Thứ sáu 09/05/2025 12:15

Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Nhiều mô hình trồng trọt và chăn nuôi phát triển kinh tế theo hướng khoa học và đổi mới làm cho bào dân tộc Chứt ở xã biên giới Trọng Hoá

Xã miền núi Trọng hóa (huyện Minh Hóa) là xã vùng biên của tỉnh Quảng Bình, đa phần đồng bào dân tộc Chứtsinh sống, còn lại là người Mã Liềng, người Khùa và Kinh. Từ nguồn đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1: 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), nhiều mô hình sinh kế cho đồng bào đã và đang được triển khai với mục tiêu giúp đồng bào thoát nghèo bền vững.

Xã Trọng Hóa hiện có hơn 900 hộ, với 4.433 khẩu, trong đó đồng bào dân tộc Chứt chiếm phần lớn dân số trong xã.

Xã miền núi Trọng Hoá, huyện Minh Hoá nơi đa phần đồng bào dân tộc Chứt sinh sống

Trước đây, bà con luôn có tư tưởng “trông chờ ỷ lại” vào sự trợ cấp của Nhà nước. Nhưng những năm gần đây, đồng bào ở xã Trọng Hóa đã có sự chuyển biến mạnh mẽ trong cách nghĩ, cách làm, đã biết tự thân vận động, hăng hái lao động, sản xuất.

Ông Hồ Phin - Chủ tịch UBND xã Trọng Hoá cho biết, thời gian qua, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, của tỉnh và địa phương đến nay cuộc sống của người dân đã có những nét đổi mới. Hệ thống giao thông từ trung tâm xã đến các bản làng đều đã được cứng hóa; gần 100% các hộ trong xã đã có điện sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất; các trường học trên địa bàn đã cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học của con em đồng bào trong xã.

Từ xưa, đồng bào vốn quen trồng lúa rẫy theo phương thức “phát, đốt, cốt, trỉa”, mọi sự nhờ Giàng. Nhận thấy tiềm năng phát triển cây lúa nước, UBND xã Trọng Hóa đã triển khai thử nghiệm mô hình lúa nước trên ruộng bậc thang ở bản Dộ - Tà Vờng.

Thời gian qua, nhờ Chương trình 1719, xã miền biên thuận lợi hơn để chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào. Theo đó, thực hiện tiểu dự án 2, thuộc Dự án 3 (Chương trình MTQG 1719) về hỗ trợ các mô hình trồng trọt, chăn nuôi. Ủy ban nhân dân xã Trọng Hóa đã xây dựng Dự án nuôi dê cỏ sinh sản triển khai trong phạm vi 21 hộ đồng bào Chứt. Với tổng kinh phí gần 400 triệu đồng, trong đó nguồn vốn từ Chương trình MTQG 1719 đầu tư gần 300 triệu đồng, vốn đối ứng của người dân tham gia mô hình đối ứng 100 triệu đồng dự án tổ hợp tác chăn nuôi dê cỏ tại bản Dộ - Tà vờng. Xây dựng phương án phát triển mô hình nuôi dê cỏ tại bản Ông Tú. Với mục tiêu, hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển giao khoa học kỹ thuật để đồng bào phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo.

Chương trình MTQG 1719 đã và đang tác động tích cực đến đời sống đồng bào Chứt ở Trọng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình). Ngoài ra, việc thử nghiệm thành công và nhân rộng mô hình lúa nước trên ruộng bậc thang ở bản Dộ - Tà Vờng đã mở ra một hướng sản xuất mới cho đồng bào nơi đây. Khi tiếp nhận nguồn vốn của Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc và miền nú. Tại bản Lòm, dự án trồng lúa nước có quy mô 6ha với tổng mức đầu tư hơn 5 tỷ đồng cũng đang gấp rút để triển khai giai đoạn 2. Khi dự án hoàn thành, trung bình mỗi hộ gia đình sẽ được cấp 1,5 sào đất trồng lúa nước. Dự án thủy lợi làm lúa nước tại bản Lòm – Ka Chăm đang mong chờ được cày cấy trên ruộng lúa nước của chính mình.

Mô hình phát triển kinh tế mới giúp đồng bào dân tộc nơi đây có đời sống ấm no hơn

Nhiều quyết sách của chính quyền Trọng Hóa nhận được sự ủng hộ từ nhân dân vì mang lại nhiều lời ích thiết thực. Từ nguồn của Chương trình mục tiêu Quốc gia, xã Trọng Hóa phân bổ kinh phí đầu tư cho việc hỗ trợ chuyển đổi nghề cho bà con đồng bào. Cuộc sống bà con gắn với rừng, chính quyền phân bổ hơn 1,2 tỷ đồng cho việc chi hỗ trợ khoán bảo vệ rừng trong thời gian dài. Theolãnh đạo chính quyền xã Trọng Hóa, địa phương đang hỗ trợ và khuyến khích người dân trồng rừng bằng các giống cây rừng bản địa, như: Lim, trắc, trầm dó, trám, vàng tim…

Hiện trên địa bàn xã Trọng Hóa có nhiều hộ dân thực hiện mô hình trồng rừng bằng giống cây bản địa, bước đầu, cây phát triển rất tốt, hứa hẹn mang lại hiệu quả cao, như: Ông Hồ Khiên (bản Dộ-Tà Vờng); ông Hồ Xi, Hồ Lan (bản Cha Cáp). Đặc biệt, cây dổi có thể thu hạt để làm gia vị, hiện trên thị trường hạt dổi có giá cao, được ví như “vàng ròng” của rừng xanh. Hơn 200 triệu.

Ông Hồ Khiên trú bản Tà Vờng, xã Trọng Hoá chia sẻ, "bản làng của chúng tôi nay đổi mới rồi. Bà trước trồng lúa rẫy bấp bênh, khi đói khi no nay đã biết trồng lúa nước. Bà con còn biết chăn nuôi thêm con bò, con dê và biết trồng rừng kinh tế chứ không phá rừng nữa. Tất cả là đều từ đường lối lãnh đạo đúng đắn của Ðảng, Nhà nước, bà con rất phấn khởi".

Cùng với đó, nhiều dự án phát triển kinh tế cho bà con đồng bào nơi đây đang được chính quyền Trọng Hóa chuẩn bị các phương án thực hiện, hứa hẹn đạt hiệu quả cao. Kinh tế đang dần đổi màu trên vùng quê miền biên viễn với hứa hẹn một cuộc sống ấm no hạnh phúc cho đồng bào người dân tộc thiếu số nơi đây

Kiều Anh
Bài viết cùng chủ đề: Công tác dân tộc

Tin cùng chuyên mục

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới