Thành phố Huế chính thức trực thuộc Trung ương

Tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương.
Thành phố Huế chính thức trực thuộc Trung ương Thành phố Huế trực thuộc Trung ương tạo điều kiện khai thác tiềm năng di sản, thu hút đầu tư Thừa Thiên Huế phải phát triển xứng tầm thành phố Trung ương

Huế chuyển mình và đạt được nhiều kết quả quan trọng

Tối ngày 29/12, tại Quảng trường Ngọ Môn, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương… tham dự buổi lễ.

Thành phố Huế chính thức trực thuộc Trung ương
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Ngọc Hiếu

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15 đã thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương với tỷ lệ đại biểu Quốc hội tán thành rất cao. Như vậy, từ ngày 01/01/2025, cùng với TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng và TP. Cần Thơ, TP. Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam. Đây không chỉ là niềm tự hào, ước nguyện từ lâu của các thế hệ lãnh đạo, nhân dân thành phố Huế, mà còn mở ra một giai đoạn mới đầy triển vọng cho một địa phương có bề dày lịch sử, văn hóa, một vùng đất địa linh nhân kiệt.

Nhìn lại chặng đường xây dựng và phát triển, Huế đã rất nỗ lực “chuyển mình” và đã đạt được nhiều kết quả hết sức quan trọng. Huế đã xây dựng được mô hình đô thị theo hướng đô thị di sản, sinh thái, cảnh quan thân thiện với môi trường; hình thành và phát triển được các trung tâm về văn hóa, du lịch, trung tâm giáo dục, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực và cả nước; công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản đạt được nhiều kết quả quan trọng; kinh tế đạt mức tăng trưởng khá; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên; tỷ lệ hộ nghèo giảm; quốc phòng, an ninh được giữ vững; công tác xây dựng Đảng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí được đạt kết quả tích cực.

Thành phố Huế chính thức trực thuộc Trung ương
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Ảnh: Ngọc Hiếu

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định “Huế xứng đáng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương” cùng lời nhắn gửi “Cả nước vì Huế, Huế vì cả nước”. Việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trực thuộc không chỉ nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; góp phần tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, tiết kiệm chi cho ngân sách nhà nước mà còn phát huy được tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và của địa phương; góp phần nâng cao đời sống cán bộ, công chức và nhân dân; đảm bảo quốc phòng; giữ vững trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới.

3 nhiệm vụ giải quyết thách thức khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu một số nhiệm vụ để thành phố Huế triển khai hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Thứ nhất: Cấp ủy, chính quyền thành phố Huế có kế hoạch cụ thể, rõ ràng, khả thi để giải quyết những khó khăn, thách thức khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, như việc thay đổi mô hình tổ chức quản lý nhà nước từ tỉnh sang thành phố trực thuộc Trung ương với mức độ đô thị hóa cao hơn, bộ máy chính quyền phải được tổ chức thống nhất, chuyên sâu, chuyên nghiệp hơn để vận hành thông suốt, hiệu quả, đáp ứng tốt chức năng quản lý nhà nước..

Tập trung ưu tiên cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu; ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có lợi thế; phát triển du lịch dựa trên nền tảng phát huy giá trị di sản, văn hóa; phát triển công nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với môi trường….

Thành phố Huế chính thức trực thuộc Trung ương
Tiết mục nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hoá Huế. Ảnh: Ngọc Hiếu

Đặc biệt, chú trọng thực hiện các chính sách đổi mới khoa học, công nghệ hướng tới phát triển xanh, đáp ứng mục tiêu đề ra tại các chiến lược và chương trình quốc gia về bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh, sử dụng công nghệ sạch; thường xuyên quan tâm phát triển kinh tế - xã hội tại các vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bị ảnh hưởng do thiên tai, biến đổi khí hậu. Lãnh đạo, nhân dân Huế nhất định phải phấn đấu nỗ lực, quyết tâm hơn nữa để phấn đấu đến năm 2030, thành phố là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao theo định hướng tại Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị.

Thứ hai: Tăng cường sự đồng thuận, chung sức, chung lòng của người dân, doanh nghiệp, cùng nhau thấy được trách nhiệm, niềm tự hào và tự tin phấn đấu vươn lên; người dân, doanh nghiệp phải được hưởng thành quả của công cuộc đổi mới, thành quả của quá trình phấn đấu, hy sinh.

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện để kịp thời phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện việc bố trí, quản lý, sử dụng trụ sở, tài sản công của các cơ quan, đơn vị; đảm bảo theo đúng quy định, tiết kiệm, hiệu quả, kiên quyết không để xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Thành phố Huế chính thức trực thuộc Trung ương
Đông đảo du khách, nhân dân tham gia buổi lễ. Ảnh: Ngọc Hiếu

Tập trung thực hiện tốt việc tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; phấn đấu cao nhất, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng; chuẩn bị chu đáo để tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp của thành phố, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 14 của Đảng và cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 16 và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031.

Thứ ba: Đề nghị Chính phủ, các Bộ, ban, ngành ở Trung ương quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố Huế trong việc giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc, đặc biệt trong việc hoàn thiện thể chế và tổ chức thực thi pháp luật để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; thu hẹp khoảng cách giữa các vùng trong địa phương; đẩy mạnh hỗ trợ, hợp tác với các tỉnh, thành phố khác, để tạo động lực phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Mở ra nhiều cơ hội, nhưng không ít thách thức

Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu cho biết, trên chặng đường phát triển mới, thành phố Huế sẽ có nhiều thời cơ, thuận lợi và cũng không ít khó khăn, thách thức. Nhưng với sự đoàn kết, quyết tâm của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, tôi tin tưởng rằng, chúng ta sẽ hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra theo Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị. Trong đó, đến năm 2030, thành phố Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; quốc phòng, an ninh được giữ vững; Đảng bộ, chính quyền và toàn hệ thống chính trị vững mạnh; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đạt mức cao. Tầm nhìn đến năm 2045, thành phố Huế là thành phố festival, trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của châu Á.

"Với vai trò và vị thế mới, toàn hệ thống chính trị, mỗi một cán bộ, đảng viên và nhân dân thành phố Huế sẽ phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, tâm huyết và trí tuệ, cùng chung sức, đồng lòng, chủ động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, tạo sức bật mạnh mẽ để xây dựng Huế trở thành một thành phố phát triển bền vững, an toàn, bình yên, thân thiện, hạnh phúc, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc", Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tôi tin tưởng rằng, Huế sẽ tiếp tục phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, nguồn lực, đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá để trở thành một thành phố trực thuộc Trung ương bình yên, đáng sống, một Huế xanh, hiện đại, thông minh, hạnh phúc.
Nguyễn Tuấn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đại biểu Quốc hội: Ngành Công Thương đạt nhiều dấu ấn

Đại biểu Quốc hội: Ngành Công Thương đạt nhiều dấu ấn

Trên cơ sở những dấu ấn đạt được trong năm 2024, đại biểu Quốc hội kỳ vọng, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục “gặt hái” được nhiều thành công hơn nữa trong năm 2025.
Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc

Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc

Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc...
Nhân sự 31/12: Bà Rịa - Vũng Tàu có tân Giám đốc Công an tỉnh

Nhân sự 31/12: Bà Rịa - Vũng Tàu có tân Giám đốc Công an tỉnh

Về thông tin nhân sự ngày 31/12, Đại tá Vũ Như Hà, Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn đến nhận công tác và giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu…
Đồng chí Nguyễn Hồng Diên: 6 nhiệm vụ năm 2025 của Đảng bộ Bộ Công Thương

Đồng chí Nguyễn Hồng Diên: 6 nhiệm vụ năm 2025 của Đảng bộ Bộ Công Thương

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng của Bộ Công Thương, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã nêu 6 nhiệm vụ cho Đảng bộ.
Công điện của Thủ tướng về việc khắc phục sự cố công trình Thủy điện Đắk Mi 1

Công điện của Thủ tướng về việc khắc phục sự cố công trình Thủy điện Đắk Mi 1

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn vừa ký Công điện số 142/CĐ-TTg ngày 31/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc khắc phục sự cố công trình Thủy điện Đắk Mi 1.

Tin cùng chuyên mục

Thu hút người tài vào khu vực công: Tiền lương ra sao?

Thu hút người tài vào khu vực công: Tiền lương ra sao?

Để thu hút người có tài năng vào khu vực công, một số chính sách mới đã được ban hành, trong đó vấn đề được quan tâm là mức tiền lương sẽ được quy định ra sao?
Thủ tướng: Năm 2025 ngành Tài chính phải phản ứng chính sách kịp thời, thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng...

Thủ tướng: Năm 2025 ngành Tài chính phải phản ứng chính sách kịp thời, thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng...

Thủ tướng nêu rõ, năm 2025, ngành Tài chính phải nắm chắc tình hình, phản ứng chính sách kịp thời, linh hoạt, hiệu quả để huy động mọi nguồn lực phát triển.
Thi hành kỷ luật 68 cán bộ diện Trung ương quản lý

Thi hành kỷ luật 68 cán bộ diện Trung ương quản lý

Trong năm 2024, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 68 cán bộ diện Trung ương quản lý.
Quy định mới với người nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc từ 1/1/2025

Quy định mới với người nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc từ 1/1/2025

Chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi; chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có nhiều điểm mới từ 1/1/2025.
Bộ Công Thương thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư

Bộ Công Thương thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư

Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương vừa có công văn số 612-CV/BCSĐ quán triệt thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất tỵ năm 2025.
10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Quốc hội năm 2024

10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Quốc hội năm 2024

Ngày 31/12, Tổng Thư ký Quốc hội tổ chức công bố 10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Quốc hội năm 2024 nhằm tăng cường tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Quốc hội.
Nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ Bộ Công Thương năm 2025

Nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ Bộ Công Thương năm 2025

Năm 2025, kiện toàn tổ chức bộ máy chính trị theo Nghị quyết 18-NQ/TW là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ Bộ Công Thương.
Thủ tướng: Mở rộng thị trường xuất khẩu để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp

Thủ tướng: Mở rộng thị trường xuất khẩu để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp

Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta phải phát triển kinh tế nông nghiệp chứ không phải sản xuất tự cung, tự cấp. Làm được điều này phải mở rộng thị trường xuất khẩu.
Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024

Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024

Ngày 31/12, tại Bộ Công Thương, đã diễn ra Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 8 giải pháp giúp nông dân làm giàu

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 8 giải pháp giúp nông dân làm giàu

Sáng ngày 31/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã nêu ra 8 giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ, mở rộng thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp của nông dân.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

Thủ tướng chủ trì Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

Sáng ngày 31/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024.
Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân: Thúc đẩy chuyển đổi số nông nghiệp

Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân: Thúc đẩy chuyển đổi số nông nghiệp

Sáng 31/12, tại Hà Nội, diễn ra Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024.
Nhân sự 30/12: Bộ Công Thương có tân Vụ trưởng Vụ Pháp chế

Nhân sự 30/12: Bộ Công Thương có tân Vụ trưởng Vụ Pháp chế

Tin nhân sự ngày 30/12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trao quyết định bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho ông Ngô Đức Minh.
Việt Nam - Lào: Nhất trí tiếp tục tạo đột phá trong hợp tác kinh tế

Việt Nam - Lào: Nhất trí tiếp tục tạo đột phá trong hợp tác kinh tế

Quan hệ Việt Nam - Lào phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, đồng thời hai bên đặc biệt quan tâm và nhất trí tiếp tục tạo đột phá trong hợp tác kinh tế.
Thủ tướng: Sắp xếp bộ máy Bộ Công an, Bộ Quốc phòng không để gián đoạn công việc

Thủ tướng: Sắp xếp bộ máy Bộ Công an, Bộ Quốc phòng không để gián đoạn công việc

Trong quá trình sắp xếp bộ máy Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các nhiệm vụ vẫn phải thúc đẩy, hoàn thành, không để gián đoạn.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Văn nghệ sỹ - đội quân văn hóa của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Văn nghệ sỹ - đội quân văn hóa của Đảng

Chiều 30/12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt đại biểu văn nghệ sỹ toàn quốc. Tổng Bí thư có nhiều chia sẻ về những vấn đề liên quan đến văn nghệ sỹ.
Lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Lào

Lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Lào

Ngày 30/12, Bộ Quốc phòng Lào đã long trọng tổ chức Lễ míttinh kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Công tác lập pháp là điểm nhấn quan trọng trong năm 2024

Công tác lập pháp là điểm nhấn quan trọng trong năm 2024

Công tác lập pháp là một trong những điểm nhấn quan trọng trong năm qua với khối lượng nhiệm vụ lớn nhất từ trước đến nay.
Tổng Bí thư trao Quyết định về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan ban Đảng

Tổng Bí thư trao Quyết định về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan ban Đảng

Trao Quyết định về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan ban Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị phải bảo đảm các công việc hoạt động bình thường, không gián đoạn.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Ủy ban Dân tộc sau sắp xếp phải sẵn sàng đón nhận nhiệm vụ mới

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Ủy ban Dân tộc sau sắp xếp phải sẵn sàng đón nhận nhiệm vụ mới

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình yêu cầu Ủy ban Dân tộc sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy phải sẵn sàng đón nhận các nhiệm vụ mới.
Mobile VerionPhiên bản di động