Thứ năm 15/05/2025 01:09

'Cách mạng' logistics: AI, IoT, blockchain đang 'viết' lại chuỗi cung ứng

AI, IoT và blockchain đang định hình lại ngành logistics, thúc đẩy kết nối dữ liệu, tối ưu vận hành và nâng cao năng lực chuỗi cung ứng

Chia sẻ tại phiên thảo luận với chủ đề: “Chuyển đổi số trong logistics - Tác động của công nghệ như AI, IoT, blockchain trong tối ưu hóa chuỗi cung ứng” thuộc khuôn khổ hội thảo “Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0” do Báo Công Thương phối hợp cùng /chu-de/cuc-xuat-nhap-khau.topic - Bộ Công Thương tổ chức chiều ngày 24/4, các diễn giả đều nhất quán cho rằng, chuyển đổi số không còn là khái niệm xa lạ trong ngành logistics Việt Nam. Những công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) hay chuỗi khối (blockchain) đang từng bước tái cấu trúc chuỗi cung ứng, giúp tối ưu vận hành, giảm chi phí và gia tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Phiên thảo luận với chủ đề: “Chuyển đổi số trong logistics - Tác động của công nghệ như AI, IoT, blockchain trong tối ưu hóa chuỗi cung ứng” thuộc khuôn khổ hội thảo “Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0”. Ảnh: Cấn Dũng

Sự khác biệt giữa “ứng dụng công nghệ” và “chuyển đổi số”

Theo bà Bùi Thị Hải Yến - Trưởng ban Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), cần phân biệt rõ giữa hai khái niệm: ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số.

“Ứng dụng công nghệ số là việc áp dụng các giải pháp đơn lẻ nhằm nâng cao hiệu suất sản xuất, kinh doanh. Còn chuyển đổi số mang ý nghĩa cao hơn - đó là sự thay đổi phương thức vận hành từ thủ công, bán tự động sang hoàn toàn sử dụng công nghệ số”, bà Yến lý giải.

Bà Yến cho biết, ngành logistics Việt Nam hiện mới ở giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi số, các ứng dụng công nghệ còn rời rạc. Dù đã có những tín hiệu tích cực như việc ứng dụng IoT trong chia sẻ dữ liệu, AI để tìm kiếm giải pháp hay blockchain để truy xuất nguồn gốc, song phần lớn các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn lúng túng khi bắt đầu và triển khai chuyển đổi số. Trong bối cảnh đó, vai trò định hướng của VLA ngày càng trở nên quan trọng.

Đồng tình với ý kiến của bà Yến, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - cho rằng, có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong ngành logistics và một trong những vướng mắc, khó khăn nhất chính là doanh nghiệp chưa biết bắt đầu từ đâu. Vai trò của hiệp hội rất quan trọng trong đưa ra định hướng chung.

Bà Nguyễn Trần Hoàng Yến - Giám đốc Chuỗi cung ứng Bộ phận cung ứng, Công ty TNHH Nestle Việt Nam. Ảnh: Cấn Dũng

Từ thực tế, là một trong những doanh nghiệp thương mại điện tử xuyên biên giới, ông Vũ Khắc Anh - Giám đốc Công ty Pervasel - cho biết, doanh nghiệp của ông hiện đang xử lý khoảng 1 triệu đơn hàng tại thị trường Mỹ. Với quy mô hoạt động toàn cầu, Pervasel không thể thiếu công nghệ trong mọi khâu quản trị.

“Từ quản lý nhân sự, quảng cáo, logistics đến chăm sóc khách hàng, tất cả đều phải số hóa. Hiện tại, chúng tôi sử dụng AI để vận hành hệ thống trả lời tự động 24/7 ở nhiều quốc gia, giúp giảm mạnh chi phí nhân sự. Đồng thời, chúng tôi đang huấn luyện AI để dự báo xu hướng thời trang ở các quốc gia khác nhau, từ đó phát triển sản phẩm phù hợp với từng thị trường”, ông Khắc Anh chia sẻ.

Việc tận dụng dữ liệu lớn và AI không chỉ giúp Pervasel rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm mà còn nâng cao đáng kể hiệu quả vận hành, khả năng phản ứng nhanh với biến động thị trường.

Tương tự, bà Nguyễn Trần Hoàng Yến - Giám đốc Chuỗi cung ứng Bộ phận cung ứng, Công ty TNHH Nestle Việt Nam - cho biết, doanh nghiệp của bà đã triển khai chuyển đổi số đồng bộ ở tất cả các phòng, ban trong chuỗi cung ứng, từ cung - cầu, logistics, đến xuất nhập khẩu.

“Chúng tôi kết nối với hơn 42 quốc gia và gần 200 đối tác trên một nền tảng tích hợp. Nhờ đó, khi một thị trường gặp khó khăn, chúng tôi có thể lập tức chuyển hướng sang đối tác khác, đảm bảo không bị gián đoạn chuỗi cung ứng”, bà Yến cho biết.

Không chỉ dừng ở kết nối dữ liệu, Nestle Việt Nam còn sử dụng robot cho phòng cung cầu, triển khai các hệ thống kho và giao hàng thông minh. Những nền tảng này giúp chuỗi cung ứng vận hành hiệu quả, giảm thiểu sai sót, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.

Các diễn giả đồng tình cho rằng, trong cách mạng logistics, AI, IoT, blockchain là "chìa khoá". Ảnh: Cấn Dũng

Nhân lực logistics và thách thức thời AI

Từ góc nhìn nghiên cứu và đào tạo, TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa - Phó trưởng Ban Nghiên cứu, Hiệp hội Phát triển nhân lực logistics Việt Nam (VALOMA) - cho rằng, AI là công cụ hiệu quả nếu được sử dụng đúng cách.

“Trong nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các công cụ AI như Google Notebook để xử lý và phân tích dữ liệu lớn. Nếu sử dụng tốt, AI có thể tăng năng suất và độ chính xác lên đáng kể”, bà Hòa nhấn mạnh.

Tuy nhiên, bà cũng lưu ý: “Nếu không kiểm soát dữ liệu đầu vào, AI có thể đưa ra kết quả sai lệch. Dù AI mạnh mẽ nhưng vẫn cần con người dẫn dắt, làm chủ và kiểm tra”. Với bà Hòa, AI là “cơn địa chấn” làm thay đổi ngành, nhưng đồng thời là cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nếu được tiếp cận đúng hướng.

Có thể thấy, chuyển đổi số trong logistics không chỉ dừng lại ở ứng dụng từng công nghệ đơn lẻ. Như chia sẻ của đại diện các doanh nghiệp và hiệp hội, "chìa khóa" thành công nằm ở việc tạo ra một hệ sinh thái kết nối, nơi dữ liệu được chia sẻ minh bạch, công nghệ vận hành xuyên suốt và con người nắm vai trò điều phối trung tâm.

Bộ Công Thương đang hoàn thiện Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam thời kỳ 2025 - 2035, tầm nhìn đến năm 2045, đặt mục tiêu giảm chi phí logistics xuống 12 - 15% GDP, tốc độ tăng trưởng ngành đạt 15 - 20% mỗi năm. Đồng thời, logistics sẽ được tích hợp trong Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia, với 30% phương tiện chuyển sang năng lượng sạch và 80% doanh nghiệp áp dụng chuyển đổi số.

Nhóm Phóng viên
Bài viết cùng chủ đề: Ngành dịch vụ logistics

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu xây dựng kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm Halal

Thương mại Việt Nam - Thái Lan: Động lực từ 'Ba kết nối'

Doanh nghiệp Trung Quốc đến TP. Hồ Chí Minh tìm cơ hội giao thương

Triển lãm Top Thai Brands: Khai thác tiềm năng thị trường Việt

Khai mạc Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2025

Xuất nhập khẩu: Bước nhảy vọt sau hơn hai thập kỷ

Tăng tiêu thụ sản phẩm địa phương qua thương mại điện tử

Hải quan khu vực II cảnh báo thủ đoạn buôn lậu mới

Thụy Điển muốn tăng gấp đôi doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam

Indonesia lên kế hoạch ngừng nhập khẩu gạo: Không đáng ngại

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng ổn định

Việt Nam đạt Top 5 thị trường xuất khẩu của Campuchia

Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về thị trường cho trái vải

Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Tăng cảnh báo từ sớm, từ xa cho doanh nghiệp khi Ấn Độ siết phòng vệ

Nhiều giải pháp thúc đẩy tiêu dùng trên nền tảng số

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Vinachem sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam