Hà Nội: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội có thêm 3 huyện gồm Hoài Đức, Đông Anh, Thanh Oai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội: Cần giải quyết tốt bài toán rác thải Hà Nội đốc thúc nhóm 712 dự án chậm tiến độ Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Công an Hà Nội chỉ đạo loạt nhiệm vụ mới

Thu nhập bình quân khu vực nông thôn Hà Nội đạt 73,8 triệu đồng/người/năm

Chiều 12/3, Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU (Chương trình số 04) của Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết kết quả thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021- 2025”.

Tại chương trình đã diễn ra lễ công bố và trao quyết định các huyện Hoài Đức, Đông Anh, Thanh Oai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Dự Hội nghị có ông Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình số 04.

Hà Nội: 86.800 tỷ đồng thực hiện Chương trình số 04
Ông Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình số 04 phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Linh An

Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình số 04 của Thành ủy Hà Nội cho thấy, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố đã tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp thực hiện Chương trình số 04 của như: Thành lập Ban chỉ đạo, Ban hành các chương trình, nghị quyết, kế hoạch; đồng thời chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương tập trung thực hiện chương trình.

Với sự nỗ lực quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở, Chương trình 04 của Thành ủy Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Chương trình có 32 chỉ tiêu, trong đó có 21 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, 11 chỉ tiêu phấn đấu hoàn thành trong năm.

Cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản được chuyển dịch theo hướng tích cực; tăng trưởng sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản hàng năm đạt từ 2,5-3,3%; đặc biệt trong những năm đại dịch Covid-19, ngành nông nghiệp vẫn tiếp tục khẳng định vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế, góp phần ổn định an sinh xã hội, đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm để phục vụ công tác phòng chống dịch.

Đến nay, thành phố đã đánh giá được 3.317 sản phẩm OCOP, trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 22 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.571 sản phẩm 4 sao. Thành phố hiện có 1.574 trang trại nông nghiệp, nông nghiệp kết hợp với du lịch sinh thái; có 337/1350 làng nghề và làng có nghề được công nhận. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn trên địa bàn thành phố đạt khoảng 73,8 triệu đồng, tăng 18,8 triệu đồng/người/năm so với năm 2020. Thành phố không còn hộ nghèo, an sinh xã hội được chăm lo.

Thực hiện Chương trình số 04, Hà Nội đã tập trung dành nguồn lực từ ngân sách thành phố để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm các công trình thiết yếu về cơ sở hạ tầng cho xây dựng nông thôn mới. Trong 4 năm qua, toàn thành phố đã huy động được hơn 86.800 tỷ đồng, bằng 120% kế hoạch. Trong đó, vốn huy động ngoài ngân sách nhà nước là hơn 4.000 tỷ đồng. Ngoài ra, ngân sách thành phố còn ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội 800 tỷ đồng để hỗ trợ các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, có 12 quận thuộc thành phố đã bố trí kinh phí hỗ trợ các huyện xây dựng nông thôn mới với tổng số tiền là 1.132 tỷ đồng.

Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn cơ sở triển khai thực hiện

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chúc mừng 3 huyện: Hoài Đức, Đông Anh và Thanh Oai vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Thay mặt lãnh đạo thành phố, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh cũng biểu dương sự đóng góp của các sở, ban, ngành thành phố, các quận, huyện, thị xã, các địa phương và toàn thể nhân dân đã chung tay xây dựng nông thôn mới.

Để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra trong năm 2025, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đề nghị các sở, ngành thành phố, UBND các huyện, thị xã tiếp tục tập trung thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể. Trong đó, với xây dựng nông thôn mới, tiếp tục duy trì các tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu, phát triển theo hướng đô thị. Tăng cường tuyên truyền, huy động nội lực trong nhân dân, đẩy mạnh Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Các sở, ngành thành phố chủ động xây dựng kế hoạch, hướng dẫn các huyện, xã triển khai thực hiện các chỉ tiêu còn lại.

Hà Nội: 86.800 tỷ đồng thực hiện Chương trình số 04
Quang cảnh Hội nghị tổng kết kết quả thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU. Ảnh: Linh An

Về cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh yêu cầu tiếp tục rà soát, điều chỉnh các vùng sản xuất cây trồng, vật nuôi, thủy sản cho phù hợp với thực tế. Tiếp tục phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, đặc biệt là các sản phẩm OCOP và phát triển du lịch sinh thái, làng nghề. Thưc hiện tốt công tác quy hoạch phát triển làng nghề, ngành nghề, các khu, cụm công nghiệp, dịch vụ nông thôn đáp ứng được nhu cầu trong sản xuất, kinh doanh và xúc tiến thương mại; phát huy giá trị các di sản - di tích và làng nghề, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm du lịch Thủ đô.

