Thứ sáu 22/11/2024 09:24

Huyện Quản Bạ (Hà Giang): Hỗ trợ phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng hàng hóa

Các điều kiện tự nhiên và xã hội của huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang khá thuận lợi cho việc phát triển các sản phẩm OCOP.

Quản Bạ là một trong 4 huyện thuộc vùng cao nguyên đá (gồm Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ) và là huyện nghèo của Hà Giang được thụ hưởng các chính sách theo Nghị quyết 30a của Chính phủ.

Người dân xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ thu hoạch thảo quả

Các điều kiện tự nhiên và xã hội của huyện khá thuận lợi cho phát triển các sản phẩm OCOP. Huyện Quản Bạ đã xác định: Phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng hàng hóa là nền tảng quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xóa đói giảm nghèo bền vững.

Từ mục tiêu đó, Quản Bạ đã đề ra các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích các hợp tác xã, các doanh nghiệp và người dân đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng hàng hoá bằng việc hỗ trợ lãi suất cho các hộ và nhóm hộ gia đình, các chủ thể sản xuất ra sản phẩm OCOP để đầu tư mua sắm máy móc, dây truyền sản xuất và mời các chuyên gia tập huấn kỹ thuật…. Từ những chủ trương đó, chương trình phát triển OCOP theo hướng hàng hoá trên địa bàn huyện Quản Bạ ngày càng được mở rộng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Có thể kể một số sản phẩm OCOP đặc thù của huyện Quản Bạ đạt tiêu chuẩn từ 3 đến 4 sao cấp tỉnh như: Vải lanh của đồng bào dân tộc Mông, thảo quả, thịt bò Vàng, hồng không hạt xã Nghĩa Thuận, rượu Lùng Tám, các sản phẩm từ cây dược liệu, rượu Thanh Vân…

Từ cơ chế chính sách hỗ trợ của huyện cùng với sự đầu tư hỗ trợ của tỉnh và của Chính phủ đối với huyện nghèo thông qua các cơ chế chính sách, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương đã khuyến khích người dân và các cơ sở sản xuất đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng hàng hoá.

Nhằm đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP các cơ sở sản xuất ra sản phẩm của huyện Quản Bạ đã đầu tư dây truyền sản xuất, khoa học kỹ thuật… nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm. Từ đó đã tạo ra việc làm góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ dân trực tiếp làm ra sản phẩm.

Hồng không hạt xã Nghĩa Thuận, sản phẩm OCOP đặc thù của huyện Quản Bạ

Cũng nhờ có các chính sách hỗ trợ của huyện đã giúp người dân Quản Bạ hình thành nên nhiều cơ sở sản xuất ra sản phẩm OCOP theo hướng hàng hoá như các cơ sở dệt vải lanh của đồng bào dân tộc Mông ở xã Lùng Tám, mở rộng diện tích cây thảo quả và hồng không hạt, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò vàng theo hướng hàng hóa…

Vì vậy, có thể khẳng định: Chương trình hỗ trợ người dân, các hợp tác xã và doanh nghiệp phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng hàng hoá trên địa bàn huyện Quản Bạ trong những năm qua đã mang lại hiệu quả thiết thực. Tạo nguồn thu nhập cao và ổn định cho người dân. Bên cạnh đó, chương trình OCOP của huyện Quản Bạ đã khai thác được những tiềm năng và thế mạnh của địa phương, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho các hộ dân trực tiếp làm ra sản phẩm.

Ông Hạng Dương Thành - Chủ tịch UBND huyện Quản Bạ cho biết: Trong những năm qua, chương trình OCOP của huyện đã được hỗ trợ từ các chính sách của tỉnh và của Trung ương thông qua các chương trình, dự án thuộc Nghị quyết 30a. Nhờ đó, huyện đã đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng hàng hóa. Trong những năm qua, Chương trình OCOP đã góp phần nâng cao thu nhập, thúc đẩy quá trình xóa đói giảm nghèo. Nhằm phát huy những kết quả đạt được, huyện sẽ tiếp tục có các chính sách hỗ trợ người dân, các hợp tác xã và các doanh nghiệp mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP.

Từ thực tiễn có thể khẳng định: Chương trình hỗ trợ phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng hàng hoá trên địa bàn huyện Quản Bạ là một định hướng phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần quan trọng trong công cuộc xoá đói giảm nghèo đối với người dân của huyện trong giai đoạn trước mắt và lâu dài.

Phạm Văn Phú
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Tin cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc