Cơ hội ngành dệt may tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu

Nhờ nỗ lực đa dạng hoá thị trường xuất khẩu cùng với hiệu quả từ hoạt động xúc tiến thương mại là cơ hội lớn để ngành dệt may tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu.
Người lao động ngành dệt may trước sức ép 'xanh hóa' Doanh nghiệp dệt may 'vượt sóng' thành công Dệt may, da giày chắc chân trong nhóm xuất khẩu tỷ USD

Phát triển ngành dệt may gắn với bảo vệ môi trường sinh thái

Theo Bộ Công Thương, những năm qua, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng của nền kinh tế. Trong tất cả các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu hiện nay, dệt may là ngành có kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng cao - một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực, giữ vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế, chiếm 12 - 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Sau hơn 17 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng gần 8 lần so với thời điểm Việt Nam chính thức gia nhập WTO (từ 48 tỷ USD năm 2007, lên cao nhất là 371,85 tỷ USD năm 2022). Bên cạnh đó, ngành dệt may hiện sử dụng hơn 2 triệu lao động công nghiệp, chiếm tỷ trọng trên 10% so với lao động công nghiệp cả nước. Như vậy, ngành dệt may đóng một vai trò quan trọng không chỉ mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 3 của cả nước mà còn góp phần ổn định an sinh xã hội.

Cơ hội ngành dệt may tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu
Tổng kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may ước đạt 44 tỷ USD năm 2024, tăng 11,26% so với năm 2023. Ảnh: Đ.N

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, ngành dệt may Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng ấn tượng. Theo đó, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 44 tỷ USD, tăng 11,26% so với năm 2023; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 25 tỷ USD, tăng 14,79%; cán cân thương mại xuất siêu 19 tỷ USD, tăng 6,93% so với năm 2023.

Các thị trường xuất khẩu chính của ngành đều có sự tăng trưởng ấn tượng, trong đó, đứng đầu là Hoa Kỳ, ước đạt 16,71 tỷ USD, tăng 12,3% so với năm 2023 và chiếm tỷ trọng 37,98% tổng kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu sang Nhật Bản ước đạt 4,57 tỷ USD, tăng 6,18%; Liên minh châu Âu (EU) ước đạt 4,3 tỷ USD, tăng 7,66%; Hàn Quốc ước đạt 3,93 tỷ USD, tăng 10,36%; Trung Quốc ước đạt 3,65 tỷ USD, tăng 1,76%...

Nhằm hỗ trợ ngành dệt may trong việc tiếp cận với những công nghệ, xu hướng đang diễn ra trên thế giới, phù hợp với định hướng và góp phần thực hiện các mục tiêu cụ thể đối với ngành dệt may, Bộ Công Thương đã tham mưu và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1643/QĐ-TTg ngày 29/12/2022 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày đến năm 2030.

Trong đó, đã đưa ra quan điểm phát triển ngành dệt may: Xuất khẩu tiếp tục là động lực chính, quan trọng cho phát triển và tăng trưởng ngành dệt may, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu và phát triển tối đa thị trường nội địa; nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm thời trang dệt may Việt Nam. Cùng với đó, phát triển ngành dệt may gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm xã hội, đảm bảo phù hợp mục tiêu phát triển bền vững và các cam kết quốc tế. Phát triển ngành dệt may phù hợp với chiến lược và định hướng phát triển công nghiệp Việt Nam; phù hợp với phát triển các ngành kinh tế có liên quan, đồng thời gắn với hội nhập quốc tế và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Để triển khai các mục tiêu và định hướng của Chiến lược phát triển ngành dệt may, trong năm 2025, Bộ Công Thương đã và đang phối hợp với các hiệp hội của ngành dệt may trong việc xây dựng Kế hoạch phát triển bền vững ngành dệt may - da giày. Trong đó, sẽ có đề xuất các chính sách để giúp các doanh nghiệp dệt may chuyển đổi sản xuất sang mô hình xanh và bền vững.

Nâng vị thế của Việt Nam là trung tâm sản xuất dệt may hàng đầu

Trong bối cảnh địa chính trị và thương mại quốc tế đang có nhiều biến động, mức tồn kho cao, nhu cầu hàng hóa nói chung, sản phẩm dệt may nói riêng sụt giảm nghiêm trọng, chi phí nguyên, nhiên vật liệu tăng cao, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang gặp một số khó khăn trong việc tìm kiếm và duy trì thị trường, tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên liệu.

Nhằm đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu cho ngành dệt may, đại diện Cục Cúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, tiếp nối thành công từ Triển lãm Quốc tế ngành dệt may và Công nghệ dệt Việt Nam - VIATT 2024, từ ngày 26-28/2, tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP. Hồ Chí Minh, Cục Xúc tiến thương mại sẽ tiếp tục phối hợp với Tập đoàn Messe Frankfurt (Đức) tổ chức Triển lãm Quốc tế ngành dệt may và Công nghệ dệt Việt Nam - VIATT 2025.

Cơ hội ngành dệt may tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu
Triển lãm Quốc tế ngành dệt may và Công nghệ dệt Việt Nam - VIATT 2024 đã thu hút sự tham gia của nhiều đối tác trong nước và quốc tế. Ảnh: T.H

VIATT 2025 thu hút sự tham gia của hơn 400 nhà trưng bày với trên 500 gian hàng trên diện tích 15.000 m². VIATT 2025 trưng bày loạt các sản phẩm và giải pháp bao phủ toàn bộ lĩnh vực dệt may, bao gồm vải và phụ kiện may mặc, sợi và chất xơ, quần áo, dệt may dân dụng và gia công, dệt may công nghiệp, vải không dệt và thiết bị dệt may, dịch vụ cấp chứng nhận và giải pháp dệt may…

"Sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng giúp nâng cao vị thế của Việt Nam là trung tâm sản xuất dệt may hàng đầu và mang đến cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành dệt may từ các nước ASEAN, châu Âu và các khu vực khác" - đại diện Cục Xúc tiến thương mại cho biết.

Cũng theo Cục Xúc tiến thương mại, triển lãm năm nay chú trọng vào những xu hướng tương lai của ngành, với việc giới thiệu khu Econogy (khu vực phát triển bền vững); khu Giải pháp sáng tạo và số hóa, tập trung nhấn mạnh sự chuyển biến của ngành hướng đến tính bền vững và đổi mới công nghệ.

Năm nay, triển lãm thu hút sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp trưng bày quốc tế, đặc biệt là khu gian hàng quốc gia/vùng lãnh thổ đến từ Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pakistan, Đài Loan (Trung Quốc) và Thái Lan, cùng với sự ra mắt lần đầu tiên của Khu gian châu Âu tại triển lãm.

Một số doanh nghiệp trưng bày nổi bật đến từ châu Âu có thể kể đến như: Bossa Ticaret Ve Sanayi Isletmeleri TAS (Thổ Nhĩ Kỳ), Chargeurs PCC Asia Limited (Pháp), Hohmann GmbH & Co. Kg, Homeplus (Đức); Technical Absorbents Ltd (Anh), Alumo AG (Thụy Sĩ)…

Điểm nhấn tại VIATT 2025 còn có khu gian hàng Thương hiệu quốc gia Việt Nam. Đây là nơi để các doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác và chứng tỏ vai trò dẫn dắt của mình trong lĩnh vực dệt may. Với sự tham gia đông đảo của các doanh nghiệp từ châu Âu và châu Á trưng bày các sản phẩm đa dạng trong lĩnh vực dệt may, VIATT 2025 dự kiến sẽ tiếp tục nâng cao vị thế là điểm đến hàng đầu cho các nhà mua hàng dệt may tại khu vực ASEAN.
Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Brazil tăng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam

Brazil tăng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam

Brazil cũng tăng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam với mức tăng 53,8% về lượng và 38,6% về trị giá so với năm 2023, đạt 50,5 nghìn tấn, trị giá 136,6 triệu USD.
Xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ 2 tháng gặp nhiều thuận lợi

Xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ 2 tháng gặp nhiều thuận lợi

Hai tháng đầu năm 2025, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,45 tỷ USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ.
Nhiều hiệp hội, ngành hàng kiến nghị Tổng Bí thư về nút thắt công bố sản phẩm hàng hóa

Nhiều hiệp hội, ngành hàng kiến nghị Tổng Bí thư về nút thắt công bố sản phẩm hàng hóa

9 hiệp hội, hội ngành nghề đã chỉ ra nhiều bất cập trong quy định công bố hợp quy sản phẩm hàng hóa và kiến nghị Tổng Bí thư về quy định này.
Ngày đầu Hải quan triển khai mô hình tổ chức mới, xuất nhập khẩu đạt 1,05 tỷ USD

Ngày đầu Hải quan triển khai mô hình tổ chức mới, xuất nhập khẩu đạt 1,05 tỷ USD

Thông tin vào sáng 16/3, Cục Hải quan cho biết, ngày đầu Cục Hải quan triển khai theo mô hình tổ chức bộ máy mới, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1,05 tỷ USD.
Việt Nam là thị trường cung cấp chè thứ 14 cho Anh

Việt Nam là thị trường cung cấp chè thứ 14 cho Anh

Năm 2024, Việt Nam là thị trường cung cấp chè lớn thứ 14 cho Anh, đạt 994 tấn, trị giá 2,01 triệu USD, tăng 356% về lượng và 143,2% về trị giá so với cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp cần lưu ý gì về thủ tục xuất nhập khẩu mới của Singapore?

Doanh nghiệp cần lưu ý gì về thủ tục xuất nhập khẩu mới của Singapore?

Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, nước này đã áp dụng một số quy định mới trong thủ tục xuất nhập khẩu, đồng thời đang tham vấn về một số vấn đề liên quan.
Khai mạc Hội chợ triển lãm thương mại tỉnh Gia Lai 2025

Khai mạc Hội chợ triển lãm thương mại tỉnh Gia Lai 2025

Hội chợ nhằm giới thiệu, tôn vinh các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của tỉnh Gia Lai đến với người dân trong và ngoài tỉnh.
EU không áp thuế với thép cuộn cán nóng của Hòa Phát

EU không áp thuế với thép cuộn cán nóng của Hòa Phát

Ủy ban châu Âu (EC) vừa có thông báo không áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép cuộn cán nóng của Hòa Phát nhập khẩu vào EU.
Xây dựng thương hiệu hạt điều Bình Phước vươn ra thế giới

Xây dựng thương hiệu hạt điều Bình Phước vươn ra thế giới

Ngành Công Thương tỉnh Bình Phước đã có nhiều giải pháp trong hoạt động xúc tiến thương mại để sản phẩm hạt điều của tỉnh xuất khẩu đến nhiều nơi trên thế giới.
KOL, KOC phải có trách nhiệm hỗ trợ người tiêu dùng

KOL, KOC phải có trách nhiệm hỗ trợ người tiêu dùng

Theo các chuyên gia, không chỉ mỗi nhà bán hàng có trách nhiệm về việc khiếu nại của người tiêu dùng, mà các KOL, KOC cũng phải có trách nhiệm hỗ trợ.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: 4 giải pháp ‘thúc’ thương mại điện tử Lào Cai phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: 4 giải pháp ‘thúc’ thương mại điện tử Lào Cai phát triển

Nhiều giải pháp được đưa ra giúp tỉnh Lào Cai thực hiện mục tiêu lọt vào danh sách 20 tỉnh, thành phố dẫn đầu toàn quốc về chỉ số phát triển thương mại điện tử.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân dự Hội nghị phát triển thương mại điện tử tỉnh Lào Cai

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân dự Hội nghị phát triển thương mại điện tử tỉnh Lào Cai

Sáng 14/3, tại thành phố Lào Cai, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị phát triển thương mại điện tử tỉnh Lào Cai năm 2025.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm việc với Lào Cai về xây dựng khu hợp tác kinh tế

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm việc với Lào Cai về xây dựng khu hợp tác kinh tế

Chiều 13/3, tại Lào Cai, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt Nam-Trung Quốc.
Dư địa xuất khẩu hàng hóa sang Singapore còn rất lớn

Dư địa xuất khẩu hàng hóa sang Singapore còn rất lớn

Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Singapore dư địa còn rất lớn. Do đó, cần hỗ trợ doanh nghiệp kết nối giao thương, đẩy mạnh xuất khẩu.
Kết quả rà soát áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ với đường mía nhập khẩu

Kết quả rà soát áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ với đường mía nhập khẩu

Bộ Công Thương ban hành Quyết định kết quả rà soát áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm đường mía nhập khẩu.
Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Công Thương nghiên cứu giải pháp tăng xuất khẩu trái cây

Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Công Thương nghiên cứu giải pháp tăng xuất khẩu trái cây

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ trưởng Bộ Công Thương nghiên cứu nội dung báo chí phản ánh về việc mở rộng thị trường, tăng xuất khẩu rau quả.
Sàn thương mại điện tử tăng phí, người bán lo mất khách

Sàn thương mại điện tử tăng phí, người bán lo mất khách

Trước quyết định tăng phí bán hàng của các sàn thương mại điện tử, nhiều chủ hàng bày tỏ sự lo lắng về nguy cơ sẽ mất đi một số lượng lớn khách hàng.
Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử chịu phí ra sao?

Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử chịu phí ra sao?

Từ 1/4, các sàn thương mại điện tử như Shopee và TikTok Shop sẽ đồng loạt tăng phí đối với người bán và điều chỉnh dịch vụ vận chuyển.
Nâng cao kỹ năng cho doanh nghiệp nữ Việt Nam

Nâng cao kỹ năng cho doanh nghiệp nữ Việt Nam

Khóa đào tạo trực tuyến giúp doanh nghiệp nữ Việt Nam xuất khẩu sang EU qua thương mại điện tử cung cấp các kiến thức về quy trình xuất khẩu.
Doanh nghiệp Việt vươn xa nhờ xúc tiến thương mại

Doanh nghiệp Việt vươn xa nhờ xúc tiến thương mại

Xúc tiến thương mại giúp doanh nghiệp Việt mở rộng thị trường, thu hút đầu tư. Nhờ đó, hàng hóa Việt Nam vươn xa và nâng cao sức cạnh tranh trên thế giới.
Đa dạng thị trường, mở rộng không gian cho xuất khẩu gỗ

Đa dạng thị trường, mở rộng không gian cho xuất khẩu gỗ

Để ngành gỗ phát triển bền vững, bên cạnh việc đáp ứng quy định về xuất xứ, doanh nghiệp cần đầu tư vào công nghệ và mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới.
Quảng Nam: Xúc tiến thương mại theo thế mạnh từng địa phương

Quảng Nam: Xúc tiến thương mại theo thế mạnh từng địa phương

Năm 2025, tỉnh Quảng Nam sẽ tổ chức chuỗi hoạt động xúc tiến thương mại tại từng huyện để quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm theo thế mạnh từng địa phương.
Mở trang mới hợp tác logistics đường sắt Việt Nam - Quảng Tây

Mở trang mới hợp tác logistics đường sắt Việt Nam - Quảng Tây

Chiều 12/3, tại Hà Nội, Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phối hợp Sở Thương mại Quảng Tây tổ chức Hội nghị Hợp tác logistics đường sắt Việt Nam – Trung Quốc.
HortEx Vietnam 2025: Ngày hội giao thương của ngành rau, hoa, quả

HortEx Vietnam 2025: Ngày hội giao thương của ngành rau, hoa, quả

Triển lãm & Hội thảo quốc tế lần thứ 7 về Công nghệ sản xuất và chế biến rau, hoa, quả tại Việt Nam (HortEx Vietnam 2025) vừa khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh.
GENTEXH 2025 thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp vải không dệt

GENTEXH 2025 thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp vải không dệt

Triển lãm quốc tế về công nghệ vải không dệt và vệ sinh, diễn ra từ ngày 12-14/3/2025, mang đến cơ hội phát triển cho ngành công nghiệp vải không dệt.
Mobile VerionPhiên bản di động