Về nâng cao đời sống nông dân, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu tập trung các giải pháp phấn đấu thu nhập bình quân của nông dân khu vực nông thôn đạt 80 triệu đồng/người/năm vào năm 2025. Tăng cường công tác xã hội hóa để huy động sự tham gia của cộng đồng, doanh nghiệp trong việc hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Tại hội nghị, Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội cũng đã tặng Bằng khen, Cờ thi đua của thành phố cho các tập thể, cá nhân, hộ gia đình có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình số 04.

Đến nay, Thành phố Hà Nội có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới; có 229 xã, chiếm 60% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, vượt 47% so với mục tiêu của Chương trình số 04; có 109 xã nông thôn mới kiểu mẫu, vượt 36% so với mục tiêu của chương trình; có 18/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới; 5 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (Thanh Trì, Gia Lâm, Hoài Đức, Đông Anh, Thanh Oai).
Đăng Khoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: nông thôn mới

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí sôi động dịp lễ 30/4 - 1/5

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí sôi động dịp lễ 30/4 - 1/5

Sát ngày lễ 30/4 - 1/5, thị trường đồ trang trí tại TP. Hồ Chí Minh nhộn nhịp, các mặt hàng cờ tổ quốc, băng rôn, áo cờ đỏ, sao vàng, đèn LED… hút khách.
Bình Dương chủ động ứng phó với phụ tải điện tăng cao

Bình Dương chủ động ứng phó với phụ tải điện tăng cao

Dự báo phụ tải điện tăng cao mùa khô, ngành điện Bình Dương chủ động thực hiện giải pháp đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định, đồng thời thúc đẩy tiết kiệm điện.
Lãnh đạo Quảng Ngãi, Kon Tum họp bàn sáp nhập tỉnh

Lãnh đạo Quảng Ngãi, Kon Tum họp bàn sáp nhập tỉnh

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum họp cho ý kiến về đề án và kế hoạch thực hiện sáp nhập tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum.
Sáp nhập Hậu Giang và Sóc Trăng vào Cần Thơ: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Sáp nhập Hậu Giang và Sóc Trăng vào Cần Thơ: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Việc sáp nhập Sóc Trăng và Hậu Giang vào TP. Cần Thơ không chỉ tái cấu trúc hành chính, mà còn mở ra cơ hội để phát triển du lịch liên vùng.
TP. Cần Thơ: Đề xuất tinh giản hơn 1.200 cán bộ sau sáp nhập tỉnh

TP. Cần Thơ: Đề xuất tinh giản hơn 1.200 cán bộ sau sáp nhập tỉnh

Theo dự thảo đề án sáp nhập TP. Cần Thơ với tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng, sẽ có 1.212 cán bộ dôi dư tại ba địa phương được đề xuất tinh giản.

Tin cùng chuyên mục

Lập Ban Chỉ đạo hợp nhất 3 tỉnh Phú Thọ - Vĩnh Phúc - Hoà Bình

Lập Ban Chỉ đạo hợp nhất 3 tỉnh Phú Thọ - Vĩnh Phúc - Hoà Bình

Tỉnh uỷ 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình nhất trí với việc thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo hợp nhất 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình.
Quảng Bình: Có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập?

Quảng Bình: Có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập?

Chiều ngày 14/4, tỉnh Quảng Bình đã tổ chức hội nghị để cho ý kiến về phương án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã.
Hà Nội: Phê duyệt dự án xử lý nước thải Kiến Hưng

Hà Nội: Phê duyệt dự án xử lý nước thải Kiến Hưng

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Kiến Hưng, quận Hà Đông.
Cần Thơ công bố danh sách 32 xã, phường sau sáp nhập

Cần Thơ công bố danh sách 32 xã, phường sau sáp nhập

Sở Nội vụ TP. Cần Thơ vừa có văn bản số 864/ TB - SNV về việc cung cấp thông tin 32 đơn vị hành chính cấp xã (16 phường, 16 xã) sau khi sáp nhập, sắp xếp.
TP. Cần Thơ lấy ý kiến sáp nhập tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng

TP. Cần Thơ lấy ý kiến sáp nhập tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng

UBND TP. Cần Thơ vừa có văn bản gửi Hậu Giang và Sóc Trăng, về việc tổ chức tuyên truyền và lấy lấy ý kiến cử tri về dự thảo Đề án sắp xếp sáp nhập tỉnh.
Tàu Cảnh sát biển Philippines thăm xã giao tại TP. Đà Nẵng

Tàu Cảnh sát biển Philippines thăm xã giao tại TP. Đà Nẵng

Tàu BRP GABRIELA SILANG (OPV-8301) cùng đoàn công tác Lực lượng Bảo vệ bờ biển Philippines thăm xã giao tại TP. Đà Nẵng.
TP. Hồ Chí Minh: Kết luận mới nhất về sắp xếp, tổ chức bộ máy hàng loạt cơ quan

TP. Hồ Chí Minh: Kết luận mới nhất về sắp xếp, tổ chức bộ máy hàng loạt cơ quan

Ban Thường vụ Thành ủy TP. Hồ Chí Minh vừa có kết luận về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, trong đó không thành lập Sở Quy hoạch - Kiến trúc.
Đồng Tháp - Tiền Giang: Động lực tăng trưởng mới của miền Tây

Đồng Tháp - Tiền Giang: Động lực tăng trưởng mới của miền Tây

Bên cạnh những lợi thế truyền thống thì hai tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang vẫn đang nỗ lực đột phá, thu hút và tạo động lực tăng trưởng kinh tế mới cho miền Tây.
Chủ tịch Quốc hội: Bắc Ninh phải đi đầu về AI và dữ liệu số

Chủ tịch Quốc hội: Bắc Ninh phải đi đầu về AI và dữ liệu số

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, sự phát triển của Bắc Ninh phải dựa trên nền tảng đổi mới sáng tạo, trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số toàn diện.
Bà Rịa-Vũng Tàu huỷ quyết định giao 86,5ha đất cho doanh nghiệp

Bà Rịa-Vũng Tàu huỷ quyết định giao 86,5ha đất cho doanh nghiệp

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa hủy quyết định giao 86,5 ha đất Công ty Cổ phần Đóng tàu và Dịch vụ Dầu khí Vũng Tàu vì không đủ căn cứ, không đúng trình tự.
Lịch cúp điện Bà Rịa - Vũng Tàu từ ngày 14/4 đến 16/4

Lịch cúp điện Bà Rịa - Vũng Tàu từ ngày 14/4 đến 16/4

Lịch dự kiến cúp điện tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ ngày 14/4 đến ngày 16/4, theo Điện lực Miền Nam.
Quảng Ngãi: Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Võ Phấn

Quảng Ngãi: Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Võ Phấn

Tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Võ Phấn (10/4/1915 – 10/4/2025), nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi.
Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 14-17/4/2025 mới nhất

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 14-17/4/2025 mới nhất

Cập nhật lịch cúp điện (cắt điện) trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ ngày 14/4 đến 17/4/2025, thông tin từ Công ty Điện lực Tiền Giang
Hải quan Khu vực II dẫn đầu thu ngân sách toàn ngành

Hải quan Khu vực II dẫn đầu thu ngân sách toàn ngành

Chi cục Hải quan Khu vực II đã thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 29.650 tỷ đồng trong quý I/2025, chiếm khoảng 30% tổng thu ngân sách của toàn ngành.
Quảng Ninh: Dập tắt hai đám cháy rừng “núi lửa” trong đêm

Quảng Ninh: Dập tắt hai đám cháy rừng “núi lửa” trong đêm

Đêm 12/4, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh liên tiếp xảy ra 2 vụ cháy rừng, một vụ cháy tại phường Đại Yên, TP. Hạ Long và một vụ cháy trên địa bàn huyện Bình Liêu.
Hà Giang làm gì để thành điểm đến văn hóa hàng đầu?

Hà Giang làm gì để thành điểm đến văn hóa hàng đầu?

Sở hữu cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nhiều giá trị văn hóa độc đáo, tỉnh Hà Giang đang có nhiều lợi thế trở thành điểm đến văn hoá hàng đầu châu Á.
Cùng người trẻ

Cùng người trẻ 'theo dấu Biệt động Sài Gòn'

Vào những ngày tháng 4 lịch sử, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn đã trở thành một lớp học lịch sử sống động, gợi mở cho người trẻ về những giá trị dân tộc.
Kiến nghị gỡ vướng thuế tiêu thụ đặc biệt với xe điện nhập khẩu

Kiến nghị gỡ vướng thuế tiêu thụ đặc biệt với xe điện nhập khẩu

Vướng mắc trong xác định thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô điện nhập khẩu khiến Chi cục Hải quan Khu vực II nhiều lần xin ý kiến hướng dẫn.
Cần Thơ: Kinh tế sẽ có bước đột phá mạnh mẽ

Cần Thơ: Kinh tế sẽ có bước đột phá mạnh mẽ

Nếu mở rộng không gian phát triển, TP. Cần Thơ không chỉ thay đổi địa giới hành chính, mà còn được kỳ vọng về một cực tăng trưởng mới cho vùng Tây Nam Bộ.
Hà Nội siết chặt lưu trữ khi sắp xếp bộ máy

Hà Nội siết chặt lưu trữ khi sắp xếp bộ máy

Hà Nội yêu cầu tăng cường quản lý văn thư, lưu trữ để bảo đảm an toàn tài liệu trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị.
Mobile VerionPhiên bản di động