Chủ nhật 11/05/2025 12:11

Vụ 10.000 chai nước hoa nghi nhập lậu: Phan Thủy Tiên lên tiếng

TikToker Phan Thủy Tiên lên tiếng vụ nước hoa và cam kết tất cả các chai nước hoa cô bán ra thị trường hoàn toàn không phải là hàng giả, hàng nhái.

TikToker Phan Thủy Tiên khẳng định không bán hàng giả, hàng nhái

Liên quan đến vụ việc lực lượng Quản lý thị trường tạm giữ hơn 10.000 chai nước hoa có dấu hiệu nhập lậu, tối ngày 26/10, trên trang TikTok cá nhân của mình, Phan Thủy Tiên chia sẻ: “Khi mà đối tác họ gửi nước hoa tới thì Thủy Tiên kiểm tra rất kỹ về hương thơm, độ lưu hương, khách đánh giá năm sao thì Thủy Tiên mới quyết định quảng bá. Hiện tại trong suốt ba tuần vừa qua thì Thủy Tiên cũng đã xem lại toàn bộ quy trình trong khâu bán hàng để yêu cầu tất cả các đối tác khi họ thuê quảng bá, livetrym, affiliate (bán hàng liên kết) thì yêu cầu phải có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp lệ. Vụ việc lần này thực sự là một bài học lớn cho Thủy Tiên và Thủy Tiên xin được cam kết tất cả các chai nước hoa bán ra thị trường hoàn toàn không phải là hàng nhái, không phải là hàng giả bởi Thủy Tiên luôn đặt lợi ích và sự an toàn của khách hàng lên hàng đầu”.

Trước đó, thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, chiều 3/10, Tổ Thương mại điện tử thuộc Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường đã đột xuất kiểm tra kho hàng tại tầng 1, CT3, Tòa nhà Eco Green, số 286 đường Nguyễn Xiển, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Tại đây, lực lượng chức năng đã tiến hành tạm giữ hơn 10.000 chai nước hoa các nhãn hiệu như True Love, First Love, Mon Paris, Maiden, Karri… Trên sản phẩm hiển thị ngôn ngữ nước ngoài, tuy nhiên không có nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định. Cơ quan chức năng cho biết hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu.

Lực lượng Quản lý thị trường đã thu giữ trên 10.000 sản phẩm nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu.

Được biết kho hàng này thuộc sở hữu của Công ty cổ phần Tập đoàn Zenpali đã hoạt động từ năm 2018. Trên website công ty, ông Lê Diên Hạnh được giới thiệu là Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty còn bà Phan Thủy Tiên là Phó chủ tịch Hội đồng quản trị.

Sản phẩm trong lô hàng nghi nhập lậu này được hot TikToker Phan Thủy Tiên thường xuyên livestream bán trên sàn thương mại điện tử TikTok Shop, chốt hàng trăm đơn mỗi ngày.

Livestream bán hàng giả trên mạng có thể bị xử lý hình sự

Hàng giả, hàng lậu bán trên các trang mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, /chu-de/livestream.topic bán hàng trên Tiktok Shop không phải là việc hi hữu. Thời gian qua, việc một số cá nhân tận dụng trang cá nhân để livestream (phát trực tiếp) bán hàng giả, hàng nhái hàng kém chất lượng với số lượng lớn diễn ra khá phổ biến.

Chỉ cần vào Facebook, Tiktok, người dùng dễ dàng theo dõi các buổi livestream bán hàng từ giày dép, quần áo, túi xách, mỹ phẩm đến thực phẩm chức năng, trong đó không ít người bán là các hot girl.

Nhiều shop chuyên kinh doanh trên mạng xã hội khi livestream bán hàng luôn quảng cáo là hàng xịn nhập khẩu từ nước ngoài nhưng thực tế là sản phẩm giả, nhái, hàng kém chất lượng.

Theo quy định, người bán hàng vi phạm, tùy tính chất và mức độ vi phạm mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 17/2022/NĐ-CP với số tiền từ 10-20 triệu đồng/hành vi. Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, cá nhân vi phạm có thể bị xử lý hình sự về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Điều 192 BLHS 2015.

Mặc dù chế tài đã có song việc xử lý đối với những cá nhân livestream bán hàng giả nhái trên mạng xã hội không đơn giản do hàng hóa kinh doanh online chủ yếu là mỹ phẩm, quần áo, giày dép, thực phẩm khô. Ngoài ra, với bán hàng online, lực lượng chức năng khó xác định địa điểm mua bán, thời điểm giao kết hợp đồng và chứng cứ cũng dễ dàng bị thay đổi.

Mặt khác, thương mại điện tử không cố định một nơi, mà ở nhiều quốc gia, xuyên biên giới; hàng hóa phân tán… Không ít đối tượng mở gian hàng, giảm giá, khuyến mại để bán nhiều loại hàng lậu, hàng giả, khi hết chương trình, gian hàng cũng biến mất. Một số sàn thương mại điện tử chưa chặt chẽ ở khâu kiểm soát, xác minh các loại sản phẩm, hàng hóa, bỏ lọt nhiều loại hàng giả, hàng nhái…

Tuấn Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

Cách quản lý, kinh doanh ‘lạ’ tại khu du lịch biển Bãi Đông

Quản lý thị trường sẽ kiểm tra ô tô 'Phụ kiện MAX' bán hàng trôi nổi

Cafe Mai nói gì về phản ánh ‘mắng mỏ’ khách hàng?

Nhà xưởng quy mô lớn trên đất cây xanh KCN Thạch Thất - Quốc Oai

Phụ kiện MAX: Dùng xe hết đăng kiểm bán hàng trôi nổi

Nấm độc núp bóng review, phá hoại thị trường - Bài 1: Những 'ông vua', 'bà chúa' không ngai trên mạng

Loạn quảng cáo lố của loạt trang ‘lang y online’ Nguyễn Bá Nho

Sau vụ sữa giả: Cơ quan chức năng siết chặt hoạt động

Choáng với quảng cáo King Fucoidan & Agaricus điều trị 33 loại ung thư

Sau vụ sữa giả: Zentrum đóng website, âm thầm gỡ bỏ video quảng cáo

Thanh Hương quảng cáo 'thần thánh hóa' men sống Bạch Mai Pro

Đoàn Di Băng quảng cáo, giới thiệu mỹ phẩm như thuốc chữa bệnh

Đoàn Di Băng bị tố 'thổi phồng' công dụng dung dịch vệ sinh Hanayuki

PQA Nhuận Tràng: Thực phẩm chức năng đội lốt bài thuốc

Loạt trung tâm đăng kiểm bị tố vòi vĩnh, nhũng nhiễu

Báo Công Thương liên tiếp nhận được phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo sản phẩm sai sự thật

Hộp thư bạn đọc ngày 19/4: Phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo lố; sản phẩm cai thuốc lá mập mờ nguồn gốc

Tra cứu thông tin thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở đâu?

Quản lý thị trường chỉ ra 3 khó khăn trong kiểm tra, xử lý thực phẩm vi phạm

Ký túc xá Mỹ Đình thiếu minh bạch, đẩy gánh nặng lên vai sinh viên nghèo?