Thứ hai 21/04/2025 07:52

Chung tay san sẻ khó khăn cùng phụ nữ dân tộc thiểu số

Dự án Home for Life của Home Credit được triển khai tại tỉnh Yên Bái nhằm hỗ trợ phụ nữ, nhất là phụ nữ dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn.

Trong năm đầu tiên triển khai dự án này, Home Credit đã tài trợ vốn cho Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Yên Báiđể hỗ trợ các gói vay 0% lãi suất tới những người phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, trong đó đa số là phụ nữ dân tộc thiểu số.

Chương trình này là động lực giúp họ thoát nghèo, sớm làm chủ cuộc sống, đồng thời gián tiếp giúp đỡ những thành viên khác trong gia đình họ.

Đại diện Home Credit trao tặng gói vay vốn hỗ trợ phụ nữ tỉnh Yên Bái

Những gói vay này sẽ hỗ trợ chị em phụ nữ trong các hoạt động thiết thực với cuộc sống hàng ngày như: Sửa sang nhà cửa, đóng học phí cho con cái, cải tạo cây trồng và mua giống vật nuôi… để gia tăng thu nhập.

Bên cạnh việc trao vốn, chị em phụ nữ được tham gia các buổi đào tạo, tập huấn về kỹ năng quản lý tài chính cá nhân, lập kế hoạch chi tiêu, kỹ năng sản xuất để giúp họ tự chủ về kinh tế.

Chia sẻ về buổi tập huấn, chị Hoàng Thị Công (Nghĩa Lộ, Yên Bái) cho biết, tại đây, chị được trao đổi và học hỏi cách quản lý tài chính hợp lý hơn từ giảng viên và các hội viên khác trong Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, từ đó có thêm kinh nghiệm quản lý chi tiêu, đầu tư cho bản thân và gia đình. “Trước khi được nhận nguồn vốn hỗ trợ, tôi cũng nhiều lần băn khoăn không biết nên vay ở đâu để cải tạo lại đất, nhận cây giống về trồng để tăng thêm thu nhập. May mắn có chương trình ý nghĩa này, tôi có cơ hội được tiếp cận nguồn vốn nên rất vui và phấn khởi”- chị Công tâm sự.

Theo bà Phạm Thị Bích Liên - Trưởng phòng Vận hành Tiếp thị và Phát triển Bền vững Home Credit Việt Nam, phụ nữ là một trong những đối tượng được ưu tiên hỗ trợ trong Chiến lược Tài chính Toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Do đó, công ty tài chính này đặc biệt tập trung hướng tới mục tiêu mở rộng dự án để hỗ trợ phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn cũng như cam kết mang đến cơ hội tiếp cận nguồn vốn đáng tin cậy cho họ.

Hương Giang
Bài viết cùng chủ đề: Công tác dân tộc

Tin cùng chuyên mục

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Chè Shanam: Tinh hoa từ những búp chè cổ thụ Tà Xùa

Viện trưởng AIT: Du lịch phiên bản 2025 ‘Một chuyến đi – nghìn đơn hàng’

Longform | Sơn La: Cà phê Bích Thao và hành trình xây dựng thương hiệu

Cao Bằng: Nhiều giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con dân tộc

Thái Nguyên: Phát triển sản phẩm thế mạnh vùng dân tộc gắn với du lịch

Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt trên đất đỏ Tây Nguyên

Trồng nấm đông trùng hạ thảo: Mô hình thoát nghèo của bà con vùng núi Lai Châu

Người dân xã đạt chuẩn nông thôn mới ở huyện miền núi Quảng Nam: Còn nhiều tâm tư

‘Vàng xanh’ trên đỉnh non ngàn

Đưa sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số lên ‘sàn’