Từ chuỗi quyết sách mới của Quốc hội: Vùng đồng bào dân tộc thiểu số 'vươn mình'

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Chuỗi quyết sách mới liên quan đến công tác dân tộc của Quốc hội đã giúp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi “vươn mình” bước vào kỷ nguyên mới.
Tập huấn thông tin đối ngoại cho cán bộ làm công tác dân tộc Đề xuất Hệ thống chỉ tiêu thống kê công tác dân tộc Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Chuỗi quyết sách mới của Quốc hội về công tác dân tộc

Theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”. “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”...

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân
Đảng, Nhà nước luôn quan tâm có các chính sách về công tác dân tộc (Nguồn: TTXVN)

“Đất nước Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống chủ yếu là các dân tộc Kinh, Mông, Dao, Tày, Nùng, Hoa, Giấy, Lô Lô, Pu Péo, La Chí, Phù Lá… Theo số liệu mới nhất, tính đến ngày 31/10/2023, tổng dân số cả nước là 99.907.255 người với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó, có hơn 82 triệu người dân tộc Kinh (chiếm 85,3%); còn 14,7 % là 53 dân tộc thiểu số, thường cư trú chủ yếu ở các vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Tây Duyên hải miền Trung. Đây là những vùng trọng yếu về quốc phòng, an ninh, đối ngoại nhưng do địa hình bị chia cắt mạnh, khí hậu khắc nghiệt, kết cấu hạ tầng kém, giao thông đi lại khó khăn, thường xuyên bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu, môi trường; thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt… nên ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt và sự phát triển kinh tế, xã hội của đồng bào dân tộc nơi đây.

Với mục tiêu “xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân và vì dân”, trải qua gần 80 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Quốc hội Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, luôn đặt lợi ích của quốc gia, của dân tộc, của Nhân dân lên hàng đầu; nắm vững và vận dụng đúng đắn các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng vào các hoạt động lập hiến, lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.

Trên tinh thần làm việc thẳng thắn, trách nhiệm, chuyên nghiệp, Quốc hội Việt Nam đã ban hành các quyết sách đúng đắn, xuất phát từ nhu cầu, lợi ích của quốc gia, của dân tộc; đáp ứng sự kỳ vọng của Nhân dân, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước. Đồng thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại; làm “thay da, đổi thịt” vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS và MN). Qua đó, góp phần đưa đất nước Việt Nam ngày càng phát triển, phồn thịnh, sánh vai với các cường quốc năm châu; Nhân dân các dân tộc Việt Nam có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc; dân tộc Việt Nam luôn đoàn kết một lòng, tin tưởng tuyệt đối vào đường lối, chủ trương, sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; chung tay, quyết tâm xây dựng và bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, Quốc hội Việt Nam đã ban hành trên 100 luật, bộ luật, trong đó, có khoảng 300 điều liên quan đến công tác dân tộc. Có trên 190 chính sách đang thực hiện tại vùng đồng bào DTTS và MN do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành, trong đó, có trên 136 chính sách dân tộc. Các chính sách tập trung vào các nhóm vấn đề lớn như: Chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm; y tế, dân số, chăm sóc sức khoẻ nhân dân; văn hoá, thể thao, du lịch; thông tin, truyền thông, phổ biến pháp luật, trợ giúp pháp lý; bình đẳng giới, trẻ em…

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân
Đất nước Việt Nam ngày càng phát triển, giàu đẹp, văn minh. (Ảnh: Lan Phương)

Đặc biệt, một số nghị quyết mới của Quốc hội đã thể hiện rõ quan điểm đổi mới, mục tiêu phát triển, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện của Đảng, Nhà nước, Quốc hội đối với vùng DTTS và MN trong công cuộc hội nhập và phát triển của đất nước, như: Nghị quyết số 88/2019/QH14 phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Nghị quyết số 120/2020/QH14 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021 - 2030. Nghị quyết số 24/2021/QH15 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Nghị quyết số 25/2021/QH15 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/01/2024 về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình MTQG…

Đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Hà Giang Lý Thị Lan cho biết: Các chính sách dân tộc của Quốc hội, Chính phủ ban hành nhằm đầu tư hiệu quả các nguồn lực để khai thác và phát huy tốt tiềm năng, lợi thế vùng đồng bào DTTS và MN; đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập so với bình quân chung của cả nước. Đặc biệt, giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn; giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá cải thiện rõ rệt đời sống của Nhân dân. Nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người dân tộc thiểu số…

Mục tiêu các chính sách là phấn đấu đến năm 2025: Mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng lên 2 lần so với năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiếu số mỗi năm giảm 3%. 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được trải nhựa hoặc bê tông; 70% thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa. 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố. 99% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện phù hợp. 90% đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. 100% đồng bào dân tộc thiếu số được xem truyền hình và nghe đài phát thanh. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường đạt từ 90% đến 98%; tăng cường công tác y tế để đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại…

Triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả

Bám sát nội dung các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, cần triển khai, thực hiện đồng bộ, hiệu quả với quyết tâm chính trị cao. Tại các phiên họp thường kỳ, Chính phủ, Thường trực Chính phủ đã tổ chức đánh giá, trao đổi, thảo luận để có định hướng, chỉ đạo kịp thời. Trong các văn bản chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo toàn diện, sát thực tế, đặt ra yêu cầu cao nhất và các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Bên cạnh đó, chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương, địa phương chủ động rà soát, xử lý tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; có văn bản hướng dẫn kịp thời để triển khai thực hiện, giải ngân vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia…

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân
Quốc hội Việt Nam, Chính phủ Việt Nam tổ chức nhiều cuộc họp để triển khai, đánh giá và bàn giải pháp tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia. (Ảnh: Quochoi.vn)

Công tác phân bổ, giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2021-2025 và dự toán ngân sách nhà nước hàng năm từ nguồn ngân sách trung ương cho các bộ ngành, địa phương triển khai thực hiện đúng quy định và hướng dẫn hiện hành. Việc phân bổ vốn đảm bảo ưu tiên nguồn lực ngân sách để tập trung đầu tư, hỗ trợ những nơi khó khăn hơn.

Các tỉnh, thành phố cũng đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các sở, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao; xây dựng khung chính sách đảm bảo phù hợp với đặc điểm của từng vùng, miền. Chủ động rà soát, tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm để tập trung xử lý các vướng mắc, khó khăn của địa phương liên quan đến cơ chế, chính sách, những vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức triển khai. Kịp thời báo cáo, đề xuất với các bộ, ngành Trung ương hướng dẫn xử lý, tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện; thường xuyên đôn đốc giải ngân vốn các chương trình; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cấp, ngành.

Chỉ tính riêng năm 2024, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ở Trung ương đã ban hành 22 văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện gồm: 2 Nghị định của Chính phủ; 05 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 15 văn bản của các bộ, cơ quan trung ương…

Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kịp thời ban hành, trình ban hành theo thẩm quyền các văn bản triển khai tín dụng chính sách xã hội và các chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi khác, trong đó có đối tượng thụ hưởng là đồng bào DTTS, vùng DTTS và MN. Thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng; hoàn thiện hành lang pháp lý về hoạt động cấp tín dụng, dịch vụ ngân hàng…

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương rà soát, tham mưu Thủ tướng ban hành quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu và chế độ báo cáo trực tuyến trên Hệ thống giám sát, đánh giá các Chương trình mục tiêu quốc gia.

"Quả ngọt" từ nguồn vốn

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân
Đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi được nâng lên.

Kết quả cho thấy, ước đến hết 31/12/2024, nhiều chỉ tiêu đạt từ 96 - 98,9% kế hoạch đề ra như: Tỷ lệ giảm nghèo vùng đồng bào DTTS; tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; tỷ lệ đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh... Tỷ lệ hộ đồng bào DTTS đang cư trú tại các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở được quy hoạch, sắp xếp, di dời, bố trí. Nhiều chỉ tiêu khác đạt mục tiêu kế hoạch giao như: Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông; tỷ lệ đồng bào DTTS tham gia bảo hiểm y tế… Việc hoàn thành sớm một số chỉ tiêu sẽ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo cho người dân.

Những con số biết nói trên có thể khẳng định rằng: Những quyết sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta luôn đặt mục tiêu vì lợi ích quốc gia, vì lợi ích dân tộc lên trên hết. Đáp ứng sự kỳ vọng của Nhân dân, đặc biệt là sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, 03 Chương trình mục tiêu quốc gia không chỉ giúp kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và MN ngày càng phát triển ổn định, giàu đẹp, văn minh. Đây cũng là nền tảng vững chắc đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên hội nhập và phát triển.

(Còn nữa)

Lan Phương - Hoàng Huyền
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hà Giang

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chi bộ Vụ Kế hoạch, Tài chính và Quản lý doanh nghiệp: Thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương

Chi bộ Vụ Kế hoạch, Tài chính và Quản lý doanh nghiệp: Thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương

Chiều 31/3, tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội Chi bộ Vụ Kế hoạch, Tài chính và Quản lý doanh nghiệp thuộc Đảng bộ Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2025 - 2027.
Dấu ấn nhiệm kỳ của Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng- Đoàn thể Bộ Công Thương

Dấu ấn nhiệm kỳ của Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng- Đoàn thể Bộ Công Thương

Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng - Đoàn thể nhiệm kỳ 2022-2025 đã chung sức, đồng lòng, đoàn kết, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ với nhiều dấu ấn.
Đại hội Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng - Đoàn thể Bộ Công Thương

Đại hội Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng - Đoàn thể Bộ Công Thương

Chiều 31/3, tại Hà Nội, Cơ quan chuyên trách Đảng - Đoàn thể Bộ Công Thương đã tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027.
Đảng bộ Cục Xúc tiến thương mại:

Đảng bộ Cục Xúc tiến thương mại: 'Quyết liệt, tận tâm' cho nhiệm kỳ mới

Đảng bộ Cục Xúc tiến thương mại quyết tâm đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh hội nhập, hướng tới thương mại bền vững trong nhiệm kỳ 2025-2030.
Chi bộ Vụ Chính sách thương mại đa biên: Phát triển đảng viên song hành với nhiệm vụ chuyên môn

Chi bộ Vụ Chính sách thương mại đa biên: Phát triển đảng viên song hành với nhiệm vụ chuyên môn

Đại hội Chi bộ Vụ Chính sách thương mại đa biên nhiệm kỳ 2025 - 2027 xác định công tác phát triển đảng viên phải đi đôi với nhiệm vụ chuyên môn.

Tin cùng chuyên mục

Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả! Bài 3: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả tiết kiệm năng lượng

Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả! Bài 3: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả tiết kiệm năng lượng

Để nâng cao hiệu quả thực thi, Luật sử dụng năng lượng tiết tiết kiệm và hiệu quả được sửa đổi theo hướng tăng chế tài, phân cấp mạnh cho địa phương.
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Bài 2- Đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước trong kỷ nguyên mới

Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Bài 2- Đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước trong kỷ nguyên mới

Cùng với chuyển dịch xanh, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là một trong những giải pháp quan trọng để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới.
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Bài 1- Trụ cột đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Bài 1- Trụ cột đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được xem là một trong những trụ cột quan trọng đảm bảo vững chắc an ninh năng lượng quốc gia.
HaUI đi đầu trong chuyển đổi số, xây dựng đại học thông minh

HaUI đi đầu trong chuyển đổi số, xây dựng đại học thông minh

Hiện Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) đang trên lộ trình hoàn thiện mô hình ‘Đại học thông minh”, tự chủ toàn diện và đi đầu trong xu thế chuyển đổi số.
Tăng trưởng kinh tế năm 2025: 3 nhiệm vụ của ngành Công Thương

Tăng trưởng kinh tế năm 2025: 3 nhiệm vụ của ngành Công Thương

Đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất khẩu, thúc đẩy xúc tiến thương mại là 3 nhiệm vụ được đặt ra đối với ngành Công Thương để đạt được mục tiêu tăng trưởng.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Cần có chế tài xử lý, bắt buộc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Cần có chế tài xử lý, bắt buộc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Chiều 10/2 tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức phiên họp lần 1 Ban soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng Năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Nhìn lại quá trình phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam

Nhìn lại quá trình phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương cùng các bộ, ngành, địa phương, EVN đang tích cực triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương: Hạt nhân lãnh đạo ngành

Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương: Hạt nhân lãnh đạo ngành

Những thành tựu của ngành Công Thương thời gian qua, đặc biệt trong năm 2024 đều gắn liền với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương.
Ngành công nghiệp cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới - Bài 2: Đổi mới toàn diện

Ngành công nghiệp cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới - Bài 2: Đổi mới toàn diện

Đảng, Nhà nước tiếp tục định hướng phát triển mới cho ngành công nghiệp nhằm tạo sức bật tốt cho nền kinh tế bước vào kỷ nguyên mới - tự lực, tự cường.
Ngành công nghiệp cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới - Bài 1: Phát triển nhảy vọt nhờ những quyết sách kịp thời

Ngành công nghiệp cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới - Bài 1: Phát triển nhảy vọt nhờ những quyết sách kịp thời

Đến nay, ngành công nghiệp đã có bước phát triển nhảy vọt về năng lực cạnh tranh toàn cầu; công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực dẫn dắt tăng trưởng.
80 năm thư Bác gửi giới Công Thương Việt Nam: Nguồn cảm hứng cho ngành Công Thương cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới

80 năm thư Bác gửi giới Công Thương Việt Nam: Nguồn cảm hứng cho ngành Công Thương cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Báo Cứu quốc số 66, ra ngày 13/10/1945 đã đăng thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi giới Công Thương Việt Nam.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Hợp tác quốc tế mở cơ hội chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Hợp tác quốc tế mở cơ hội chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long cho biết, Bộ Công Thương đang tích cực triển khai các chính sách và dự án để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam.
Ngành Công Thương đi đầu dẫn dắt và mở những con đường phát triển chiến lược mới

Ngành Công Thương đi đầu dẫn dắt và mở những con đường phát triển chiến lược mới

Nhân dịp Xuân mới Ất Tỵ 2025, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã trả lời phỏng vấn Báo Công Thương về ngành Công Thương năm 2024 và những nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Nghị quyết 57 -

Nghị quyết 57 - 'kim chỉ nam' để ngành Công Thương bứt phá mạnh mẽ

Nghị quyết 57 không chỉ là 'kim chỉ nam' cho sự phát triển mà còn là lời hiệu triệu mạnh mẽ, đặt nền móng cho những bước đi đột phá của ngành Công Thương.
Bộ Công Thương tăng cường hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ

Bộ Công Thương tăng cường hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ

Bộ Công Thương tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Chi bộ Vụ Pháp chế: Chủ động, sáng tạo, nâng cao bản lĩnh chính trị

Chi bộ Vụ Pháp chế: Chủ động, sáng tạo, nâng cao bản lĩnh chính trị

Sáng 16/1, Chi bộ Vụ Pháp chế, thuộc Đảng bộ Bộ Công Thương, đã tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2027.
Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay

Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay

Để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới, cần chú trọng giá trị của di sản.
Khai thác hiệu quả các FTA để thúc đẩy xuất khẩu

Khai thác hiệu quả các FTA để thúc đẩy xuất khẩu

Nghị quyết 01/NQ-CP đặt mục tiêu tăng trưởng xuất nhập khẩu mạnh mẽ, trong đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của các hiệp định thương mại (FTA).
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động thực hiện đột phá phát triển khoa học, công nghệ

Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động thực hiện đột phá phát triển khoa học, công nghệ

Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch hành động của Bộ thực hiện Nghị quyết số 03/NQ-CP của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Điện lực: Dấu ấn quan trọng của ngành Công Thương năm 2024

Điện lực: Dấu ấn quan trọng của ngành Công Thương năm 2024

Theo TS Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội, thành công của lĩnh vực điện lực là dấu ấn quan trọng của ngành Công Thương trong năm 2024.
Mobile VerionPhiên bản di động