Thứ sáu 22/11/2024 12:30

SaigonTex & SaigonFabric 2022: Đẩy mạnh giao thương quốc tế, đa dạng chuỗi cung ứng trong ngành dệt may

Triển lãm quốc tế chuyên ngành dệt may lớn nhất tại Việt Nam “SaigonTex & SaigonFabric” sẽ trở lại từ 27-30/7/2022.

Kể từ phiên bản năm 2019, SaigonTex & SaigonFabric 2022 là sự kiện đáng được mong đợi nhất với các doanh nghiệp ngành dệt may sau 2 năm bị gián đoạn do dịch COVID-19.

Diễn ra trong 3 ngày tại Trung Tâm Triển lãm và Hội Nghị Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP. Hồ Chí Minh, triển lãmnăm nay có quy mô diện tích gian hàng gần 10.000 m2.

SaigonTex & SaigonFabric 2022 thu hút sự tham dự của hơn 278 đơn vị triển lãm đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như: Đài Loan, Hồng Kông (Trung Quốc), Trung Quốc, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Pakistan, Singapore, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, và Việt Nam.

SaigonTex & SaigonFabric: Kết nối doanh nghiệp dệt may quốc tế và Việt Nam

SaigonTex & SaigonFabric là triển lãm ngành dệt/may, vải và phụ liệu đạt tiêu chuẩn UFI (Hiệp hội toàn cầu về ngành triển lãm) tại Việt Nam trong những năm qua. Đây cũng là cơ hội thuận lợi để các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước gặp gỡ, tìm kiếm đối tác, đẩy mạnh giao thương, quảng bá thương hiệu, và mở rộng thị trường. Các doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế sẽ cùng mang đến triển lãm các sản phẩm, máy móc, thiết bị và nguyên phụ liệu để giới thiệu cho thị trường dệt may tại Việt Nam.

Triển lãm được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các cơ quan và hiệp hội hữu quan của Việt Nam và quốc tế, như: Bộ Công Thương Việt Nam (MOIT), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS), Tập Đoàn Dệt May Việt Nam (VINATEX), Hiệp Dệt May Thêu Đan TP. Hồ Chí Minh (AGTEK), và Hiệp Hội Bông Hoa Kỳ (CCI).

SaigonTex & SaigonFabric 2022 do VINATEX, VCCI-HCM, và Công ty TNHH tổ chức triển lãm CP Việt Nam phối hợp tổ chức. Đặc biệt, triển lãm năm nay có các gian hàng quốc gia, vùng lãnh thổ bao gồm: Hàn Quốc (với các đơn vị Kosmas, Kotmi, KTTA); Đài Loan (với sự tham gia từ TTF, TAMI); Hoa Kỳ (đơn vị Cotton Council International-CCI); Việt Nam (với gian hàng từ VITAS, VINATEX, AGTEK).

Triển lãm mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp dệt may quốc tế và Việt Nam quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường

Theo ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS) nhận định, triển lãm năm nay có 5 yếu tố nổi bật làm nên sức hút của sự kiện. Các doanh nghiệp trong ngành dệt may rất mong đợi triển lãm lần này sau 2 năm bị gián đoạn do dịch COVID-19 là yếu tố thứ nhất. Điểm đặc biệt thứ hai là triển lãm năm nay sẽ trưng bày các thiết bị, máy móc tự động hóa trong đóng gói khâu cuối, giúp doanh nghiệp giảm chi phí nhân lực, và là cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp vào quá trình quản trị và chuyển đổi số vì tự động hóa sẽ là xu hướng phát triển bền vững trong tương lai. Yếu tố thứ 3 là các công ty quốc tế trên toàn cầu vẫn rất cố gắng mang các sản phẩm, thiết bị của họ đến giới thiệu tại triển lãm lần này. Trong bối cảnh một số nước trên thế giới vẫn đang đóng cửa trong đó có Trung Quốc vẫn đang thực hiện chính sách zero COVID, thì điều này thể hiện sự quan tâm rất lớn của các doanh nghiệp trên thế giới đối với triển lãm. Ông Giang cho rằng, triển lãm 2022 là cơ hội để chúng ta đánh giá lại tình hình dệt may của Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn ra trên toàn cầu, áp lực về sự cạnh tranh và sức mua trên thế giới giảm. Và đây là yếu tố thứ 4 cho thấy SaigonTex & SaigonFabric 2022 là một sự kiện quan trọng, nhận được sự quan tâm lớn từ các đơn vị hữu quan và doanh nghiệp trong ngành. Yếu tố thứ 5 thể hiện sự cập nhật xu hướng của triển lãm là sự kiện năm nay còn có gian hàng cung cấp nguyên phụ liệu trong ngành dệt may, giúp doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu mới nhất của ngành thời trang thế giới.

Triển lãm năm 2019 thu hút tổng cộng 28.802 khách tham quan thương mại

SaigonTex & SaigonFabric 2022 là một trong những sự kiện tái khởi động nhằm kích thích sự phục hồi và phát triển bền vững của ngành dệt may trước những khó khăn, thách thức đang diễn ra trên thế giới. Tiếp nối thành công của kỳ triển lãm 2019, sự kiện năm nay được kỳ vọng sẽ tiếp tục là cầu nối thúc đẩy giao thương, và là bước đệm tạo ra sự đột phá tăng trưởng và hội nhập cho ngành dệt may Việt Nam.

Mỹ Phụng
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Tin cùng chuyên mục

Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ: Thương mại song phương tăng gấp 2-3 lần

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng tận dụng cơ hội từ chuyển đổi xanh

Cà Mau đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP nông, thủy sản

Doanh nghiệp Việt chuyển mình 'xanh hoá' từ tư duy đến hành động

Gian hàng Việt Nam được quan tâm tại Hội chợ ẩm thực và đồ uống châu Á tại Sơn Đông, Trung Quốc

Giải pháp giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA

Doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam xúc tiến, quảng bá sản phẩm tại Hoa Kỳ

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

CLEANFACT và RHVAC VIETNAM 2024: Điểm đến của nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Ấn Độ tham dự Vietnam FoodExpo 2024 và hoạt động xúc tiến thương mại tại Long An

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

ITTC Hoà Bình: Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tại Cà Mau

Nhiều nhà nhập khẩu quốc tế đến Cà Mau tìm kiếm đối tác