Thứ sáu 16/05/2025 12:13

Thừa Thiên Huế: Tôn vinh 48 gương điển hình đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức hội nghị biểu dương, tôn vinh 48 gương điển hình tiên tiến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2023.

Thừa Thiên Huế có 2 huyện miền núi (Nam Đông, A Lưới) và 3 huyện, thị xã có đồng bào dân tộc thiểu số (gọi tắt là DTTS) gồm Phú Lộc, Phong Điền, Hương Trà. Trong những năm qua, thực hiện quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, Tỉnh ủy – HĐND – UBND tỉnh Thừa Thiên Huế luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Đặc biệt là việc triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu sốvà miền núi.

Tặng Bằng khen cho các cá nhân xuất sắc, tiêu biểu vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thừa Thiên Huế

Đến nay, diện mạo nông thôn vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh đã có những thay đổi căn bản theo hướng tích cực; Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi được đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện; Đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) tăng từ 36 triệu đồng/người/năm vào năm 2022 lên 38,5 triệu đồng/người/năm vào cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh qua các năm (huyện A Lưới giảm 16,31% , giảm từ 40,71% xuống còn 24,4%; huyện Nam Đông giảm 4,32%, giảm từ 6,94% giảm xuống còn 2,62%); Văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số từng bước được khôi phục, bảo tồn và phát huy….

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình ghi nhận và biểu dương những đóng góp, thành tích đầy tự hào của các cá nhân điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2023, đặc biệt là 48 gương điển hình tiên tiến vinh dự có mặt tại hội nghị tuyên dương.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành liên quan thời gian tới cần tập trung thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhằm từng bước phát triển toàn diện, vững chắc cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng - an ninh.

“Các điển hình tiên tiến được biểu dương sẽ tạo nên sự lan tỏa sâu rộng và động viên khích lệ tinh thân, tạo động lực, khơi dậy ý chí vương lên của đồng bào dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh, xây dựng và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc; góp phần vun đắp, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Những cá nhân người dân tộc thiểu số tiêu biểu được biểu dương, tôn vinh hôm nay sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, nỗ lực phấn đấu, cống hiến nhiều hơn nữa, đạt những thành tích cao hơn nữa; xứng đáng là tấm gương sáng, là hạt nhân dẫn dắt, lan tỏa mạnh mẽ, nhân rộng thêm nhiều mô hình, điển hình tiên tiến trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo thành phong trào thi đua sôi nổi, sâu rộng, hiệu quả trong vùng đồng bào DTTS”, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh ThừaThiên Huế Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh.

Dịp này, UBND tỉnh đã tặng Bằng khen cho 20 cá nhân xuất sắc, tiêu biểu trong vùng ĐBDTTS&MN tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 – 2023 và 28 cá nhân được Trưởng ban Ban Dân tộc tặng Giấy khen.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng thương hiệu sản phẩm miền núi: Chuyên gia khuyến nghị

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số