ra những sản phẩm tốt hơn với mẫu mã đẹp hơn.

Song song với đó, liên kết sản xuất, xúc tiến thương mại tập trung vào các sản phẩm trọng điểm của vùng đang là xu hướng được các Bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp chú trọng thực hiện.

Nâng cấp sản phẩm gắn với du lịch

Theo UBND tỉnh Thái Nguyên, thương hiệu trà Thái Nguyên và các đồi chè đã gắn chặt với ngành du lịch địa phương, trong 4 dòng sản phẩm du lịch chủ đạo thì có nhiều sản phẩm gắn với phát triển văn hóa trà. Phát triển du lịch gắn với vùng chè nằm trong quy hoạch du lịch chung của tỉnh Thái Nguyên cũng như đề án của các địa phương có vùng chè, như vùng chè Đồng Hỷ, Phú Lương, Đại Từ, Tân Cương - thành phố Thái Nguyên... Trong đó Tân Cương và La Bằng có sản lượng chè và diện tích vùng trồng lớn nhất, cây chè không chỉ là giống cây làm giàu cho người dân mà còn gắn với phát triển du lịch.

Thái Nguyên: Phát triển sản phẩm thế mạnh vùng dân tộc gắn với du lịch
Sản phẩm chè của HTX Hương Vân được đầu tư để hấp dẫn du khách (Ảnh: HTX Trà Hương Vân)

Thời gian qua, Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch Thái Nguyên cũng tích cực kết nối với nhiều tỉnh, thành trên cả nước để quảng bá du lịch cộng đồng gắn với vùng chè như một sản phẩm du lịch đặc trưng tại Thái Nguyên - tỉnh có diện tích và sản lượng chè lớn nhất cả nước. Cây chè và sản phẩm trà gắn bó với đất và người Thái Nguyên từ lâu đời; nghệ thuật thưởng trà đã trở thành nét văn hóa rất riêng của người Thái Nguyên. Mới đây, Hiệp hội Du lịch tỉnh Thái Nguyên đã ra mắt cuốn sách “Ai đem giăng sáng giãi trên đồi chè” là ấn phẩm quảng bá vùng đất, con người, văn hóa Thái Nguyên, góp phần truyền cảm hứng cho du khách đến với xứ trà.

Hiệp hội Du lịch tỉnh Thái Nguyên cho biết tới đây tỉnh Thái Nguyên sẽ công bố 100 món ăn tiêu biểu về trà Thái Nguyên, dùng vật liệu từ cây chè Thái Nguyên, ví dụ tôm hùm sốt trà xanh May Plaza, tan biến hương trà (kết hợp đậu phụ Nhật), panna cotta trà xanh, cá kho trà xanh... nhằm đa dạng hoá sản phẩm, thu hút du khách đến với địa phương.

Hiện một số mô hình du lịch cộng đồng mới được hình thành trên những đồi chè như ở xã La Bằng (huyện Đại Từ), xã Phú Thượng (huyện Võ Nhai), xã Tức Tranh (huyện Phú Lương), xã Phú Đình (huyện Định Hóa)… thu hút đông du khách đến với Thái Nguyên.
Lan Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng thương hiệu sản phẩm miền núi: Chuyên gia khuyến nghị

Xây dựng thương hiệu sản phẩm miền núi: Chuyên gia khuyến nghị

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn:

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart:

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La -

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc