Thứ bảy 10/05/2025 03:39

Vải thiều Lục Ngạn “phủ sóng” các sàn thương mại điện tử

Năm nay, các sàn thương mại điện tử như Postmart, Lazada, Sendo tiếp tục vào cuộc để tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn của bà con dân tộc thiểu số.

Hỗ trợ tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn ngay từ đầu vụ vải

Tiếp nối những thành công khi đồng hành cùng người nông dân tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn của bà con đồng bào dân tộc thiểu số mùa vụ 2021 và 2022, ngay từ giữa tháng 6/2023 khi bắt đầu vào mùa thu hoạch, qua sàn thương mại điện tử (Postmart), Bưu điện Việt Nam đã đưa hàng chục tấn vải thiều đến các điểm bán hàng trên toàn quốc, đặc biệt là thị trường khu vực các tỉnh phía Nam. Vải thiều chính vụ đã vào mùa thu hoạch.

Vải thiều Bắc Giang được kinh doanh trên sàn Postmart

Hợp tác xã Bình Nguyên (huyện Lục Ngạn) đã hợp tác 2 năm cùng với Bưu điện tỉnh Bắc Giang đưa trái vải đến với người tiêu dùng trên khắp cả nước thông qua sàn thương mại điện tử Postmart và tại các điểm bán hàng của Bưu điện Việt Nam trên toàn quốc và gặt hái được những kết quả khả quan. Năm nay, Hợp tác xã Bình Nguyên dự kiến sẽ tiêu thụ gần 100 tấn vải thiều thông qua hệ thống bưu điện, tăng 10% so với năm trước, trong đó ưu tiên tập trung vào thị trường phía Nam, nơi sức tiêu thụ được dự đoán sẽ tăng so với mọi năm.

“Mấy năm trở lại đây, Bưu điện Việt Nam đã rất nỗ lực để gắn kết đưa trái vải vào tiêu thụ tại các điểm bán của Bưu điện. Với mạng lưới các điểm phục vụ phủ rộng khắp 63 tỉnh thành, những trái vải chất lượng của HTX nhanh chóng đến tay người tiêu dùng với chất lượng và giá cả hợp lý” - ông Nguyễn Văn Bình, Giám đốc HTX Bình Nguyên, Lục Ngạn, Bắc Giang, chia sẻ.

Một điểm khác biệt so với mọi năm, theo tính toán của Trung tâm Kinh doanh và Phân phối – Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, năm nay sức tiêu thụ vải thiều tại thị trường miền Nam dự kiến sẽ chiếm gần 40% sức mua toàn thị trường.

“Chúng tôi đặc biệt coi trọng thị trường ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ. Vải thiều đã được vận chuyển bằng xe chuyên dụng nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất đến các điểm bán hàng của Bưu điện tại các tỉnh phía Nam” - Đại diện Trung tâm Kinh doanh và Phân phối cho biết.

100% trái vải khi đưa lên sàn Postmart.vn được đảm bảo đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP

Cùng với Postmart, từ ngày 15/6 đến hết ngày 2/7/2023, người tiêu dùng tại TP Hồ Chí Minh sẽ có cơ hội mua và thưởng thức ba dòng vải đặc sản của Bắc Giang trực tiếp trên Lazada là vải U hồng, vải thiều Lục Ngạn và vải Lai sớm - ba giống vải này không chỉ mang đến độ tươi ngon, ngọt và hương thơm đặc trưng, mà còn được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật Bản và châu Âu. Tất cả sản phẩm đều được thu mua từ vườn trực tiếp, sau đó qua quy trình lựa chọn và phân loại kỹ càng, bảo quản và đóng gói theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Chỉ sau 2-4 giờ, hàng hóa sẽ được giao tới tay người tiêu dùng với chi phí thấp hơn từ 25% đến 30% so với giá bán trên thị trường.

Sẽ tiêu thụ 7 nghìn tấn vải thiều Lục Ngạn qua các kênh thương mại điện tử

Theo Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, vải thiều năm nay được mùa, chín sớm. Ngoài kênh xuất khẩu, khoảng 90.000 tấn được tiêu thụ trong nước, chiếm gần 50% tổng sản lượng. Phần lớn các sản phẩm vải thiều là của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trồng và bán.

Cũng giống như mọi năm, 100% trái vải được đảm bảo đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Vải thiều tươi thu mua trực tiếp từ thủ phủ vải thiều Lục Ngạn sẽ được Bưu điện Việt Nam vận chuyển bằng xe chuyên dụng và phân phối tập trung tại tất cả các điểm bán hàng của Bưu điện trên toàn quốc giúp khách hàng được thưởng thức vải thiều Lục Ngạn chính hiệu với mức giá tốt nhất.

Bên cạnh đó, khâu bảo quản sau thu hoạch rất quan trọng. Sau khi thu hoạch, trước khi đóng thùng xốp thì quả vải sẽ được nhúng trong nước đá 0 độ trong khoảng 3-5 phút để hạ nhiệt, rửa bỏ những bụi bẩn và bảo quản quả vải tươi hơn, chất lượng hơn khi đưa vào các tỉnh miền Trung hoặc miền Nam. Ngoài ra 100% trái vải có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng cao, quả đều, độ ngọt cao, không bị sâu cuống, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm.

Theo đại diện Phòng Xuất nhập khẩu - Sở Công Thương Bắc Giang, năm 2022 có 7 sàn thương mại điện tử tham gia tiêu thụ hàng nghìn tấn vải thiều Bắc Giang. Đầu tháng 6/2023, có 3 sàn Lazada, Postmart, Sendo đã đăng ký bán vải và thời gian tới sẽ có thêm những đơn vị lớn khác tham gia như: Alibaba, Shopee, Tiki...

Thương mại điện tử đã chứng minh được tính hiệu quả và ngày càng trở thành xu thế đáp ứng cả nhu cầu của người bán lẫn người mua. Thông qua đó, sản phẩm vải thiều Bắc Giang đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành phố. Đối với thị trường trong nước, năm nay, huyện Lục Ngạn xác định các thị trường lớn như các trung tâm thương mại, tập đoàn bán lẻ hàng đầu Việt Nam, chợ đầu mối lớn ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai…

Năm 2023, Lục Ngạn xác định đẩy mạnh khai thác, tiêu thụ khoảng 7 nghìn tấn qua các kênh thương mại điện tử, mạng xã hội (tăng khoảng 2 nghìn tấn so với năm 2022).

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị