Cây dược liệu ‘chữa nghèo’ cho bà con dân tộc thiểu số

Cây dược liệu đang trở thành “cần câu cơm” giúp bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Yên Bái tăng thu nhập, cải thiện đời sống và tăng tốc giảm nghèo.
Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số Lai Châu tìm đầu ra bền vững cho sản phẩm vùng cao

Tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống

Huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái được biết đến là nơi có khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu với những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, chứa đựng nguồn gen phong phú. Không những vậy, Văn Yên còn nổi tiếng bởi đa sắc văn hoá với 11 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn.

Cây dược liệu ‘chữa nghèo’ cho bà con dân tộc thiểu số
Người dân xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn thu hoạch sâm đương quy. Ảnh: Trần Hồng

Văn Yên cũng được biết tới là địa phương tiên phong trong phát triển cây dược liệu nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập và góp sức vào công cuộc giảm nghèo cho bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Tại xã Đông An, huyện Văn Yên, Hợp tác xã Sản xuất dược liệu Yên Bái Thanh Sơn đã tập hợp bà con vào một mối liên kết sản xuất. Theo đó, không chỉ trồng, hợp tác xã còn đứng ra bao tiêu dược liệu cho bà con để chế biến thành cao, trà và bột từ cây cà gai leo, mang lại giá trị kinh tế cao.

Theo ông Phạm Văn Chiến - Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất dược liệu Yên Bái Thanh Sơn, trung bình mỗi năm, hợp tác xã xuất ra thị trường khoảng 6.000 lọ cao cà gai leo cùng nhiều sản phẩm cao bột và nguyên liệu thô khác, đem lại doanh thu khoảng 2-3,8 tỷ đồng/năm. Từ đó, giúp các thành viên có thu nhập ổn định, yên tâm sản xuất để tiếp tục mở rộng diện tích và thâm canh, tăng năng suất.

Nhìn sang huyện Trấn Yên - đây cũng là điểm sáng trong phát triển cây dược liệu và cải thiện sinh kế, tăng thu nhập cho bà con dân tộc thiểu số nói riêng, người dân địa phương nói chung của Yên Bái.

Là một trong những hộ có diện tích trồng cây khôi tía (một loại dược liệu) tương đối, khoảng 2.000m2, theo bà Bùi Thị Sơn (xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên), trung bình 1,5 tháng gia đình bà thu hoạch lá 1 lần với khoảng 60kg lá khô/đợt. Với giá bán ổn định từ 250 - 300 ngàn đồng/kg, gia đình bà thu về gần 150 triệu đồng/năm.

Không chỉ tạo thu nhập từ trồng cây khôi tía, gia đình bà còn nghiên cứu thành công phương pháp giâm cành, giúp nhân giống một cách hiệu quả. Hàng năm gia đình bán từ 3.000 - 5.000 cây giống, cho thu nhập từ 35 - 60 triệu đồng. Nhờ đó, gia đình bà là một trong những hộ thoát nghèo hiệu quả từ phát triển cây dược liệu ở Cường Thịnh.

Cây dược liệu ‘chữa nghèo’ cho bà con dân tộc thiểu số
Người dân chăm sóc vườn ươm giống cây quế. Ảnh Thừa Xuân

Không chỉ Văn Yên, Trấn Yên mà các huyện khác như Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải cũng đang phát triển rất tốt cây dược liệu. Loại cây trồng này trở thành “cần câu cơm” giúp bà con dân tộc thiểu số nói riêng, người dân địa phương vươn lên thoát nghèo, thậm chí từng bước làm giàu.

Liên kết tìm đầu ra bền vững cho cây dược liệu

Yên Bái có khí hậu và thổ nhưỡng rất phù hợp với cây dược liệu. Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh có khoảng trên 630 loài cây thuốc chữa bệnh được phân thành 11 nhóm thuốc. Trong đó có một số loại cây dược liệu quý có giá trị cao, như hoàng liên chân gà, tam thất vũ diệp, tiết trúc sâm, ba kích, đẳng sâm, giảo cổ lam, nấm tỏa dương, thổ phục linh, trà hoa vàng, khôi tía...

Bên cạnh dược liệu tự nhiên, Yên Bái đã phát triển một số vùng trồng dược liệu lớn, như quế trên 70.000ha, sơn tra trên 8.000ha, thảo quả 1.300ha. Ngoài ra, toàn tỉnh Yên Bái có trên 3.400ha cây dược liệu cho sản lượng khai thác hằng năm đạt trên 7.600 tấn sản phẩm.

Ngoài yếu tố tự nhiên, cây dược liệu phát triển mạnh mẽ trên địa bàn tỉnh Yên Bái là nhờ địa phương đã rất nỗ lực trong liên kết sản xuất, thu mua theo chuỗi. Ông Phạm Văn Chiến, cũng chia sẻ, việc sản xuất và chế biến các sản phẩm từ dược liệu của hợp tác xã được liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp ngành dược để bảo đảm quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm. Do đó, chất lượng luôn ổn định, cũng đồng thời giữ được đầu ra cho bà con.

Trên thực tế, để tạo hướng phát triển bền vững và kỳ vọng dược liệu trở thành cây thoát nghèo cho bà con dân tộc thiểu số, các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái thường xuyên tập huấn cho bà con về phương thức canh tác. Đồng thời, mời gọi các doanh nghiệp chế biến dược phẩm, đơn vị nghiên cứu chuyên sâu về dược liệu, nhà khoa học trong, ngoài nước thông qua liên kết kinh tế và các chương trình khuyến nông, các dự án khoa học công nghệ của các bộ, ngành trung ương để phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị hàng hóa.

Cây dược liệu ‘chữa nghèo’ cho bà con dân tộc thiểu số
Chế biến sản phẩm từ dược liệu tại Hợp tác xã Nông dược Yên Bái. Ảnh: HTX

Dù vậy, việc phát triển dược liệu của Yên Bái còn gặp những khó khăn nhất định. Trong đó, mối liên kết của Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và doanh nghiệp trong phát triển loại cây này chưa thực sự chặt chẽ.

Bên cạnh đó, muốn nâng cao giá trị cho dược liệu cần có công nghệ sơ chế, bảo quản, chiết xuất và tổng hợp hoạt chất dược liệu phù hợp. Tuy nhiên, do nguồn vốn có hạn nên việc đầu tư máy móc của người dân mới ở mức độ nhất định.

Ngoài ra, xét trên tổng thể, diện tích dược liệu trên địa bàn tỉnh đã được mở rộng nhưng còn phân tán, chủng loại chưa phong phú. Hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm đã tích cực hơn nhưng chưa bền vững… Do đó, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh mong muốn được hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa trong công tác xúc tiến tiêu thụ, mở rộng đầu ra cho cây và sản phẩm chế biến từ cây dược liệu.

Trên cơ sở đó, khi nhìn thấy tiềm năng thị trường và có nguồn lực nhất định, doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con trên địa bàn sẽ quay lại đầu tư mạnh hơn cho công nghệ sản xuất, sản phẩm đạt tiêu chuẩn và được chứng nhận. Từ đó, cây dược liệu không chỉ “chữa nghèo” mà còn giúp bà con nơi đây làm giàu bền vững.

Nhờ tận dụng tốt thổ nhưỡng khí hậu cùng nỗ lực hỗ trợ kỹ thuật canh tác, xúc tiến đầu ra, các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái đã và đang phát triển cây dược liệu như một giải pháp tốt giúp tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững cho bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Yên Bái

Tin cùng chuyên mục

Lai Châu tìm đầu ra bền vững cho sản phẩm vùng cao

Lai Châu tìm đầu ra bền vững cho sản phẩm vùng cao

Cà phê Bù Đốp và câu chuyện thương hiệu

Cà phê Bù Đốp và câu chuyện thương hiệu

Chè Shan tuyết Hà Giang: ‘Mạch nguồn xanh’ giúp đồng bào Dao thoát nghèo

Chè Shan tuyết Hà Giang: ‘Mạch nguồn xanh’ giúp đồng bào Dao thoát nghèo

Xây dựng thương hiệu sản phẩm miền núi: Chuyên gia khuyến nghị

Xây dựng thương hiệu sản phẩm miền núi: Chuyên gia khuyến nghị

Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn:

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao