Thứ bảy 10/05/2025 15:49

Lễ cấp sắc: Tạo giá trị vật chất, tinh thần cho người Dao

Lễ cấp sắc là nghi lễ quan trọng, công nhận sự trưởng thành của đàn ông, tạo ra những giá trị về vật chất, tinh thần của người Dao Quần Chẹt.

Lễ cấp sắc người DaoQuần Chẹt không chỉ là công việc trọng đại đối với cuộc đời người nam giới, của gia đình mà còn là công việc chung của cả dòng họ, cộng đồng. Trong lễ cấp sắc luôn có sự tham gia, giúp đỡ của các thành viên trong cộng đồng, từ việc chuẩn bị đồ lễ, sắm sửa lễ vật, tham gia vào thực hành các nghi lễ. Các hoạt động trong lễ cúng, đặc biệt là thực hành các nghi lễ đều phải làm theo phong tục tập quán truyền thống, trước sự giám sát của các thần linh, của các thầy cúng và các dòng họ khác trong cộng đồng.

Chuẩn bị lễ vật để thực hành nghi lễ
Lễ cấp sắc là việc trọng đại đối với nam giới người Dao Quần Chẹt

Người Dao Quần Chẹt quan niệm rằng, có trải qua lễ cấp sắc mới có tâm, có đức để phân biệt phải trái, mới được công nhận là con cháu Bàn Vương, để lúc sống có đủ tư cách thờ cúng tổ tiên và khi chết thì hồn được đoàn tụ với tổ tiên, không phải chịu kiếp đọa đày ở âm phủ.

Nghi thức thụ lễ trong lễ cấp sắc

Lễ cấp sắc đã tạo ra những giá trị về vật chất, tinh thần mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của người Dao Quần Chẹt. Trong đó, về giá trị vật chất là hệ thống các đạo cụ, đồ vật, đồ dùng, như: Trống, chiêng, sáo, tranh ảnh, giấy, trang phục của các thầy cúng, các món ăn đều là những sản phẩm không chỉ có giá trị về mặt kinh tế mà còn mang đậm giá trị văn hóa được gia đình, cộng đồng gìn giữ. Về mặt tinh thần, lễ cấp sắc có ý nghĩa rất lớn trong đời sống sinh hoạt văn hóa của người Dao Quần Chẹt. Trước hết đối với người trực tiếp được thụ hưởng lễ cấp sắc đó là người nam giới.

Lễ cấp sắc tạo giá trị vật chất, tinh thần cho người Dao

Với đồng bào người Dao Quần Chẹt, nam giới sau khi được cấp sắc mới là người đàn ông trưởng thành, được cộng đồng tôn trọng. Người đã qua lễ cấp sắc thì dù trẻ vẫn được coi là người lớn tuổi, được ngồi với các già làng để bàn bạc những công việc hệ trọng của làng, được tham gia cúng bái hoặc giúp việc cho các thầy cúng trong các cuộc cúng lễ của tư gia cũng như của cộng đồng.

Khi được cấp sắc mới là người đàn ông trưởng thành
Điệu múa cổ trong lễ cấp sắc

Về mặt tâm linh, sau khi làm lễ cấp sắc, người nam giới được thầy cúng đặt cho tên âm, được tổ tiên và các vị thần chứng giám, sau này khi qua đời linh hồn sẽ được nhập vào tổ tiên. Đồng thời, sau khi được làm lễ cấp sắc, người nam giới đã được thầy pháp sư truyền cho âm binh, phép thuật để bảo vệ cơ thể, đi đâu, làm gì họ cũng tin tưởng, vững vàng hơn và đặc biệt là họ có thể trở thành thầy cúng để giúp đỡ cộng đồng.

Lễ cấp sắc là sự tổng hợp các loại hình nghệ thuật

Lễ cấp sắc của người Dao Quần Chẹt là sự tổng hợp các loại hình nghệ thuật, diễn xướng dân gian như: Nghệ thuật sử dụng ngôn từ, nghệ thuật trình diễn qua các bài múa nghi lễ, bài hát; nghệ thuật trang trí ban thờ, trang trí trên trang phục của các thầy cúng; âm nhạc dân gian... đều mang đậm nét văn hóa truyền thống của người Dao Quần Chẹt.​

Phạm Tiệp

Tin cùng chuyên mục

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao