Longform
20/11/2023 12:59
Longform | Những “sứ giả kinh tế” làm rạng danh hàng hoá, thương hiệu Việt trên thế giới

20/11/2023 12:59

Tận dụng mọi cơ hội để quảng bá sản phẩm, hàng hoá thương hiệu Việt tới bạn bè quốc tế là phương châm hoạt động của các Tham tán thương mại Việt Nam.
Longform | Những “sứ giả kinh tế” làm rạng danh hàng hoá, thương hiệu Việt trên thế giới

Tận dụng mọi cơ hội để giới thiệu, quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm, hàng hoá cũng như đưa hình ảnh, thương hiệu Việt tới bạn bè quốc tế là phương châm hoạt động mà các "sứ giả kinh tế" – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài triển khai thời gian qua. Mỗi Thương vụ một cách làm khác nhau, song đều nhằm mục tiêu rạng danh hàng hoá, sản phẩm, thương hiệu Việt Nam trên thế giới.

"Cầu nối" đưa hàng Việt vào Bắc Âu

Giữa những ngày tháng 9 lịch sử của dân tộc, ở cách Việt Nam nửa vòng trái đất, Hội chợ hàng Việt Nam tại Thuỵ Điển đã được tổ chức thành công cùng hàng loạt các hoạt động văn hóa khác của Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, thu hút đông đảo khách tham quan.

Hơn 100 mặt hàng của các doanh nghiệp Việt Nam như gạo, nước mắm, nước dừa, bột bánh cuốn, tương ớt… đã được trưng bày và bán tại hội chợ, góp phần quảng bá hàng Việt Nam chất lượng cao và hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu sang Thụy Điển nói riêng và các nước Bắc Âu nói chung.

Longform | Những “sứ giả kinh tế” làm rạng danh hàng hoá, thương hiệu Việt trên thế giới

Bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển, kiêm nhiệm thị trường Bắc Âu dễ khiến người khác cảm tình ngay trong lần gặp đầu tiên nhờ sự ấm áp, đáng tin và thanh lịch chuẩn mực của một người đã có nhiều năm làm công tác ngoại giao, Thương vụ. Trong câu chuyện của bà với chúng tôi, cụm từ “hàng Việt Nam” được nhắc đến rất nhiều.

Bà chia sẻ, Bắc Âu là các nước nhỏ, có nền kinh tế mở, hiện đại, xuất nhập khẩu thường chiếm 50-60% GDP. Mặc dù dân số ít nhưng kim ngạch nhập khẩu của các nước Bắc Âu khá ấn tượng. Đây là cơ hội cho Việt Nam – vốn là một quốc gia mạnh về sản xuất hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó, Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 đem lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang khu vực EU nói chung và Bắc Âu nói riêng.

Tuy nhiên, để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu sẽ khó hơn rất nhiều nếu so với các nước trong EU có dân số lớn và nằm ở vị trí trung tâm châu Âu. Nguyên nhân do Bắc Âu nằm ở rất xa, chi phí để đưa hàng hoá đến đây rất lớn. Doanh nghiệp Việt Nam thường chọn đưa hàng vào thị trường Bắc Âu thông qua các nhà nhập khẩu trung gian lớn tại Đức, Pháp, Bỉ, Hà Lan, và Ba Lan.

Đối với công tác xúc tiến thương mại, phương thức tiếp cận với phương thức cũ cũng không mang lại hiệu quả cao mà cần phải định hướng lại với cách tiếp cận mới. Chính vì vậy, Thương vụ đã tận dụng tất cả những dịp như Lễ, Tết, ngày Quốc khánh Việt Nam… để có thể mời khách đến với Thương vụ, quảng bá cho hình ảnh, thương hiệu, hàng hoá Việt Nam bằng những thứ nhỏ nhất như đồ ăn, nước uống… Rồi đến những hội chợ với quy mô lớn hơn cùng ăm ắp những thương hiệu Việt Nam như cà phê Trung Nguyên, mỳ tôm Hảo Hảo, phở Vifon, tương ớt Chinsu, Vinamit… đã giúp đưa các sản phẩm, hàng hoá Việt đến người dân nước sở tại một cách nhẹ nhàng và tự nhiên nhất.

Longform | Những “sứ giả kinh tế” làm rạng danh hàng hoá, thương hiệu Việt trên thế giới

Bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy cho biết, với điều kiện thị trường ở xa, chi phí xúc tiến thương mại hạn chế, Thương vụ xác định: Thứ nhất, cần quảng bá để tăng sự hiện diện của hàng Việt Nam tại thị trường. Chỉ cần người tiêu dùng nước sở tại biết đến hàng Việt Nam, các doanh nghiệp sẽ nhập khẩu nhiều hàng Việt Nam thì cho dù không nhập khẩu trực tiếp từ Việt Nam mà thông qua các đầu mối tại các nước EU khác cũng giúp tăng kim ngạch xuất khẩu nói chung của Việt Nam.

Thứ hai, tập trung xuất khẩu tại chỗ. Hiện nay, các tập đoàn bán lẻ của Bắc Âu hoạt động trên khắp thế giới về tất cả các lĩnh vực như: Thực phẩm, đồ gia dụng, thủ công, mỹ nghệ... Nếu như doanh nghiệp Việt Nam cung cấp được hàng cho các tập đoàn này, hoặc vận động các tập đoàn này đầu tư vào Việt Nam, đồng nghĩa với việc hàng sản xuất tại Việt Nam sẽ được phân phối tại mạng lưới bán lẻ rộng khắp của họ. Do vậy, việc thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, thu hút các tập đoàn có sẵn mạng lưới phân phối toàn cầu của các nước này về Việt Nam đầu tư sản xuất rồi xuất khẩu ngược lại vào hệ thống phân phối của họ cần được ưu tiên. Khi đó, không chỉ tăng đầu tư, kim ngạch xuất khẩu sang các nước Bắc Âu cũng sẽ tăng.

Longform | Những “sứ giả kinh tế” làm rạng danh hàng hoá, thương hiệu Việt trên thế giới

Nhờ đó, từ chỗ không mấy phổ biến ở thị trường Bắc Âu, đến nay, một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam như gạo, thủy sản đã hiện diện rõ hơn ở các siêu thị, hệ thống phân phối của khu vực này. Các hoạt động giao thương được thực hiện phù hợp đã giúp tạo “mạch nối” vững chắc cho hàng Việt sang thị trường Bắc Âu.

Thương vụ sẵn sàng hỗ trợ

hàng Việt Nam vào Ấn Độ

Cuối tháng 9/2023, Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA) tổ chức đoàn doanh nghiệp cà phê Việt Nam tham dự Hội nghị và Triển lãm cà phê Thế giới (WCC) tổ chức tại thành phố Bengaluru, bang Karnataka, Ấn Độ. Đây là sự kiện được đặc biệt quan tâm vì được tổ chức trở lại sau nhiều năm gián đoạn vì đại dịch Covid-19.

Nhanh nhẹn, xông xáo vào đầy ắp những kiến thức về thị trường, ông Bùi Trung Thướng – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ chia sẻ, một trong những sự kiện quan trọng nhất trong năm 2023 là xúc tiến thương mại cho mặt hàng cà phê tại Ấn Độ trong khuôn khổ Hội nghị cà phê quốc tế. Dưới sự hỗ trợ của Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ, các cơ quan của Bộ Công Thương, Hiệp hội Cà phê, Việt Nam đã tổ chức đoàn doanh nghiệp cà phê với rất nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam tham dự chương trình này như Công ty TNHH Vĩnh Hiệp, Công ty CP Cà phê Olympic…

Longform | Những “sứ giả kinh tế” làm rạng danh hàng hoá, thương hiệu Việt trên thế giới

Trong khuôn khổ chương trình, Đại sứ quán, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã tổ chức rất nhiều chương trình quảng bá cà phê Việt Nam như uống thử, giới thiệu các sản phẩm cà phê độc đáo và quảng bá cà phê việt Nam. Kết quả, Công ty TNHH Vĩnh Hiệp đã ký bản ghi nhớ với đối tác Ấn Độ để phát triển thương hiệu cà phê L’amant của doanh nghiệp sang thị trường này.

Cà phê hiện là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam sang Ấn Độ song kim ngạch, tỷ trọng kim ngạch cà phê so với tổng lượng xuất khẩu nông sản còn hạn chế. Năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Ấn Độ khoảng 60 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Người dân Ấn Độ rất ưa chuộng cà phê hoà tan của Việt Nam. Bên cạnh L’amant thì những thương hiệu Trung Nguyên, G7 cũng đã phát triển rất tốt tại Ấn Độ. Chính phủ hai nước vẫn đang đàm phán để có thể giảm thuế nhiều hơn cho các sản phẩm này.

Ngược thời gian về những ngày cả thế giới lao đao vì đại dịch, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ chính là một trong những Thương vụ đi đầu trong hành trình triển khai các chương trình xúc tiến thương mại trực tuyến. Ông Bùi Trung Thướng cho hay, ngày 28/4/2020, hầu hết các nước chưa ảnh hưởng mạnh do Covid-19 song thời điểm đó, Ấn Độ đã rơi vào tình trạng phong toả toàn quốc và rất nhiều kế hoạch đã bị trì hoãn. Thời điểm đó, Thương vụ đã tìm các giải pháp và đã trao đổi với Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương và Phòng Xúc tiến thương mại Ấ Độ lần đầu tiên tổ chức giao thương xúc tiến thương mại trực tuyến.

“Sau sự kiện đó, suốt trong các năm 2020 và 2021, xúc tiến thương mại trực tuyến đã trở thành xu hướng và Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ rất tự hào là một trong những Thương vụ đầu tiên đưa hình thức xúc tiến thương mại này trở nên phổ biến” - ông Bùi Trung Thướng – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ nhấn mạnh.

Longform | Những “sứ giả kinh tế” làm rạng danh hàng hoá, thương hiệu Việt trên thế giới

Đối với các hoạt động khác, năm 2022, nhân kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ, Thương vụ đã tổ chức 50 chương trình cả trực tiếp và trực tuyến, trong đó có cả những chương trình tổng thể về thị trường và những chương trình chi tiết về các ngành hàng, mặt hàng hay những chương trình giới thiệu về các quy định pháp luật, tiêu chuẩn chất lượng thị trường, các chương trình giao lưu trực tuyến... cho doanh nghiệp.

Từ đầu năm đến nay, theo chỉ đạo Bộ Công Thương, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã hỗ trợ nhiều đoàn như đoàn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự hội nghị Bộ trưởng G20 để xúc tiến thương mại. Bên cạnh đó, hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều ngành hàng như thủ công mỹ nghệ, gia vị, nông sản thực phẩm, đồ gỗ… tìm hiểu thông tin về thị trường. Riêng năm nay, xuất khẩu đồ gỗ sang Ấn Độ gia tăng đáng kể. Trong bối cảnh các thị trường khó khăn thì Ấn Độ hoàn toàn có thể trở thành 1 trong những thị trường thay thế.

Thương vụ xác định Ấn Độ là thị trường rất tiềm năng với dân số 1,4 tỷ người và nhu cầu cực kỳ đa dạng và phải tìm cách vượt qua khó khăn để thâm nhập sâu hơn thị trường này. Trong bối cảnh hiện nay, bên cạnh chất lượng, ông Thướng cho rằng, doanh nghiệp phải có câu chuyên được kể đằng sau sản phẩm.

“Nếu doanh nghiệp không thể sang Ấn Độ thì có thể gửi hàng mẫu để Thương vụ hỗ trợ quảng bá. Còn nếu doanh nghiệp có thể sang trực tiếp doanh nghiệp sẽ tìm thấy rất nhiều cơ hội để hàng hoá Việt Nam thâm nhập vào thị trường sẽ sớm trở thành cường quốc thế giới này” – ông Bùi Trung Thướng khuyến cáo.

Longform | Những “sứ giả kinh tế” làm rạng danh hàng hoá, thương hiệu Việt trên thế giới

Tận dụng tối đa cơ hội để

doanh nghiệp Việt Nam nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ Canada

Trong bối cảnh thương mại thế giới ngày càng phát triển, các tiêu chuẩn phát triển bền vững và bảo vệ môi trường được các quốc gia đặc biệt quan tâm và đây chính là rào cản rất lớn cho hàng hoá Việt Nam trên hành trình chinh phục thịtrường thế giới.

Bà Trần Thu Quỳnh – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Canada cho biết, Canada hiện là 1 trong 10 đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam. Theo số liệu nước sở tại, xuất khẩu của Việt Nam sang Canada đã tăng 26,4% về giá trị kim ngạch trong năm 2022 so với cùng kỳ năm trước. Sau khi có CPTPP, xuất khẩu của nước ta sang Canada đã tăng gấp đôi, từ mức 4 tỷ USD năm 2018 lên 9,9 tỷ năm 2022. Sau 5 năm CPTPP được thực thi, đây là thị trường tỷ USD có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong các nước CPTPP.

Tuy nhiên, ngay từ năm 2015, Canada đã đưa mục tiêu sản xuất và tiêu dùng trách nhiệm vào lộ trình phát triển bền vững nhằm sản xuất sử dụng ít tài nguyên hơn, nâng cao chất lượng sống của người dân. Ngoài chính sách khuyến khích xe điện và các phương tiện không phát thải, Canada khuyến khích tái sản xuất, tái tân trang, tái chế và tái sử dụng. Từ chính phủ đến người dân đều phải có trách nhiệm giảm cacbon trong các quy định tiêu dùng.

Longform | Những “sứ giả kinh tế” làm rạng danh hàng hoá, thương hiệu Việt trên thế giới

Quy định của Canada đi đầu trong các nước G7, OECD trong việc áp đặt trách nhiệm mở rộng không chỉ với các bên tham gia thiết kế, sở hữu thương hiệu mà còn áp đặt nhà bán buôn và phân phối. Nếu không tìm được nhà bán buôn và phân phối thì sẽ áp đặt đến nhà bán lẻ cuối cùng. Trách nhiệm nhà sản xuất mở rộng buộc các nhà nhập khẩu phải có trách nhiệm với việc thu hồi, quản lý sản phẩm nhựa ở cuối vòng đời sản phẩm như: Trả tiền đặt cọc bao bì, thu đổi sản phẩm, lắp đặt điểm thu nhận bao bì…

Các quy định này có thể nói là rào cản phi thuế quan rất bất lợi cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vì các doanh nghiệp nội địa Việt Nam khó có khả năng triển khai hoặc uỷ quyền triển khai sản xuất mở rộng. Các nhà bán lẻ vì ngại ràng buộc trách nhiệm nên sẽ ưu tiên sử dụng các sản phẩm sản xuất tại Canada hoặc các sản phẩm của các tập đoàn đa quốc gia vì dễ thương lượng hơn về vấn đề yêu cầu sản xuất mở rộng.

Trong bối cảnh đó, ngoài hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm, đưa đoàn mua hàng về nước, xác minh doanh nghiệp, Thương vụ Việt Nam tại đã và đang hỗ trợ cho chuyên gia Canada vào Việt Nam huấn luyện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa để doanh nghiệp hiểu cách thức tiếp cận thị trường nước ngoài, trong đó có các quy định phát triển bền vững. Năm 2023, sẽ có 30-50 doanh nghiệp được kết nối nhằm có được các hợp đồng cụ thể. Việc xây dựng năng lực thể chế cho doanh nghiệp là việc quan trọng.

Longform | Những “sứ giả kinh tế” làm rạng danh hàng hoá, thương hiệu Việt trên thế giới

Có thể thấy, dù với cách làm nào, các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài đang làm tốt vai trò “đại sứ kinh tế” của mình.

Ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương đánh giá, hệ thống Thương vụ đã thực hiện tốt vai trò đại diện và bảo vệ lợi ích quốc gia trong lĩnh vực kinh tế - thương mại; thúc đẩy đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài.

Nhờ các “đại sứ kinh tế” ấy, hàng hoá Việt đã được người tiêu dùng khắp thế giới biết đến, từ hạt gạo Việt, trái vải thiều, trái nhãn lồng, thanh long… đến các thương hiệu lớn như ô tô Vinfast, cà phê Trung Nguyên, cà phê Vĩnh Hiệp… Sự nỗ lực của Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài cũng giúp bảo vệ quyền lợi chính đáng cho doanh nghiệp Việt Nam qua vụ 100 container điều bị lừa đảo tại Italia; 5 lô hàng gia vị bị lừa đảo tại UAE…

Là cánh tay nối dài của Bộ Công Thương ở thị trường nước ngoài, 61 thương vụ và chi nhánh Thương vụ sẽ luôn là nhà, là địa chỉ thân thiết, tin cậy, là nơi kết nối các cơ hội hợp tác của các địa phương, doanh nghiệp và người dân Việt Nam ở nước ngoài, đưa thương hiệu, hàng hoá Việt Nam rạng danh trên thị trường thế giới.

Phương Lan

Đồ họa: Linh Chi

Longform | Tự hào những thương hiệu Việt Nam vươn tầm thế giới Tận dụng RCEP để gia tăng hàng hóa, thương hiệu Việt tại Indonesia

Phương Lan - Linh Chi

Có thể bạn quan tâm

Bộ Công Thương hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp đưa thương hiệu Việt vươn xa

Bộ Công Thương hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp đưa thương hiệu Việt vươn xa

Trong sự thành công của hàng Việt, thương hiệu Việt phải kể đến vai trò dẫn dắt của Bộ Công Thương trong định hướng chiến lược, cập nhật thông tin thị trường.
Hàng Việt, thương hiệu Việt trong hành trình

Hàng Việt, thương hiệu Việt trong hành trình 'vươn vai vạn dặm'

Trong hành trình 'vươn vai vạn dặm' ra thế giới, với sự xuất hiện trên kệ siêu thị của các 'ông lớn, hai tiếng 'tự hào' hàng Việt hiện diện trong mỗi chúng ta.
Doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng

Doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng

Nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ mong muốn tiếp cận mạnh mẽ hơn nữa đến Việt Nam để mở rộng quy mô hoạt động, trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng, công nghệ mới.