Thứ hai 18/11/2024 07:16

Xín Mần: Vượt khó về đích nông thôn mới

Xuất phát điểm xây dựng nông thôn mới của xã Xín Mần (huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) khá thấp, nhưng chỉ sau hơn 2 năm quyết tâm, Xín Mần đã được công nhận là xã nông thôn mới. Câu chuyện “đi sau về trước” của Xín Mần có thể xem là bài học để một số địa phương miền núi cùng tham khảo.

Xã Xín Mần có 299 hộ với 1.400 nhân khẩu thuộc các dân tộc Mông, Nùng, La Chí và Mường, sinh sống ở 5 thôn. Năm 2017, Xín Mần thực sự bắt tay vào xây dựng nông thôn mới. Khi đó, điện - đường - trường - trạm của Xín Mần còn nhiều hạn chế, tỷ lệ hộ nghèo trong xã vẫn còn cao. Địa hình đồi núi, thiên tai, hạn hán, rét đậm, rét hại kéo dài khiến sản xuất của đồng bào trong xã rất bấp bênh. Đây cũng là nguyên nhân khiến các tiêu chí thu nhập, môi trường, nhà ở dân cư, tỷ lệ hộ nghèo trở thành những thách thức lớn với địa phương này.

Đường liên thôn được đổ bê tông tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, vận chuyển nông sản

Để đảm bảo tiến độ thực hiện chương trình nông thôn mới, Xín Mần xác định phải chủ động nắm bắt, tận dụng chính sách ưu đãi của tỉnh Hà Giang, của huyện Xín Mần và các nguồn lực khác như: Chính sách vay vốn phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn, trồng lúa chất lượng cao... Cùng với đó, phân công cán bộ đảng viên phụ trách, đốc thúc các thôn thực hiện các tiêu chí nông thôn mới.

Cụ thể như, giải quyết vấn đề cứng hóa đường giao thông, Xín Mần đã huy động sự tham gia của toàn dân với sự trợ lực từ Đồn Biên phòng Xín Mần. Với sự chung sức đồng lòng này, chỉ trong hơn 1 năm, các tuyến đường liên thôn đã được mở rộng, các tuyến đường đất đã được thay thế bằng đường bê tông sạch sẽ. Tiêu chí giao thông được Xín Mần hoàn thành trong sự ngỡ ngàng, mừng vui của hàng nghìn người dân trong xã.

Chợ là nơi bà con gặp gỡ giao lưu

Nếu như tiêu chí giao thông gặp khó vì nguồn kinh phí hạn hẹp, thì khi thực hiện tiêu chí môi trường, Xín Mần lại vấp phải rào cản từ chính tâm lý, phong tục của người dân. Do trâu bò là tài sản của mỗi gia đình nên bà con vẫn giữ tập quán nuôi nhốt trâu bò sát nhà ở, thậm chí ngay dưới gầm sàn nhà. Để giải thích cho bà còn hiểu, cán bộ Đồn Biên phòng Xín Mần đã tới nhà vận động, thuyết phục bà con quy hoạch chỗ ở cho trâu bò ra xa nhà, đồng thời giúp các hộ dân xây dựng chuồng trại, tích cực thực hiện phong trào “Nhà sạch, vườn đẹp”.

“Việc vận động bà con thay đổi nếp nghĩ đã ăn sâu không phải là dễ nhưng cũng không quá khó. Chúng tôi chỉ rõ cái lợi, cái hại, khi bà con đã nhận rõ thiệt hơn làm cho nhà sạch, trồng rau trong vườn, trồng hoa quanh nhà không một chút gò ép” – một cán bộ Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng của khẩu Xín Mần chia sẻ.

Thông tin về việc xã Xín Mần đã phát triển được 65ha thảo quả và trồng mới được hơn 200ha rừng, Bí thư Đảng ủy xã Xín Mần Thèn Văn Tiến cho biết, thực hiện tiêu chí thu nhập, xã Xín Mần đã đẩy mạnh trồng cây thảo quả và các cây dược liệu khác có giá trị kinh tế cao; đồng thời xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế để bà con có nguồn thu nhập ổn định.

Với những cố gắng này, đến cuối năm 2018, xã Xín Mần được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, kinh tế của xã đã tăng trưởng ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng dịch vụ - công nghiệp giảm tỷ trọng các ngành nông – lâm nghiệp. Thu nhập đầu người đạt 38 triệu đồng/người/năm, tăng 26 triệu đồng so với năm 2015. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 27,08% năm 2015 xuống còn 5,35% năm 2020 (bình quân mỗi năm giảm 5,42%). Tỷ lệ hộ giàu hàng năm tăng 1%. Tình hình an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội ổn định, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia. Hiện, trên địa bàn xã Xín Mần có trên 57 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, 1 hợp tác xã.

“Đạt tiêu chí nông thôn mới đã khó, giữ vững được càng khó hơn” – từ suy nghĩ này, Xín Mần đã chủ động xây dựng mỗi tiêu chí nông thôn mới thành một chuyên đề và phân công cụ thể cho các thành viên trong Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã phụ trách từng tiêu chí, từng hộ gia đình gắn với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Đây cũng chính là cơ sở để Xín Mần không chỉ giữ vững 19/19 tiêu chí nông thôn mới đã được công nhận mà còn phấn đấu nâng cao chất lượng của các tiêu chí hơn nữa.

Hoàng Mai
Bài viết cùng chủ đề: nông thôn mới

Tin cùng chuyên mục

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống