Lễ cấp sắc - Nghi lễ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn
Đời sống vùng miền 07/02/2023 15:25 Theo dõi Congthuong.vn trên
Nghi lễ cấp sắc (hành nghề thầy cúng) của dân tộc Pà Thẻn đã có từ xa xưa. Với người Pà Thẻn, lễ cấp sắc không phải là khẳng định sự trưởng thành của người đàn ông, mà là thể hiện sự công nhận được phép thực hiện các nghi lễ tín ngưỡng, được thần thánh phù hộ và được làm thầy cúng trong các nghi lễ cúng thần thánh, cúng tổ tiên... Vì vậy, mà chỉ có người đàn ông làm thầy cúng mới được cấp sắc.
![]() |
Lễ cấp sắc, nghi lễ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn |
![]() |
![]() |
Chuẩn bị lễ vật trong lễ cúng cấp sắc của dân tộc Pà Thẻn |
Người đàn ông Pà Thẻn muốn được làm lễ cấp sắc, làm nghề thầy cúng thì phải học cúng trong một thời gian dài, vì đây là điều kiện bắt buộc trước khi được thực hiện nghi lễ cấp sắc. Thời gian tổ chức lễ cấp sắc là theo thầy, người thầy tính đúng vào năm tốt, tháng tốt, ngày tốt… là báo cho gia đình chuẩn bị để làm lễ cấp sắc.
![]() |
Thực hiện nghi thức trong lễ cấp sắc |
Để tổ chức lễ cấp sắc, người được cấp sắc phải chuẩn bị 2 bộ quần áo đen, 1 bộ cho thầy cúng để tỏ lòng cảm ơn công dạy của thầy, 1 bộ cho người được cấp sắc và một số trang phục khác như: Khăn hoa, khăn đen cuốn đầu, vòng cổ, vòng tay, dây đeo chéo trắng, thắt lưng xanh để trang phục cho trò.
Thực hiện lễ thường có 1 thầy chính, 1 thầy phụ giúp thầy chính truyền nghề cho trò và 1 thầy xin cấp lộc cho trò. Gia đình người được cấp sắc phải chọn thêm người nữ biết nghề dệt thổ cẩm dân tộc tham gia và chuẩn bị tiền, rượu nếp, lợn, gà, gạo nếp, gạo tẻ để phục vụ cho lễ cấp sắc. Thầy cúng xin các thần linh, thổ công, thổ địa, tà ma, tạ lễ để báo cáo xin dấu, xin lộc cho học trò hành nghề cúng cứu người…
![]() |
Thầy cúng xin dấu, xin lộc cho học trò hành nghề cúng cứu người |
![]() |
Hóa vàng sau lễ cấp sắc |
Kết thúc lễ cấp sắc, thầy cúng phải thực hiện thêm hai lễ, đó là: Lễ trả ơn thần thánh và lễ cúng tổ tiên, bà mụ. Sau khi lễ cấp sắc kết thúc, người thụ lễ 12 ngày không được qua suối, leo đồi; 7 ngày không được ngủ chung cùng vợ, không được ăn các loại thịt; 4 ngày sau mới được tắm. Bảy ngày sau khi được cấp sắc, người được cấp sắc lại theo thầy đi làm lễ để tiếp tục học cúng.
![]() |
Lễ cấp sắc thể hiện những điều tốt đẹp và gắn kết cộng đồng |
Nghi lễ cấp sắc là lễ cúng to nhất của người Pà Thẻn là tập quán không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Pà Thẻn, thể hiện truyền thống tốt đẹp của ông cha về sự gắn kết cộng đồng, chia sẻ những điều tốt đẹp cho nhau.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc bộ: Cần tháo “nút thắt” nguồn nhân lực

Bàn giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc bộ

Lễ hội Pồôn Pôông là “hồn cốt” của người Mường

Thừa Thiên Huế: Khám, phát thuốc miễn phí cho bà con dân tộc thiểu số

Chưa qua lễ cúng trưởng thành, đàn ông Ê Đê chưa trưởng thành
Tin cùng chuyên mục

Hoà Bình: Hiệu quả từ việc quy hoạch chợ gắn với quy hoạch của địa phương

Hà Tĩnh: Kết nối cung cầu, tìm đầu ra cho sản phẩm của bà con miền núi, vùng dân tộc

Người có uy tín: “Cánh chim đầu đàn” ở các thôn, bản vùng sâu, vùng xa

Hoà Bình: Cần chính sách đầu tư đồng bộ, hỗ trợ đồng bào dân tộc thoát nghèo

Hòa Bình: Hơn 150 tác phẩm ảnh ghi lại vẻ đẹp, cuộc sống người dân tộc thiểu số

Quảng Ninh: Hiệu quả mô hình nuôi gà ứng dụng khoa học kỹ thuật của đồng bào dân tộc

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên sàn thương mại điện tử

Ước mơ trở thành nghệ sỹ múa của cô bé mồ côi dân tộc Mông Thò Thị Dính

Thái Nguyên: Đầu tư phát triển chợ để thúc đẩy giao thương

Kiên Giang: Đồng bào Khmer đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế

Hỗ trợ lương, thưởng cho người tốt nghiệp đại học về làm việc tại hợp tác xã

Trà Vinh: Tăng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi trên sàn thương mại điện tử

Hà Giang: Phát huy thế mạnh các sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc

Hà Giang: Phát triển sản phẩm bò vàng theo hướng hàng hóa

Nông dân, hợp tác xã đề xuất ‘cởi trói’ về vấn đề vốn, đất đai, thị trường

Lai Châu: Gìn giữ “lộc trời” nơi núi rừng biên cương

Định vị thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số
