Những người "giữ hồn" văn hóa dân tộc Bahnar

“Giữ hồn” văn hoá, các nghệ nhân người dân tộc Bahnar dành cả cuộc đời cho việc sưu tầm, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân gian dân tộc mình.
Vai trò người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số Gia Lai

Người nghệ nhân dân tộc Bahnar đa tài

Những ngày đầu tháng 11, mặt trời bắt đầu lên muộn, vài tia nắng yếu ớt vắt lửng lơ nơi bậu cửa. Mùa đông len lỏi trở về trong cơn gió chuyển mùa hanh hao. Khi đợt gió lạnh đầu tiên đang ùa về qua từng ngôi làng ở Tây Nguyên. Chúng tôi đến thăm nghệ nhân Đinh Bi ở làng Kgiang, xã Kông Lơng Khơng (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) vào lúc ông đang miệt mài đan gùi bên hiên nhà nhỏ.

Những người
Nghệ nhân Đinh Bi luôn định hướng và nuôi dưỡng tình yêu văn hóa cồng chiêng cho thế hệ trẻ

Nghệ nhân Đinh Bi mồ côi cha mẹ từ nhỏ nên nghề đan gùi ông học được từ những người đàn ông trong làng. Cùng với việc chăm chỉ tập tành, qua thời gian tay nghề cũng được nâng cao. Khi còn có sức khỏe, ông thường lên rừng để tìm nguồn nguyên liệu về đan lát. Đến nay, đôi chân ông đã mỏi, sức khỏe cũng yếu hơn nên con trai của ông đã thay cha đi lấy.

Để hoàn thành một chiếc gùi họa tiết nghệ nhân Đinh Bi làm mất hơn 20 ngày, giá bán ra được khoảng 1.500.000 ngàn đồng/chiếc. Còn gùi thường thời gian làm ngắn hơn, giá dao động khoảng 300.000-600.000 ngàn đồng.

“Thông thường một chiếc gùi được hoàn thiện phải mất rất nhiều công đoạn như đi lấy nguyên liệu, chặt, ngâm, phơi vót,… Muốn đan gùi đẹp, rổ đẹp thì nan vót phải đều tay. Từ cách đan lát cơ bản, mình cũng tự học hỏi thêm để làm gùi họa tiết. Gùi họa tiết thường khó và yêu cầu cao nên ít người biết làm. Hiện nay ở làng chỉ có khoảng 5 người biết đan loại gùi này.” - Nghệ nhân Đinh Bi cho biết thêm.

Bên cạnh công việc gìn giữ và phát huy nghề đan lát truyền thống, nghệ nhân Đinh Bi còn được mệnh danh là bậc thầy đánh chiêng. Năm 15 tuổi ông đã thuộc lòng và đánh thuần thục các bài chiêng. Ông luôn tâm niệm cồng chiêng là nét văn hoá truyền thống bao đời của ông cha để lại và không thể thiếu trong đời sống của người đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Bahnar nói riêng. Chính vì vậy, nhiều năm qua ông đã cùng với các nghệ nhân đánh chiêng trong làng tích cực góp sức mình vào việc giữ gìn văn hóa quý báu của người Bahnar.

Những người
Đội chiêng nữ do Nghệ nhân Đinh Bi truyền dạy đã biết đánh nhiều bài chiêng truyền thống

Bà Đinh Thị Lăm cùng làng chia sẻ, ngày trước đàn bà chỉ múa xoang thôi, nhưng hiện nay có rất nhiều làng có phụ nữ ở các làng đồng bào dân tộc thiểu số khác cũng đã biết đánh chiêng. Nhận thấy điều này, tôi cùng với các chị em nhờ nghệ nhân Đinh Bi dạy. Hơn một tháng nay, được nghệ nhân chỉ dạy, chị em trong làng đã biết đánh nhiều bài chiêng truyền thống của dân tộc mình.

Nghệ nhân Đinh Bi cho rằng, văn hóa truyền thống càng được nhiều người học, gìn giữ là điều đáng mừng. Bởi vì hiện nay cùng với sự đi lên của xã hội hiện đại, nhiều làng đồng bào dân tộc thiểu số đã không còn gìn giữ được các nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình.

Với tài năng và sự cống hiến của mình, nghệ nhân Đinh Bi vinh dự là một trong mười nghệ nhân của tỉnh Gia Lai được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú đợt thứ 3/2022 vì đã có nhiều cống hiến xuất sắc trong sự nghiệp gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.

“Bảo vật quý” giữ hồn văn hóa Bahnar

Ở tuổi 65, Nghệ nhân ưu tú A Biu ở làng Plei Klech, xã Ngọc Bay (TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) được coi là “bảo vật quý” trong lĩnh vực bảo tồn văn hóa dân tộc truyền thống của người Bahnar. Ông không chỉ đam mê sưu tầm những bộ chiêng cổ, quý mà trong ông luôn đau đáu suy nghĩ làm thế nào để thế hệ trẻ tiếp nối ngon lửa đam mê, giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Những người
Nghệ nhân ưu tú A Biu am hiểu, chơi được nhiều loại nhạc cụ dân tộc truyền thống

Trò chuyện với chúng tôi, nghệ nhân ưu tú A Biu kể, cha ông là một nghệ nhân chơi cồng chiêng giỏi, từ nhỏ ông đã được đi theo cha xem biểu diễn cồng chiêng ở các lễ hội, dần dà ông đam mê cồng chiêng lúc nào không hay. Mỗi lần cha đi vắng, ông đều lấy bộ chiêng của cha ra lén tập đánh.

Trải qua nhiều biến cố, ông cố gắng học và tốt nghiệp ngành sư phạm, trở về công tác trong ngành giáo dục từ năm 1975 đến 1986 thì về nghỉ do sức khỏe yếu. Ông tiếp tục công tác ở ban ngành đoàn thể ở xã Ngọc Bay đến năm 2003 thì chính thức nghỉ hẳn công tác nhà nước. Trong khoảng thời gian này, ông bỏ công đi khắp các tỉnh Tây Nguyên để sưu tầm chiêng quý, cứ nghe tin chỗ nào có người bán chiêng là ông có mặt.

“Những nhạc cụ như cồng, chiêng đối với người Tây Nguyên rất quý báu, không như các vật dụng khác vì nó là bản sắc, mang trong mình âm thanh linh thiêng của dân tộc” – Nghệ nhân A Biu tâm sự.

Đến nay, nghệ nhân ưu tú A Biu đã sưu tầm được 12 bộ chiêng, ông đã bán 5 bộ cho các huyện và Sở Văn hoá-Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum, gia đình ông đang lưu giữ 7 bộ.

Bộ chiêng quý nhất được ông lưu giữ có tên Klang Brông (còn được gọi là chiêng Đại Bàng) gồm 12 lá, chiêng cái (chiêng mẹ) được gò đồng với vân nổi khắc trên mặt chiêng giống cánh chim đại bàng. Đây là một trong “tứ đại kỳ chiêng” vô cùng quý giá. Ngoài ra, ông còn sưu tầm được bộ chiêng quý Bom Par cổ, có giá trị vài trăm triệu đồng.

Những người
Những giấy khen, bằng khen ghi nhận những đóng góp của nghệ nhân ưu tú A Biu

Lo sợ các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc bị mai một, từ nhiều năm nay, nghệ nhân ưu tú A Biu đi đến các thôn, làng, tới các trường học để truyền dạy cồng chiêng. Ông đã thành lập được đội cồng chiêng - múa Xoang cho các học sinh ở trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn xã Ngọc Bay. Đội cồng chiêng “nhí” của ông tham gia biểu diễn trong dịp lễ hội, tết cổ truyền của dân tộc, các sự kiện văn hóa do xã, thành phố, tỉnh và Trung ương tổ chức.

Năm 2019, ông là 1 trong 3 nghệ nhân được Trường Đại học Tây Nguyên ở Đắk Lắk mời tham gia lớp truyền dạy diễn tấu cho học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số tại trường.

Dù sức khỏe đã yếu đi nhưng những người nghệ nhân như ông Đinh Bi (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) và ông A Biu (TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) vẫn sẽ vẹn nguyên đam mê, miệt mài với công tác bảo tồn, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Bahnar. Bởi với họ, "giữ hồn" dân tộc, đó không chỉ là vì tình yêu, tâm huyết mà còn là trách nhiệm với cộng đồng dân tộc mình, với xã hội và những thế hệ đi sau.

Phúc Lâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Gia Lai

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ phát huy vai trò là những “cánh chim đầu đàn” trong cộng đồng dân tộc.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Tỉnh Lạng Sơn xác định, đào tạo nghề là một trong những giải pháp căn cơ giúp người nghèo có việc làm, thu nhập, sinh kế bền vững.
Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Đoàn nghệ nhân, diễn viên Bắc Giang giành 2 giải A, 4 giải B, 1 giải C và được tặng Bằng khen tại liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đã có nhiều thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số...
Bài 2: Động lực

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Từ tỉnh nghèo nhất cả nước, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã đoàn kết, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.
Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Chuỗi quyết sách mới liên quan đến công tác dân tộc của Quốc hội đã giúp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi “vươn mình” bước vào kỷ nguyên mới.
Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Sáng 15/11, UBND TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024.
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Lai Châu lần thứ IV năm 2024 gắn với mục tiêu quan trọng trong giai đoạn tới.
Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn…
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên kiện toàn, nâng cao chất lượng cán bộ thực thi Chương trình 1719.
Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Những năm gần đây, Tuyên Quang huy động nhiều nguồn lực, đầu tư, hỗ trợ đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khiến bộ mặt thôn, bản có nhiều đổi thay.
Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, với nhiều lợi thế phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Nghề đan lát là nét đẹp truyền thống của người Hà Lăng ở Kon Tum, từ nguyên liệu vô cùng đơn giản, qua bàn tay khéo léo đã biến thành những sản phẩm để đời.
Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lạng Sơn đã và đang mang lại nhiều kết quả tích cực
Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống là dịp tôn vinh những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Bahnar ở Gia Lai còn lưu giữ những nét đẹp văn hóa dân tộc.
Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Sau 2 ngày làm việc tập trung, nghiêm túc, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn lần thứ IV - năm 2024 đã thành công tốt đẹp.
Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Là huyện miền núi nghèo của tỉnh Sơn La, Quỳnh Nhai luôn chú trọng đầu tư hệ thống chợ để đạt tiêu chí nông thôn mới, cải thiện đời sống người dân.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động