Xuân 2021 - khởi đầu của những mục tiêu lớn cho đồng bào dân tộc thiểu số

Xuân đến hoa đào bung nở, cây cối đâm chồi nảy lộc. Khác với những mùa xuân trước, mùa xuân 2021, gần 15 triệu đồng bào DTTS và miền núi trên khắp cả nước vui hơn bởi đây là năm đầu tiên triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 - mở ra một chương mới với thật nhiều hy vọng.
Những cung đường mùa xuân

Nếu như 5, 7 năm trước, nhắc tới miền núi, vùng cao, nhiều người nghĩ ngay tới những con đường đèo dốc hiểm trở, lên tới thôn, bản có khi mất cả ngày trời… Vậy nhưng giờ đây, vẫn là đèo dốc đó, nhưng nhiều tuyến đường đã được mở rộng, hạ độ dốc và trải nhựa phẳng phiu; xe máy đã đi được đến hầu hết các thôn, bản. Báo cáo mới nhất của UBDT cũng cho thấy, đến cuối năm 2020, 100% đường từ tỉnh đến trung tâm huyện lỵ các huyện miền núi, biên giới đã được trải nhựa hoặc bê tông hóa; 98,4% xã có đường ô tô đến trung tâm huyện, trong đó trên 95% số km được cứng hóa…

Đường được mở đã giúp việc học tập, giao lưu, thông thương hàng hóa của đồng bào DTTS ở hầu hết các thôn, xã thuận lợi hơn rất nhiều. Đặc biệt, năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng lớn của dịch bệnh COVID-19, nhưng nhiều mặt hàng nông sản – sinh kế chủ yếu của nhiều hộ đồng bào DTTS – bắt đầu có được con đường đi ổn định, bền vững; từng bước tạo nên những đổi thay tích cực trong đời sống của đồng bào. Trong đó phải kể đến sản phẩm quế, hồi của đồng bào Dao, Tày, Nùng ở Yên Bái, Lạng Sơn được xuất khẩu sang Trung Quốc, Ấn Độ. Sản phẩm vải thiều thơm ngọt của đồng bào Sán Dìu, đồng bào Nùng ở Bắc Giang xuất khẩu sang Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc…; sản phẩm hồ tiêu, cà phê của đồng bào Ê Đê, Gia Rai của Lâm Đồng, Gia Lai xuất khẩu sang Châu Phi; thủy sản, hải sản, trái cây của đồng bào Chăm, Khmer vùng Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long xuất khẩu sang Châu Âu, Châu Mỹ…

Cùng với những chuyến hàng vượt dốc đèo lên với vùng cao, tỏa đi các cảng biển…, những tour du lịch, tham quan các danh lam, thắng cảnh, di tích ở các tỉnh miền núi, hải đảo; đến với các homestay độc đáo của đồng bào DTTS đang ngày càng thu hút được sự tham gia của nhiều du khách nhờ các cung đường ngày một rộng, đẹp…

Chương trình mục tiêu Quốc gia và những mục tiêu lớn

Xuân Tân Sửu, trong lòng mỗi người lại tràn đầy hứng khởi khi chạy xe dọc theo những con đường đồi núi, ngắm đào phai, mai trắng, trạng nguyên đỏ đua nhau khoe sắc bên những đồi nương xanh mát, trên những mái nhà trình tường, nhà sàn ríu rít tiếng con trẻ. Không khí mùa xuân không chỉ tưng bừng trong sắc trời, trong không gian… mà còn lan tỏa trên khắp các bản làng, trong điệu múa đầu xuân rộn ràng, trong tiếng chiêng, tiếng trống ngân vang; trong những bó mạ non bắt đầu được gieo cấy; trong những tấc đất đầu năm được xới xáo…

Cùng với sắc xuân rực rỡ, xuân này, đồng bào hân hoan hơn khi lộ trình triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 đang được Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành tích cực thực hiện.

Với 10 dự án thành phần và nguồn vốn cho giai đoạn 2021 - 2025 là hơn 137.000 tỷ đồng, đến năm 2025, dự kiến sẽ có hơn 17.000 hộ đồng bào DTTS được hỗ trợ đất ở, gần 17.000 hộ được hỗ trợ nhà ở, hơn 126.000 hộ được hỗ trợ đất sản xuất; 12.000 hộ dân di cư tự do được bố trí, sắp xếp ổn định dân cư; bố trí định canh, định cư cho 1.296 hộ; đầu tư, phát triển các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm theo chuỗi giá trị cho 840 xã; hỗ trợ xây dựng 1.800 mô hình khởi nghiệp; thành lập 10 trung tâm tư vấn vườn ươm tại doanh nghiệp…

Song song với việc thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút vào vùng đồng bào DTTS và miền núi…, việc đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu; nâng cao chất lượng dân số, nguồn nhân lực vùng DTTS và miền núi; bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống… cũng là những mục tiêu quan trọng của Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Bằng việc triển khai các mục tiêu này, Chương trình được kỳ vọng sẽ đạt được đa mục tiêu về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại, bảo vệ môi trường, xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh; là yếu tố đặc biệt quan trọng để củng cố và nâng cao niềm tin của đồng bào DTTS đối với Đảng, Nhà nước; tăng cường đồng thuận và khối đại đoàn kết toàn dân. Xuân này, bởi thế được xem như mùa khởi đầu của thật nhiều hy vọng cho sự đổi thay đối với vùng DTTS và miền núi trong nay mai!

