Thứ tư 01/01/2025 11:13

Sơn La: Hướng phát triển kinh tế mới từ quýt Chiềng Cọ

Mô hình trồng quýt tại xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La đang mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho đồng bào dân tộc Thái.

Sơn La là vùng có khí hậu đặc trưng cận ôn đới, thích hợp cho cây quýt sinh trưởng và phát triển tốt. Quýt Chiềng Cọ là giống quýt bản địa đượcđồng bàodân tộc Thái đưa về trồng trong vườn nhà từ rất lâu. Tuy nhiên, do không chú trọng khâu chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nên giống quýt này bị lai tạp khiến năng suất và chất lượng không ổn định, dẫn đến chưa có sức cạnh tranh trên thị trường. Vài năm trở lại đây, chính quyền và người dân địa phương đã cùng cải tạo lại vườn quýt, bước đầu mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Người dân xã Chiềng Cọ thu hoạch quýt

Không giống với quýt đường, quýt hồng, quýt Thái... quýt Chiềng Cọ mang nguồn gen quý hiếm, có thể trồng được ở những nơi có độ dốc lớn, khả năng chịu sâu bệnh tốt. Đặc biệt, quýt có vị ngọt mát, chua dịu cùng hương thơm đặc trưng khác biệt với các loại quýt khác.

Hiện xã Chiềng Cọ có gần 100 hộ dân có vườn quýt tập trung chủ yếu tại các bản: Ngoại, Muông, Hùn và bản Ót. Xác định cây quýt là một trong những cây trồng giúp người dân làm giàu, xã Chiềng Cọ không mở rộng diện tích mà tập trung vào việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăm sóc và trồng trọt nhằm nâng cao năng suất, chất lượng quýt và xây dựng thương hiệu quýt Chiềng Cọ. Quýt Chiềng Cọ thường bắt đầu thu hoạch trong khoảng thời gian từ cuối tháng 10 cho đến Tết Nguyên Đán. Tuy nhiên, quýt chính vụ ngon nhất là cuối tháng 11 đến giữa tháng 12 dương lịch, đây là lúc quýt chín mọng, có vị ngọt hơn. Vì được trồng và chăm sóc theo quy trình hữu cơ, không sử dụng phân bón hóa học nên vỏ quýt có màu vàng và có những vết nám. Đây cũng là điểm dễ nhận biết của quýt Chiềng Cọ so với các loại quýt khác trên thị trường.

Các hộ gia đình được hướng dẫn kỹ thuật trồng, đốn tỉa, chăm sóc...

Để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, từng bước khuyến khích bà con thâm canh và phát triển vùng sản xuất quýt có chất lượng cao, năm 2021, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Thành phố đã triển khai xây dựng mô hình cải tạo, thâm canh quýt Chiềng Cọ. Tham gia mô hình, các hộ gia đình được hướng dẫn kỹ thuật trồng, đốn tỉa, chăm sóc, bón phân, phòng trừ dịch hại, sử dụng vật liệu giữ ẩm trên đất dốc... Nhờ đó, chất lượng quýt được nâng lên, năng suất nhờ đó cũng tăng theo.

Thành phố cũng chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá hiệu quả mô hình cải tạo, thâm canh quýt Chiềng Cọ và nhân rộng mô hình, giúp người trồng quýt từng bước tiếp cận và làm chủ các tiến bộ kỹ thuật mới, ứng dụng vào trồng, chăm sóc vườn cây, tăng thu nhập và từng bước làm giàu cho người trồng quýt. Qua đó, góp phần thúc đẩy thương hiệu quýt Chiềng Cọ phát triển.

Cây quýt được trồng và chăm sóc hiệu quả đang mở ra hướng làm kinh tế mới ở Chiềng Cọ. Việc triển khai mô hình này cũng góp phần thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng giá trị gia tăng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất cũng như phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh Sơn La.

Mạnh Dũng
Bài viết cùng chủ đề: đồng bào dân tộc

Tin cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số