Lễ cúng bến nước: Lan toả thông điệp bảo vệ môi trường của dân tộc Ba Na

Lễ cúng bến nước của đồng bào dân tộc Ba Na ngoài ý nghĩa tâm linh, còn truyền đi thông điệp giáo dục các buôn làng có trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Lễ cấp sắc: Tạo giá trị vật chất, tinh thần cho người Dao Lễ cấp sắc - Nghi lễ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn

Lễ cúng bến nước là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Ba Na từ xưa tới nay. Hàng năm lễ cúng đều tổ chức một lần, nhưng có thể vài năm mới tổ chức một lần tùy theo điều kiện kinh tế của chủ bến nước, buôn làng. Sau khi mùa màng kết thúc, chuẩn bị bước vào vụ trồng trọt mới, các buôn làng tổ chức lễ cúng thần nước, vị thần linh thiêng bậc nhất miền đất Tây Nguyên đã cho mưa thuận gió hòa, sự sống.

Lễ cúng bến nước: Lan toả thông điệp bảo vệ môi trường của dân tộc Ba Na
Đồng bào Ba Na tổ chức lễ cúng thần nước, vị thần linh thiêng bậc nhất miền đất Tây Nguyên
Lễ cúng bến nước: Lan toả thông điệp bảo vệ môi trường của dân tộc Ba Na
Nguồn nước được đồng bào Ba Na xem là báu vật của cộng đồng

Thầy cúng Đinh Ơng, dân tộc Ba Na cho biết: Lễ cúng bến nước của đồng bào các dân tộc vùng Tây Nguyên nói chung và đồng bào dân tộc Ba Na nói riêng thường vào tháng 3 dương lịch với ý nghĩa cầu cho dân làng có được khỏe mạnh, ấm no, hạnh phúc và sản xuất đều đạt được sản lượng cao trong các vụ mùa, nguồn nước trong lành để sử dụng. Lễ cúng bến nước ngoài ý nghĩa tâm linh, lễ cúng bến nước còn truyền đi thông điệp giáo dục các buôn làng có trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ rừng, đất đai và nguồn nước, bởi từ xa xưa nguồn nước được xem là báu vật của cộng đồng.

Lễ cúng bến nước: Lan toả thông điệp bảo vệ môi trường của dân tộc Ba Na
Già làng, chủ bến nước họp bàn với dân làng phân công nhiệm vụ
Lễ cúng bến nước: Lan toả thông điệp bảo vệ môi trường của dân tộc Ba Na
Chuẩn bị lễ vật cho lễ cúng tổ tiên và cúng bến nước

Để chuẩn bị lễ cúng, già làng, chủ bến nước họp bàn với dân làng phân công thanh niên làm vệ sinh khu vực bến nước, sửa đường vào bến nước. Còn phụ nữ thì dọn dẹp nhà cửa, đường xá vào buôn. Người dân trong buôn tùy điều kiện có thể đóng góp công sức, vật chất, tham gia nấu rượu cần, tập luyện đánh chiêng, chuẩn bị lễ vật cúng.

Lễ cúng bến nước: Lan toả thông điệp bảo vệ môi trường của dân tộc Ba Na
Thầy cúng thực hiện nghi lễ cúng tổ tiên

Lễ cúng bến nước diễn ra gồm hai phần, phần mở đầu là cúng xin phép tổ tiên gia chủ tại cổng chính dẫn vào nhà. Lễ vật gồm 1 quả trứng, nước cốt rượu, thuốc lá (lá khô của cây thuốc lá) đặt vào phễu cuốn từ lá chuối.

Lễ vật đã chuẩn bị xong, thầy cúng thực hiện nghi thức cúng xin phép tổ tiên. Lời cầu khấn được lặp đi lặp lại 3 lần như sau: "Ơ các vị tổ tiên, xin thỉnh mời chư vị tổ tiên về đây dự lễ cúng bến nước của dân làng. Ơ các vị tổ tiên, hôm nay gia chủ và dân làng xin phép tổ chức lễ cúng trả ơn thần nguồn nước đã cung cấp nguồn nước nuôi sống dân làng, nuôi sống cây trồng trên rẫy, nuôi sống gia súc trong chuồng".

Lễ cúng bến nước: Lan toả thông điệp bảo vệ môi trường của dân tộc Ba Na
Thầy cúng sẽ lấy bầu nước đầu tiên từ nguồn nước để làm nghi thức
Lễ cúng bến nước: Lan toả thông điệp bảo vệ môi trường của dân tộc Ba Na
Nghi thức lễ cúng bến nước

Sau khi thực hiện nghi thức cầu khấn xin phép tổ tiên, thầy cúng cùng dân làng di chuyển đến đầu nguồn nước để thực hiện nghi thức cúng bến nước theo truyền thống. Lễ vật cúng gồm có: 1 thủ lợn, miếng thịt nướng, màng mỡ, 2 bình rượu cần, 2 con gà. Tất cả lễ vật được đặt trên một cây nêu cúng và 4 bầu nước, 1 bát đồng đặt trên một phên tre.

Sau khi kiểm tra lễ vật, dân làng ổn định vị trí, thầy cúng bắt đầu nghi thức cúng: "Ơ Yàng. Ơ Yàng nước, Yàng sông, Yàng suối, hôm nay dân làng thành tâm tổ chức lễ cúng cảm ơn Yàng đã ban cho dân làng nguồn nước để nuôi sống con người và gia súc, cho cây cối trên rẫy ngoài vườn tốt tươi trĩu bông nặng hạt. Xin thỉnh mời các Yàng về đây chứng giám cho lòng thành của gia chủ và buôn làng. Ơ Yàng. Dân làng xin dâng lên chư vị thịt heo thịt gà và chóe rượu cần thơm ngon, xin mời chư vị thưởng thức. Cầu xin các vị phù hộ cho dân làng, ban cho dân làng nguồn nước dồi dào, ban cho dân làng sức khỏe, ấm no và mùa màng tươi tốt bội thu...".

Lễ cúng bến nước: Lan toả thông điệp bảo vệ môi trường của dân tộc Ba Na
Đồng bào uống những bát nước trong mát lấy từ nguồn nước Yàng đã ban cho

Khi nghi thức cầu khấn cúng bến nước được các Yàng chấp thuận, thầy cúng sẽ lấy bầu nước đầu tiên từ nguồn nước để làm nghi thức "phê lép" tức thọ lộc. Sau đó mời bà con dân làng cùng uống những bát nước trong mát lấy từ chính nguồn nước Yàng đã ban cho.

Lễ cúng bến nước: Lan toả thông điệp bảo vệ môi trường của dân tộc Ba Na
Lễ cúng bến nước cũng là dịp để đồng bào gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm

Thông qua lễ cúng bến nước cũng là dịp để đồng bào gặp gỡ giao lưu trao đổi kinh nghiệm làm ăn, đồng thời chung tay bảo vệ môi trường, giữ gìn cho nguồn nước luôn trong sạch.

Lễ cúng bến nước: Lan toả thông điệp bảo vệ môi trường của dân tộc Ba Na
Lễ cúng bến nước: Lan toả thông điệp bảo vệ môi trường của dân tộc Ba Na
Diễn tấu cồng chiêng, hòa mình vào vòng xoang mừng cho lễ cúng bến nước

Kết thúc nghi lễ, cả buôn làng tập trung tại sân hội cùng diễn tấu cồng chiêng và hòa mình vào vòng xoang rộn rã thấm đượm tình đoàn kết, mừng cho lễ cúng bến nước của buôn làng đã thành công tốt đẹp.

Phạm Tiệp-Việt Hải
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: lễ cúng bên nước

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ phát huy vai trò là những “cánh chim đầu đàn” trong cộng đồng dân tộc.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Tỉnh Lạng Sơn xác định, đào tạo nghề là một trong những giải pháp căn cơ giúp người nghèo có việc làm, thu nhập, sinh kế bền vững.
Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Đoàn nghệ nhân, diễn viên Bắc Giang giành 2 giải A, 4 giải B, 1 giải C và được tặng Bằng khen tại liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đã có nhiều thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số...
Bài 2: Động lực

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Từ tỉnh nghèo nhất cả nước, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã đoàn kết, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.
Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Chuỗi quyết sách mới liên quan đến công tác dân tộc của Quốc hội đã giúp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi “vươn mình” bước vào kỷ nguyên mới.
Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Sáng 15/11, UBND TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024.
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Lai Châu lần thứ IV năm 2024 gắn với mục tiêu quan trọng trong giai đoạn tới.
Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn…
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên kiện toàn, nâng cao chất lượng cán bộ thực thi Chương trình 1719.
Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Những năm gần đây, Tuyên Quang huy động nhiều nguồn lực, đầu tư, hỗ trợ đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khiến bộ mặt thôn, bản có nhiều đổi thay.
Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, với nhiều lợi thế phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Nghề đan lát là nét đẹp truyền thống của người Hà Lăng ở Kon Tum, từ nguyên liệu vô cùng đơn giản, qua bàn tay khéo léo đã biến thành những sản phẩm để đời.
Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lạng Sơn đã và đang mang lại nhiều kết quả tích cực
Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống là dịp tôn vinh những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Bahnar ở Gia Lai còn lưu giữ những nét đẹp văn hóa dân tộc.
Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Sau 2 ngày làm việc tập trung, nghiêm túc, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn lần thứ IV - năm 2024 đã thành công tốt đẹp.
Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Là huyện miền núi nghèo của tỉnh Sơn La, Quỳnh Nhai luôn chú trọng đầu tư hệ thống chợ để đạt tiêu chí nông thôn mới, cải thiện đời sống người dân.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động