Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai đang nỗ lực nâng giá trị cho sản phẩm cà phê đặc sản, từ đó giúp bà con dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Nông sản Gia Lai làm gì để vào thị trường Nhật Bản? Gia Lai mở lại cà phê doanh nhân: Hi vọng kết nối không đứt gẫy Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Tốt về chất, nhiều về lượng

Cà phê đặc sản (Fine Robusta) là dòng sản phẩm mang lại giá trị gia tăng cao, với giá bán cao gấp 1,5 - 2 lần so với cà phê nhân thông thường. Để đạt được chứng nhận cà phê đặc sản, sản phẩm phải trải qua các quy trình sản xuất nghiêm ngặt từ khâu canh tác, thu hái, sơ chế, rang xay đến bảo quản, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của Hiệp hội Cà phê Đặc sản Thế giới.

Cà phê đặc sản Gia Lai
Cà phê đặc sản Gia Lai được trồng với quy trình nghiêm ngặt. Ảnh: TTXVN

Tỉnh Gia Lai hiện sở hữu hơn 100.000 ha cà phê, trong đó 57.000 ha đã đạt các chứng nhận chất lượng quốc tế như 4C, UTZ, Rainforest, Organic. Đây là bước đi nền tảng, giúp cà phê Gia Lai khẳng định chất lượng, từng bước trở thành một tên tuổi trong thị trường cà phê đặc sản.

Và thực tế, Gia Lai đã đưa sản phẩm cà phê đặc sản thâm nhập thành công vào những thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ.

Bên cạnh thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp cho cây cà phê phát triển, để có tên trong bản đồ cà phê đặc sản thế giới doanh nghiệp, người dân Gia Lai đã rất nỗ lực ứng dụng công nghệ mới trong trồng, chế biến cà phê.

Số liệu thống kê cho thấy, Gia Lai đã hình thành được 34 chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm cà phê, tổng diện tích hơn 43.000 ha thông qua 26 doanh nghiệp và 8 hợp tác xã. Nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư công nghệ chế biến hiện đại để tăng sức cạnh tranh và gia tăng giá trị sản phẩm. Thay vì chỉ xuất khẩu cà phê nhân giá trị thấp, các công ty đi đầu như Tam Ba, Công ty CP Cà phê Việt Nam United, Hợp tác xã Lam Anh, Ngon Avatar… đã phát triển quy trình trồng, rang xay đạt chuẩn quốc tế, tạo ra những dòng cà phê đặc sản vượt trội.

Tại huyện Chư Prông, Công ty CP Cà phê Việt Nam United đang trở thành một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực cà phê đặc sản. Theo lãnh đạo Công ty CP Cà phê Việt Nam United, khách hàng quốc tế cần minh bạch từ vùng trồng đến khâu chế biến. Doanh nghiệp không chỉ làm cà phê, mà còn đào tạo nông dân, thay đổi tư duy canh tác từ chạy sản lượng sang chú trọng chất lượng.

Tương tự, Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Lam Anh (huyện Đăk Đoa) đang phát triển mô hình canh tác hữu cơ, thuận tự nhiên. Cà phê của hợp tác xã đã đạt OCOP 4 sao cấp tỉnh và có mặt tại nhiều thị trường.

Đa dạng kênh tiêu thụ

Độ nổi tiếng cũng như vị trí của cà phê đặc sản ngày nay có sự đóng góp rất lớn của các cấp, các ngành của Gia Lai. Theo Đề án Phát triển cà phê đặc sản Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, Gia Lai đặt mục tiêu đến năm 2030 phát triển diện tích cà phê Robusta lên khoảng 2.340 ha, tập trung tại 6 vùng chuyên canh cà phê đặc sản có quy mô lớn tại các huyện Đăk Đoa (720 ha), Ia Grai (900 ha) và Chư Prông (720 ha). Mục tiêu này nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu chất lượng tốt nhất phục vụ cho chế biến và tiêu thụ.

Cà phê đặc sản Gia Lai
Cà phê đặc sản Gia Lai với giá trị cao đang được ưa chuộng trên thị trường. Ảnh: TTXVN

Để hiện thực hóa mục tiêu này, tỉnh đã đề ra 7 nhóm nhiệm vụ và giải pháp, trong đó tập trung vào việc xác định chi tiết vùng trồng cà phê đặc sản; tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị và đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến. Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đang tập trung thực hiện là kiến tạo, kết nối các tác nhân tham gia chuỗi giá trị, lấy doanh nghiệp làm trung tâm trong xây dựng và phát triển chuỗi giá trị cà phê đặc sản của tỉnh.

Về phát triển thị trường trong nước, Sở Công Thương Gia Lai đã ban hành Kế hoạch số 24/KH-SCT thực hiện Đề án đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh năm 2025.

Theo đó, tỉnh sẽ hỗ trợ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tham gia giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông sản tại các hội chợ triển lãm thương mại, hội nghị kết nối giao thương, kết nối cung cầu tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, các tỉnh thành trên cả nước và các sự kiện tổ chức trong và ngoài tỉnh.

Đưa các sản phẩm nông sản, trong đó có cà phê vào tiêu thụ tại các siêu thị Co.opmart, Vinmart và một số siêu thị bán lẻ tại các tỉnh, thành phố. Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử nâng cao năng lực cạnh tranh, quảng bá hỗ trợ, xây dựng thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm.

Ngoài ra, Sở Công Thương sẽ thúc đẩy các mô hình liên kết tổ chức sản xuất, chế biến tiêu thụ nông sản vào các siêu thị trong và ngoài tỉnh để nâng cao năng lực cạnh tranh và tính thích ứng của hàng nông sản Gia Lai đối với nhu cầu và sự biến đổi của thị trường.

Với sự chung tay tích cực của các cấp chính quyền, doanh nghiệp, người dân trên địa bàn tỉnh, hy vọng cà phê đặc sản của Gia Lai ngày một tăng độ phủ trên thị trường trong và ngoài nước. Tiếp tục là sản phẩm giúp bà con dân tộc thiểu số của tỉnh thoát nghèo bền vững.

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Gia Lai

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Nhà ở bán trú và công trình phụ trợ cho các em học sinh Trường Tiểu học và THCS Chiềng Ân, tỉnh Sơn La với tổng kinh phí 1 tỷ đồng chính thức đi vào hoạt động.
Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Chợ miền núi không chỉ là nơi giao thương buôn bán, mà là không gian sinh hoạt văn hóa, bản sắc của các cộng đồng dân tộc thiểu số.
Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Từ lợi thế có nhiều cảnh quan thiên nhiên tráng lệ, đa dạng văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số, Cao Bằng đang biến du lịch thành lực đẩy phát triển kinh tế.
Chợ miền núi Bắc Kạn:

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Không chỉ là nơi mua bán, chợ miền núi ở Bắc Kạn là không gian văn hóa cộng đồng, nhưng việc thiếu vốn và khó hút đầu tư đang khiến nhiều chợ xuống cấp.
Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Logistics nông sản tại khu vực miền núi là mắt xích then chốt nhưng cũng là "nút thắt cổ chai" trên hành trình đưa nông sản Việt vươn ra thị trường rộng lớn.

Tin cùng chuyên mục

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Những sản phẩm đặc trưng như miến đao, quế hữu cơ, mật ong bạc hà, sâm khoai... được bà con dân tộc thiểu số đưa lên “chợ mạng” thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.
Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Đắk Lắk đang chủ động mở rộng đầu ra cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế bền vững.
Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Các địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã không ngừng nỗ lực thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, từng bước đưa diện mạo nông thôn chuyển mình.
Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Giờ đây những món ăn đặc trưng của vùng nông thôn không chỉ gói gọn trong bếp lửa gia đình mà còn lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền nhờ ứng dụng công nghệ số.
Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Làng Canh Tiến, xã Canh Liên - xã "vùng lõm" cuối cùng đã được cấp điện, đánh dấu mốc 100% hộ dân toàn tỉnh Bình Định được sử dụng điện lưới quốc gia.
Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2025 không chỉ là dịp hội tụ văn hóa, mà còn là cơ hội quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đặc sản của đồng bào dân tộc thiểu số.
Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Nông sản sạch không chỉ nâng cao thu nhập mà còn thay đổi tư duy cũ, mở lối đi bền vững cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Từ áp dụng công nghệ vào sản xuất đến việc mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm, phụ nữ nông thôn dần khẳng định vai trò quan trọng của cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Chính sách hỗ trợ thiết thực cùng quyết tâm của bà con dân tộc thiểu số ở miền núi đã và đang tạo nên những thương hiệu sản phẩm ngày một mạnh.
Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Tại HTX Chè Thịnh An không chỉ làm chè mà còn làm văn hóa. Không chỉ bán sản phẩm, mà xây dựng cả câu chuyện về vùng đất chè nổi tiếng của Việt Nam.
Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bằng nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, tỉnh Thái Nguyên đang từng bước tháo gỡ nút thắt “đầu ra” cho sản phẩm của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Ở nông thôn, những tủ sách nhỏ đang mở ra thế giới diệu kỳ cho trẻ em, văn hóa đọc dần bén rễ, nuôi dưỡng ước mơ và gieo mầm tri thức từ trang sách đầu đời.
Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Lễ cúng về nhà mới của người Hrê là phong tục lâu đời, nhằm tạ ơn thần linh, cầu mong ngôi nhà được chở che, gia chủ bình an, khỏe mạnh, cuộc sống no đủ.
Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Từ chợ truyền thống đến thương mại hiện đại, Bình Định đang dồn lực tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm đặc trưng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào thiểu số không thể thiếu vai trò của người cao tuổi - người hiểu đất, quý làng, canh cánh với chuyện phát triển kinh tế.
Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Với kết quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia, các chợ vùng sâu Gia Lai không chỉ khơi thông dòng chảy hàng hóa mà còn mở lối sinh kế bền vững cho người dân.
Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ việc đầu tư mạng lưới chợ dân sinh đến hỗ trợ quảng bá sản phẩm địa phương, Bắc Giang đang từng bước tạo đòn bẩy cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam đần trở thành sinh kế thoát nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số, mở ra cơ hội phát triển công nghiệp chế biến dược liệu quy mô lớn.
VCAMart:

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

Từ bản làng tới bàn ăn thành thị, VCAMart đang mở đường cho nông sản đồng bào dân tộc thiểu số miền núi “bắt sóng” số hóa, gia nhập sân chơi thương mại điện tử.
‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp từ chính sách đến hành động nhằm tạo dựng thị trường cho nông sản vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Mobile VerionPhiên bản di động