Sau vụ sữa giả: Cơ quan chức năng siết chặt hoạt động

Sau vụ việc sữa giả gây rúng động, cơ quan chức năng đồng loạt siết chặt kiểm tra, xử lý sai phạm trong quảng cáo thực phẩm, đặc biệt trên nền tảng số.
Sau vụ sữa giả: Nhiều sản phẩm âm thầm rời khỏi thị trường Quản lý thị trường Đà Nẵng tăng cường kiểm soát mặt hàng sữa Sau vụ sữa giả: Cẩn trọng

Nghệ sĩ “nổ” quá đà, cơ quan chức năng vào cuộc

Sau vụ việc triệt phá đường dây sản xuất, tiêu thụ gần 600 sản phẩm sữa giả, trong đó có nhiều sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người bệnh, dư luận đặt ra nhiều lo ngại về tính minh bạch trong hoạt động quảng cáo thực phẩm. Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 40/CĐ-TTg ngày 17/4/2025, yêu cầu các bộ, ngành liên quan tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh toàn diện hoạt động quảng cáo sản phẩm thực phẩm và sữa.

Sữa Colos Infant biến mất khỏi website, dùng hình ảnh bác sĩ quảng cáo
Cơ quan chức năng siết chặt hoạt động quảng cáo trên nền tảng số. Ảnh chụp màn hình

Thực hiện chỉ đạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Văn bản số 1703/BVHTTDL-VHCSGĐTV, yêu cầu các đơn vị trực thuộc đẩy mạnh kiểm tra, xử lý các hành vi quảng cáo sai sự thật, phóng đại công dụng sản phẩm, đặc biệt trên các nền tảng phát thanh, truyền hình, báo điện tử, mạng xã hội và các ứng dụng trực tuyến.

Theo đó, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử sẽ chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Bộ Y tế kiểm tra hoạt động quảng cáo sản phẩm sữa và thực phẩm trên các phương tiện truyền thông. Những trường hợp vi phạm đã được cơ quan có thẩm quyền xác định sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng tiến hành rà soát các chương trình chuyên quảng cáo đã được cấp phép, đảm bảo nội dung quảng cáo đúng quy định, không gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.

Trong những năm gần đây, việc sử dụng hình ảnh nghệ sĩ nổi tiếng để quảng bá thực phẩm, sữa dinh dưỡng đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên, thực trạng nghệ sĩ, KOLs quảng cáo “quá đà” – sử dụng ngôn ngữ tuyệt đối hóa như "100 người dùng thì 100 người hiệu quả", "cam kết khỏi bệnh", "giảm đau ngay sau vài ngày" – đang khiến người tiêu dùng lầm tưởng đây là thuốc chữa bệnh, dẫn tới những kỳ vọng sai lệch và tiềm ẩn rủi ro sức khỏe nghiêm trọng.

Bộ Y tế “tuýt còi” bác sĩ quảng cáo sản phẩm sức khỏe

Mặc dù quy định pháp luật đã rõ ràng, nhưng tình trạng bác sĩ, dược sĩ và nhân viên y tế - thậm chí cả những người có học hàm, học vị cao như giáo sư, tiến sĩ - tham gia quảng cáo thực phẩm chức năng vẫn diễn ra phổ biến, thậm chí công khai trên nhiều nền tảng.

Sữa Colos Infant biến mất khỏi website, dùng hình ảnh bác sĩ quảng cáo

Theo quy định, Bác sĩ nghỉ hưu cũng không được quảng cáo thực phẩm. Ảnh chụp màn hình

Trước thực trạng đó, Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 2310/BYT-ATTP yêu cầu các đơn vị trực thuộc thông báo đến toàn bộ cán bộ, nhân viên y tế, kể cả người đã nghỉ hưu, tuyệt đối không tham gia quảng cáo thực phẩm chức năng. Bộ Y tế nhấn mạnh, theo khoản 2 Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh, tên tuổi bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế để quảng bá thực phẩm, nhằm tránh gây hiểu lầm sản phẩm có tác dụng điều trị bệnh.

Trong thực tế, không ít nghệ sĩ, thậm chí cả những người có học hàm, học vị như giáo sư, tiến sĩ, vẫn tham gia quảng cáo thực phẩm chức năng, sữa dinh dưỡng với lời giới thiệu dễ gây hiểu nhầm như "được chuyên gia khuyên dùng", "hỗ trợ điều trị bệnh", "tăng chiều cao vượt trội", trong khi chưa có bất kỳ xác nhận khoa học nào từ cơ quan chuyên môn.

Việc nhiều nghệ sĩ liên tục bị gọi tên trong các vụ quảng cáo sai sự thật, cùng với việc phát hiện các đường dây sản xuất, kinh doanh sữa giả, đã làm giảm lòng tin của người tiêu dùng, đồng thời đặt ra yêu cầu cấp bách phải siết chặt hơn công tác kiểm tra, giám sát hoạt động quảng cáo thực phẩm, đặc biệt trên các nền tảng mạng xã hội - nơi quảng cáo phát tán rộng, nhanh và khó kiểm soát.

Cơ quan chức năng nhấn mạnh, trách nhiệm quảng cáo không chỉ thuộc về doanh nghiệp sản xuất, đơn vị truyền thông, mà còn là nghĩa vụ đạo đức của nghệ sĩ, KOLs khi tham gia giới thiệu sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng.

Trong thời gian tới, các biện pháp kiểm tra, xử phạt dự kiến sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, tập trung vào những hành vi quảng cáo sai công dụng, quảng cáo thực phẩm như thuốc chữa bệnh, sử dụng hình ảnh người nổi tiếng, bác sĩ không đúng quy định. Người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính nặng, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây thiệt hại nghiêm trọng cho cộng đồng.
Anh Phong
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: quảng cáo sai quy định

Tin cùng chuyên mục

Choáng với quảng cáo King Fucoidan & Agaricus điều trị 33 loại ung thư

Choáng với quảng cáo King Fucoidan & Agaricus điều trị 33 loại ung thư

Sau vụ sữa giả: Zentrum đóng website, âm thầm gỡ bỏ video quảng cáo

Sau vụ sữa giả: Zentrum đóng website, âm thầm gỡ bỏ video quảng cáo

Thanh Hương quảng cáo

Thanh Hương quảng cáo 'thần thánh hóa' men sống Bạch Mai Pro

Đoàn Di Băng quảng cáo, giới thiệu mỹ phẩm như thuốc chữa bệnh

Đoàn Di Băng quảng cáo, giới thiệu mỹ phẩm như thuốc chữa bệnh

Đoàn Di Băng bị tố

Đoàn Di Băng bị tố 'thổi phồng' công dụng dung dịch vệ sinh Hanayuki

PQA Nhuận Tràng: Thực phẩm chức năng đội lốt bài thuốc

PQA Nhuận Tràng: Thực phẩm chức năng đội lốt bài thuốc

Loạt trung tâm đăng kiểm bị tố vòi vĩnh, nhũng nhiễu

Loạt trung tâm đăng kiểm bị tố vòi vĩnh, nhũng nhiễu

Báo Công Thương liên tiếp nhận được phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo sản phẩm sai sự thật

Báo Công Thương liên tiếp nhận được phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo sản phẩm sai sự thật

Hộp thư bạn đọc ngày 19/4: Phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo lố; sản phẩm cai thuốc lá mập mờ nguồn gốc

Hộp thư bạn đọc ngày 19/4: Phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo lố; sản phẩm cai thuốc lá mập mờ nguồn gốc

Tra cứu thông tin thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở đâu?

Tra cứu thông tin thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở đâu?

Quản lý thị trường chỉ ra 3 khó khăn trong kiểm tra, xử lý thực phẩm vi phạm

Quản lý thị trường chỉ ra 3 khó khăn trong kiểm tra, xử lý thực phẩm vi phạm

Ký túc xá Mỹ Đình thiếu minh bạch, đẩy gánh nặng lên vai sinh viên nghèo?

Ký túc xá Mỹ Đình thiếu minh bạch, đẩy gánh nặng lên vai sinh viên nghèo?

Kháng cáo xin án treo dây chuyền vụ

Kháng cáo xin án treo dây chuyền vụ 'Bà Nhàn trị nám': Liệu có quá nhẹ tay?

Từ sữa, thuốc giả nhìn lại vụ “Bà Nhàn trị nám” lừa đảo gần 500 tỷ

Từ sữa, thuốc giả nhìn lại vụ “Bà Nhàn trị nám” lừa đảo gần 500 tỷ

Quản lý thị trường Hà Nội vào cuộc xử lý đơn tố cáo Chu Thanh Huyền bán mỹ phẩm không tem nhãn

Quản lý thị trường Hà Nội vào cuộc xử lý đơn tố cáo Chu Thanh Huyền bán mỹ phẩm không tem nhãn

Sữa Fucoidan Nano

Sữa Fucoidan Nano 'nổ' chữa được ung thư: Công ty nói do đại lý

Cục Quản lý Dược chuyển đơn tố cáo Chu Thanh Huyền đề nghị QLTT xử lý

Cục Quản lý Dược chuyển đơn tố cáo Chu Thanh Huyền đề nghị QLTT xử lý

Hộp thư bạn đọc ngày 17/4: Phản ánh việc lấp hồ Đầm; Ốc Sên bán hàng thiếu tem nhãn

Hộp thư bạn đọc ngày 17/4: Phản ánh việc lấp hồ Đầm; Ốc Sên bán hàng thiếu tem nhãn

Công ty phân phối Hikid phản hồi sau bài viết Báo Công Thương

Công ty phân phối Hikid phản hồi sau bài viết Báo Công Thương

Doanh nghiệp phân phối Hikid nói gì sau khi Báo Công Thương phản ánh?

Doanh nghiệp phân phối Hikid nói gì sau khi Báo Công Thương phản ánh?