Tú Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Việc tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại không chỉ giúp hợp tác xã khu vực miền núi kết nối đối tác mà còn lan tỏa “tiếng thơm” cho sản phẩm.
Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Hòa Bình triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó chú trọng đầu ra cho nông sản địa phương.
Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Trước xu hướng tiêu dùng xanh, nông sản miền núi cần khơi thông điểm nghẽn nhằm tăng sức tiêu thụ, đến gần hơn với người tiêu dùng.
Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Năm 2025, vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) tiếp tục khẳng định là một trong những đặc sản miền núi hàng đầu Việt Nam, chinh phục thị trường trong và ngoài nước.
Mở lối trên lưng núi - du lịch

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Du lịch trải nghiệm không chỉ mở đường cho du khách đến với vùng cao, mà còn là “đôi chân” đưa nông sản miền núi vượt núi đèo, bước ra thị trường lớn.

Tin cùng chuyên mục

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Nhà ở bán trú và công trình phụ trợ cho các em học sinh Trường Tiểu học và THCS Chiềng Ân, tỉnh Sơn La với tổng kinh phí 1 tỷ đồng chính thức đi vào hoạt động.
Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Chợ miền núi không chỉ là nơi giao thương buôn bán, mà là không gian sinh hoạt văn hóa, bản sắc của các cộng đồng dân tộc thiểu số.
Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Từ lợi thế có nhiều cảnh quan thiên nhiên tráng lệ, đa dạng văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số, Cao Bằng đang biến du lịch thành lực đẩy phát triển kinh tế.
Chợ miền núi Bắc Kạn:

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Không chỉ là nơi mua bán, chợ miền núi ở Bắc Kạn là không gian văn hóa cộng đồng, nhưng việc thiếu vốn và khó hút đầu tư đang khiến nhiều chợ xuống cấp.
Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Logistics nông sản tại khu vực miền núi là mắt xích then chốt nhưng cũng là "nút thắt cổ chai" trên hành trình đưa nông sản Việt vươn ra thị trường rộng lớn.
Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Những sản phẩm đặc trưng như miến đao, quế hữu cơ, mật ong bạc hà, sâm khoai... được bà con dân tộc thiểu số đưa lên “chợ mạng” thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.
Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Đắk Lắk đang chủ động mở rộng đầu ra cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế bền vững.
Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Các địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã không ngừng nỗ lực thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, từng bước đưa diện mạo nông thôn chuyển mình.
Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Giờ đây những món ăn đặc trưng của vùng nông thôn không chỉ gói gọn trong bếp lửa gia đình mà còn lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền nhờ ứng dụng công nghệ số.
Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Làng Canh Tiến, xã Canh Liên - xã "vùng lõm" cuối cùng đã được cấp điện, đánh dấu mốc 100% hộ dân toàn tỉnh Bình Định được sử dụng điện lưới quốc gia.
Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2025 không chỉ là dịp hội tụ văn hóa, mà còn là cơ hội quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đặc sản của đồng bào dân tộc thiểu số.
Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Nông sản sạch không chỉ nâng cao thu nhập mà còn thay đổi tư duy cũ, mở lối đi bền vững cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Từ áp dụng công nghệ vào sản xuất đến việc mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm, phụ nữ nông thôn dần khẳng định vai trò quan trọng của cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Chính sách hỗ trợ thiết thực cùng quyết tâm của bà con dân tộc thiểu số ở miền núi đã và đang tạo nên những thương hiệu sản phẩm ngày một mạnh.
Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Tại HTX Chè Thịnh An không chỉ làm chè mà còn làm văn hóa. Không chỉ bán sản phẩm, mà xây dựng cả câu chuyện về vùng đất chè nổi tiếng của Việt Nam.
Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bằng nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, tỉnh Thái Nguyên đang từng bước tháo gỡ nút thắt “đầu ra” cho sản phẩm của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Ở nông thôn, những tủ sách nhỏ đang mở ra thế giới diệu kỳ cho trẻ em, văn hóa đọc dần bén rễ, nuôi dưỡng ước mơ và gieo mầm tri thức từ trang sách đầu đời.
Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Lễ cúng về nhà mới của người Hrê là phong tục lâu đời, nhằm tạ ơn thần linh, cầu mong ngôi nhà được chở che, gia chủ bình an, khỏe mạnh, cuộc sống no đủ.
Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Từ chợ truyền thống đến thương mại hiện đại, Bình Định đang dồn lực tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm đặc trưng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào thiểu số không thể thiếu vai trò của người cao tuổi - người hiểu đất, quý làng, canh cánh với chuyện phát triển kinh tế.
Mobile VerionPhiên bản di động