Thứ bảy 19/04/2025 18:55

Yên Bái: 66.200 lượt hộ nghèo địa phương đã thoát nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo ở Yên Bái giảm nhanh, bình quân 4,6%/năm giai đoạn 2016-2021. Từ năm 2016 đến nay, có 66.200 lượt hộ nghèo địa phương đã thoát nghèo.

Những năm qua, thực hiện chính sách giảm nghèo được xác định là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của tỉnh Yên Bái. Cùng với các chính sách của trung ương, địa phương đã ban hành nhiều chính sách đặc thù để hỗ trợ giảm nghèo và áp dụng từ cấp tỉnh đến các huyện, xã, thôn, bản.

Tỷ lệ hộ nghèo ở tỉnh Yên Bái giảm nhanh theo từng năm

Giai đoạn 2017 - 2022, trong bối cảnh việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tập trung thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo, bảo đảm đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng, đúng chính sách và thu được những kết quả quan trọng.

Theo đó, thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi, hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã giải ngân cho vay các nguồn tín dụng chính sách đối với gần 27.000 hộ với tổng doanh số cho vay trên 1.366 tỷ đồng từ các chương trình tín dụng ưu đãi, trong đó, số khách hàng vay vốn tín dụng ưu đãi dành cho hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo là 13.413 hộ với tổng số vốn cho vay trên 701 tỷ đồng. Qua đó, tạo điều kiện cho nhiều hộ gia đình nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo có đồng vốn đầu tư làm ăn, phát triển kinh tế gia đình.

Bên cạnh đó, thực hiện nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 62-KH/TU ngày 25/2/2023 của Tỉnh ủy về việc thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo bền vững năm 2023, các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh đã kết nối, huy động nguồn lực để triển khai giúp đỡ, hỗ trợ các hộ nghèo làm 65 căn nhà; hỗ trợ xây dựng công trình nước sạch, vệ sinh, cây con giống các loại, vật liệu xây dựng để sửa chữa nhà ở, chuồng trại…

Ở cấp huyện, để giảm nghèo bền vững, huyện Trạm Tấu tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ giảm nghèo theo hướng hỗ trợ có điều kiện, bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo không có khả năng lao động; tạo thuận lợi để người nghèo tham gia và tiếp cận chính sách giảm nghèo triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo sinh kế, đào tạo nghề, gắn với giải quyết việc làm cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; tăng nguồn tín dụng chính sách xã hội, gắn các hoạt động cho vay với hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trạm Tấu cũng nỗ lực nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, dự án giảm nghèo, tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ, thương mại, du lịch phù hợp theo từng vùng, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh, tạo thuận lợi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, dịch vụ, du lịch; hỗ trợ các mô hình sản xuất kinh doanh có sự tham gia của hộ nghèo, cận nghèo với doanh nghiệp thông qua các tổ chức hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ tiết kiệm và vay vốn; hỗ trợ thông tin thị trường và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho hộ nghèo…

Đẩy mạnh xã hội hóa công tác giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội; chú trọng tuyên truyền, phổ biến các chế độ chính sách an sinh xã hội đang triển khai trên địa bàn đến người dân, quan tâm các giải pháp tạo việc làm cho lao động địa phương, tích cực triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia để xây dựng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế, giáo dục ý thức tự thoát nghèo… Nhờ cách làm này, năm 2022 toàn huyện đã có 424 hộ thoát nghèo, bằng 6,95%, đạt 106,9% kế hoạch .

Trạm Tấu phấn đấu năm 2023 tỷ lệ giảm nghèo đa chiều đạt trên 8%, đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 49,87%, tỷ lệ hộ cận nghèo sẽ còn 6,26%

Cùng với đó, huyện Trạm Tấu đang tiếp tục nâng dần điều kiện sống của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số bằng việc thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế, xã hội, tạo điều kiện cho hộ nghèo, cận nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập; đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Trạm Tấu phấn đấu năm 2023 tỷ lệ giảm nghèo đa chiều đạt trên 8%, đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 49,87%, tỷ lệ hộ cận nghèo sẽ còn 6,26%.

Ở cấp độ xã, nhiều nơi cũng nỗ lực thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo. Trong đó, xã Nà Hẩu (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) là một ví dụ điển hình. Đây là một xã đặc biệt khó khăn, được ví như "ốc đảo giữa đại ngàn" khi nằm giữa một khu rừng nguyên sinh nhưng những năm qua, từ sự đầu tư của nhà nước và sự nỗ lực vươn lên của người dân, Nà Hẩu đã thay đổi.

Trong những năm qua, Nà Hẩu đã được tiếp cận với nhiều chính sách giảm nghèo như chính sách hỗ trợ làm đường giao thông, chính sách phát triển sản xuất, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo. Kết quả là diện mạo của địa phương có nhiều đổi khác. Hiện người dân nơi đây đã bắt đầu biết khai thác các tiềm năm lợi thế về thiên nhiên để phát triển.

Tỉnh Yên Bái phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 5%/năm theo chuẩn nghèo đa chiều trong giai đoạn 2020 - 2025. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là ở cơ sở, mục tiêu này đang dần hoàn thành, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa Yên Bái trở thành tỉnh phát triển khá vào năm 2025.

Nguyễn Hoà
Bài viết cùng chủ đề: giảm nghèo bền vững

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Chè Shanam: Tinh hoa từ những búp chè cổ thụ Tà Xùa