Chủ nhật 24/11/2024 15:44

Vị Xuyên (Hà Giang): Nâng cao năng suất, chất lượng chè Shan theo hướng hàng hóa

Huyện Vị Xuyên chủ trương đẩy mạnh đầu tư thâm canh, cải tạo và trồng mới nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm chè Shan tuyết.

Trong những năm vừa qua, nhằm phát huy lợi thế của địa phương, huyện Vị Xuyên (tỉnh Hà Giang) đã tập trung phát triển các vùng chè Shan tuyết theo tiêu chuẩn VietGAP và chè hữu cơ với chủ trương đẩy mạnh đầu tư thâm canh, cải tạo và trồng mới nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm chè Shan tuyết theo hướng hàng hóa.

Huyện Vị Xuyên bao gồm các xã, thị trấn vùng thấp và các xã vùng cao, trong đó có một số xã vùng cao nằm trên dãy núi Tây Côn Lĩnh. Toàn huyện có 25.100 hộ, với 111.357 khẩu; gồm 19 dân tộc cùng chung sống. Trong đó: Dân tộc Tày chiếm 35,8%; Dao chiếm 22,8%; Kinh chiếm 16,8%; dân tộc Mông chiếm 12,5%; Nùng chiếm 6%; còn lại là các dân tộc khác.

Người dân xã Quảng Ngần, huyện Vị Xuyên thu hái chè Shan

Do đặc thù về nông hóa thổ nhưỡng, địa hình và tiểu vùng thời tiết khí hậu đã tạo cho Vị Xuyên có điều kiện thuận lợi trong phát triển và nâng cao giá trị của chè Shan tuyết theo hướng hàng hóa. Bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi Vị Xuyên bám vào cây chè để sinh sống và phát triển trong rất nhiều năm qua.

Tính đến thời điểm tháng 9/2023, tổng diện tích chè trên địa bàn huyện Vị Xuyên đạt khoảng 3.760ha, trong đó có khoảng 3.480 cho thu hoạch, năng suất chè búp tươi đạt bình quân trên 39,5 tạ/ha. Các vùng chuyên canh chè của huyện Vị Xuyên chủ yếu tập trung tại các xã Việt Lâm, Trung Thành, Quảng Ngần, Cao Bồ và Thượng Sơn. Trong những năm qua, hai xã vùng cao của Vị Xuyên là Thượng Sơn và Cao Bồ đã hoàn thành trồng mới 100ha cây chè Shan; đây là các xã có độ cao trung bình từ 800 – 1.100 m so với mực nước biển, có khí hậu mát mẻ và sương mù bao phủ quanh năm... tạo nên hương vị chè Shan tuyết thơm ngon đặc trưng. Cũng tại 2 xã Thượng Sơn và Cao Bồ cũng tồn tại các diện tích chè cổ thụ khá lớn.

Trong những năm qua, huyện Vị Xuyên đã đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng chè Shan tuyết theo hướng hàng hóa như: Xúc tiến triển khai quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh cây chè Shan tuyết và Shan tuyết cổ thụ; đẩy mạnh thực hiện các chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tham gia thu mua và chế biến chè. Nhờ các chính sách khuyến khích và hỗ trợ của huyện, trên địa bàn Vị Xuyên đã có một số doanh nghiệp đầu tư dây chuyền chế biến và đóng gói chè với công nghệ tiên tiến để tạo ra các sản phẩm chè có thương hiệu nổi tiếng trên thị trường như: Chè Hùng Cường, chè Shan Cao Bồ, chè Shan tuyết Thượng Sơn...

Khu vực chè Shan hữu cơ tại xã Thượng Sơn huyện Vị Xuyên

Huyện cũng đã chỉ đạo các ngành chuyên môn và người dân tại các vùng trồng chè có diện tích chè cổ thụ đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong công tác bảo tồn và khai thác hiệu quả các diện tích chè Shan tuyết cổ thụ. Nhờ đó các diện tích chè Shan tuyết cổ thụ của Vị Xuyên phát triển tốt và cho năng suất và chất lượng cao. Do đó, các sản phẩm chè Shan tuyết của huyện Vị Xuyên luôn được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh đón nhận và đánh giá cao.

Ông Lê Thanh Hải - Phó Chủ tịch UBND huyện Vị Xuyên cho biết: Trong những năm qua, Vị Xuyên đã đẩy mạnh khai thác những lợi thế của địa phương và đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng chè Shan tuyết theo hướng hàng hóa. Trên cơ sở rà soát, đánh giá thực trạng của các cơ sở chế biến, huyện sẽ tiếp tục đề ra các giải pháp nhằm giữ vững và không ngừng nâng cao giá trị của sản phẩm chè.

Nhằm không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng chè, huyện Vị Xuyên đã đề ra nhiều giải pháp như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh cây chè, nhất là đối với cây chè Shan; xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, các hộ gia đình đầu tư cơ sở thu mua và chế biến chè.

Bên cạnh đó, huyện sẽ đề ra các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp chế biến chè đổi mới công nghệ trong quá trình thu hái, chế biến, đóng gói, kiểm định chất lượng trước khi xuất ra thị trường để không ngừng nâng cao vị thế của cây chè Shan tuyết trên địa bàn huyện.

Đây cũng là một trong những chủ trương của huyện trong phát triển kinh tế góp phần xóa đói, giảm nghèo và từng bước nâng cao thu nhập cho đồng bàocác dân tộc tại các vùng trồng chè.

Phạm Văn Phú
Bài viết cùng chủ đề: đồng bào dân tộc

Tin cùng chuyên mục

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc