Miến dong Cao Bằng khẳng định thương hiệu

Đầu tháng 1/2025, 4 tấn miến dong của Hợp tác xã Nông sản Tân Việt Á (tỉnh Cao Bằng) đã được xuất khẩu sang Mỹ, một lần nữa khẳng định chất lượng sản phẩm này.
Kích cầu du lịch từ các tour, tuyến mới cho đồng bào dân tộc và miền núi Cao Bằng Cao Bằng: Tạm giữ 300 sản phẩm giày, dép giả nhãn hiệu Về thăm "làng đá nở hoa" nơi biên cương Cao Bằng

Sản phẩm ‘có tiếng’ và ‘có miếng’

Theo ông Trần Đức Hiếu - Giám đốc Hợp tác xã Nông sản Tân Việt Á, lô hàng được xuất khẩu thông qua một công ty đối tác của hợp tác xã ở thành phố Hồ Chí Minh. Theo hợp đồng đã ký kết, hợp tác xã sẽ cung cấp 4 tấn miến dong/tháng cho đối tác để xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Sản xuất miến Cao Bằng
Miến của Cao Bằng nổi danh, được người tiêu dùng ưa chuộng. Ảnh minh họa

Cũng theo Giám đốc Hợp tác xã Nông sản Tân Việt Á, sản phẩm miến dong Tân Việt Á được xuất khẩu sang thị trường Mỹ là bước phát triển lớn của hợp tác xã, minh chứng cho những nỗ lực của đơn vị trong quản lý, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường đã đạt kết quả tốt.

Không chỉ miến dong Tân Việt Á, Cao Bằng sở hữu nhiều thương hiệu miến dong nổi tiếng và được ưa chuộng trên thị trường, như miến Tĩnh Túc; miến dong Án Lại; miến dong Phja Đén… Sản phẩm đặc trưng này cũng mang lại đời sống ấm no cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Xã Nguyễn Huệ, huyện Hoà An là một điển hình, có 90,7 ha diện tích trồng cây dong riềng, gần 300 hộ sản xuất, với thương hiệu Án Lại, miến là sản phẩm mang lại thu nhập lớn và là nguồn thu chính cho bà con địa phương.

Để tạo uy tín cũng như phát triển theo hướng hàng hóa cho sản phẩm này, UBND huyện Hòa An đã đề xuất và được UBND tỉnh phê duyệt dự án "Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận miến dong Án Lại" cho sản phẩm miến dong của huyện Hòa An. Nhờ đó, miến Án Lại được đầu tư bài bản bao bì, mẫu mã, thương hiệu.

Xã Thành Công, huyện Nguyên Bình nổi tiếng với miến dong Phja Đén. Những năm qua, diện tích trồng dong riềng của xã dao động từ 90 - 100ha, địa phương đã đẩy mạnh sản xuất miến dong theo chuỗi sản xuất.

Theo anh Nguyễn Trung Hiếu - Giám đốc Hợp tác xã dong riềng Trung Hiếu, việc đẩy mạnh liên kết trong sản xuất theo chuỗi đã giúp sản phẩm miến dong của Cao Bằng được thị trường biết đến, giúp nhiều nông dân thoát nghèo. Hiện, sản lượng miến trung bình của hợp tác xã hàng năm từ khoảng 15 - 18 tấn, giá bán dao động từ 85.000 - 90.000 đồng/kg; doanh thu trung bình khoảng trên 1 tỷ đồng/năm, giải quyết được việc làm cho khoảng 5 - 10 lao động thường xuyên.

Cao Bằng triển khai nhiều chính sách quảng bá cho sản phẩm miến
Cao Bằng triển khai nhiều chính sách quảng bá cho sản phẩm miến. Ảnh minh họa

Hiện sản phẩm của hợp tác xã ngoài tiêu thụ trong tỉnh còn vươn ra các tỉnh, thành phố khác như Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và khu vực Tây Nguyên…

Kết quả của rất nhiều nỗ lực

Sức lan tỏa mạnh mẽ cũng như độ nhận diện cao của sản phẩm miến dong là kết quả của rất nhiều nỗ lực từ các cấp chính quyền của Cao Bằng trong việc phát triển cây trồng và loại sản phẩm này. Tỉnh đã đưa miến dong vào danh sách những sản phẩm ưu tiên hỗ trợ phát triển, đồng thời giao cho Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương mại tỉnh nghiên cứu, xét duyệt, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ, xây dựng thương hiệu cho miến dong Cao Bằng.

Nhờ đó, nhiều người dân, hợp tác xã và doanh nghiệp đã được hỗ trợ máy móc, công nghệ sản xuất miến, hướng dẫn xây dựng nhãn hiệu hàng hóa… Tỉnh đang khuyến khích thương nhân, doanh nghiệp đầu mối thu gom, tiêu thụ sản phẩm cho người dân.

Tuy nhiên, với đặc thù là tỉnh miền núi, năng lực sản xuất của các cơ sở hạn chế, có ít doanh nghiệp, hợp tác xã có quy mô đủ lớn để đối ứng và thụ hưởng chính sách hỗ trợ.

Cây dong riềng mang lại nguồn thu lớn cho bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Cây dong riềng và sản phẩm miến mang lại nguồn thu lớn cho bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Ảnh minh họa

Từ kinh nghiệm nghiên cứu hiện trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm miến dong theo chuỗi giá trị tại Cao Bằng, TS. Dương Thị Tình - Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên - cho rằng, Cao Bằng đã ban hành nhiều chính sách phù hợp cho phát triển sản phẩm miến dong. Trong đó, có thể kể tới công tác xây dựng nhãn hiệu tập thể; hỗ trợ các dự án vùng nguyên liệu mà nhà đầu tư khi xây dựng có hợp đồng liên kết sản xuất nguyên liệu ổn định với người dân; dự án chế biến nông sản sử dụng nguyên liệu địa phương; sử dụng nhiều lao động địa phương. Đồng thời, hỗ trợ xây dựng, hoàn thiện và chuyển giao quy trình công nghệ trồng và chăm sóc dong riềng theo tiêu chuẩn VietGAP định hướng hữu hay ứng dụng chuyển giao công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm miến dong…

Tuy nhiên, để sản phẩm miến dong phát triển theo hướng hàng hóa, khẳng định mẽ hơn nữa thương hiệu, TS. Dương Thị Tình nhận định, việc phát triển miến dong theo chuỗi giá trị là rất cần thiết.

Để làm được điều này, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp đã có của tỉnh, như: Đa dạng hóa các nguồn tài chính hỗ trợ sản xuất sản phẩm nông nghiệp; hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở; nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển chuỗi giá trị nông sản.

Cùng đó, thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển sản xuất dong nguyên liệu; tăng cường chế biến tinh bột, miến dong; hoàn thiện chuỗi giá trị cho sản phẩm miến dong; tăng cường các hoạt động xúc tiến tiêu thụ sản phẩm; tổ chức và liên kết sản xuất và giải pháp bảo vệ môi trường.

Những năm qua, ngành Công Thương đã triển khai nhiều hoạt động quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm miến cho bà con trên địa bàn tỉnh. Từ đó, mở rộng đầu ra cho sản phẩm tiềm năng này.

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Cao Bằng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Tập livestream bán hàng… phụ nữ Cơ Tu tại tỉnh Quảng Nam, Huế dần tận dụng mạng xã hội thành kênh quảng bá, tiêu thụ nông đặc sản miền núi hiệu quả.
Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Những năm gần đây, cây mía không chỉ là cây trồng chủ lực mà còn trở thành “cây hái ra tiền” giúp nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đổi đời.
Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Quảng bá để tăng hiệu quả tiêu thụ là giải pháp Đắk Lắk triển khai nhằm nâng cao giá trị cho nông sản của bà con vùng dân tộc thiểu số địa phương.
Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Là tinh hoa của núi rừng, hương hồi Bình Liêu từ chợ vùng cao đã vươn xa lên nhiều kệ hàng thành phố, đến với người tiêu dùng cả nước.
Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Là tỉnh miền núi phía Bắc với hơn 50% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số Yên Bái đã không ngừng nỗ lực trong việc hỗ trợ bà con sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.

Tin cùng chuyên mục

Chè Shanam: Tinh hoa từ những búp chè cổ thụ Tà Xùa

Chè Shanam: Tinh hoa từ những búp chè cổ thụ Tà Xùa

Tự hào với những vùng chè cổ thụ trăm năm tuổi, chè Shanam từ Tà Xùa mang những điểm đặc biệt, kết tụ tinh hoa từ thiên nhiên và bàn tay đồng bào Mông Sơn La.
Viện trưởng AIT: Du lịch phiên bản 2025 ‘Một chuyến đi – nghìn đơn hàng’

Viện trưởng AIT: Du lịch phiên bản 2025 ‘Một chuyến đi – nghìn đơn hàng’

Du lịch cộng đồng hiện nay không chỉ đơn thuần là khám phá vẻ đẹp thiên nhiên, văn hoá mà còn là kênh thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng dân tộc thiểu số bền vững.
Khát vọng khởi nghiệp từ cà phê của phụ nữ Mường Ảng

Khát vọng khởi nghiệp từ cà phê của phụ nữ Mường Ảng

Giữa núi rừng Tây Bắc, những người phụ nữ dân tộc Thái tại Mường Ảng đang viết nên câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng với thương hiệu “Cà phê Chị Em”.
Longform | Sơn La: Cà phê Bích Thao và hành trình xây dựng thương hiệu

Longform | Sơn La: Cà phê Bích Thao và hành trình xây dựng thương hiệu

Thương hiệu cà phê Bích Thao – hạt cà phê Arabica Sơn La đã trở thành một trong những thương hiệu rạng danh thị trường thế giới.
Quảng Ninh nhiều khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Ninh nhiều khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Xã Tràng Lương, TP. Đông Triều, Quảng Ninh có 13 dân tộc cùng chung sống, việc đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển đổi sản xuất giúp đời sống người dân được cải thiện.
Cao Bằng: Nhiều giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con dân tộc

Cao Bằng: Nhiều giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con dân tộc

Tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu nông sản; đầu tư cải tạo và xây mới chợ… Đó là những giải pháp Cao Bằng triển khai nhằm tiêu thụ nông sản.
Thái Nguyên: Phát triển sản phẩm thế mạnh vùng dân tộc gắn với du lịch

Thái Nguyên: Phát triển sản phẩm thế mạnh vùng dân tộc gắn với du lịch

Gắn phát triển sản phẩm thế mạnh vùng dân tộc với phát triển du lịch là giải pháp Thái Nguyên triển khai nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.
Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt trên đất đỏ Tây Nguyên

Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt trên đất đỏ Tây Nguyên

Tự hào là vùng đất cho ra loại cà phê ngon nhất thế giới, từ chỗ xuất thô, hiện nay, cà phê Tây Nguyên ngày càng được nâng tầm thương hiệu, khẳng định vị thế.
Trồng nấm đông trùng hạ thảo: Mô hình thoát nghèo của bà con vùng núi Lai Châu

Trồng nấm đông trùng hạ thảo: Mô hình thoát nghèo của bà con vùng núi Lai Châu

Mô hình trồng nấm đông trùng hạ thảo được bà con khu vực miền núi Lai Châu trồng và quảng bá sản phẩm đang phát huy hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao.
Người dân xã đạt chuẩn nông thôn mới ở huyện miền núi Quảng Nam: Còn nhiều tâm tư

Người dân xã đạt chuẩn nông thôn mới ở huyện miền núi Quảng Nam: Còn nhiều tâm tư

Lên nông thôn mới, nhưng người dân xã Tabhing (huyện Nam Giang, Quảng Nam) lại có nhiều tâm tư, vướng mắc.
Lễ hội Chrôi Rum Chếk tỉnh Sóc Trăng diễn ra khi nào?

Lễ hội Chrôi Rum Chếk tỉnh Sóc Trăng diễn ra khi nào?

Lễ hội Chrôi Rum Chếk của đồng bào Khmer thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng vừa trở thành di sản văn hoá phi vật thể sắp diễn ra với nhiều hoạt động đặc sắc.
Quảng Nam là trung tâm công nghiệp dược liệu trọng điểm

Quảng Nam là trung tâm công nghiệp dược liệu trọng điểm

Tỉnh Quảng Nam được định hướng trở thành trung tâm công nghiệp chế biến dược liệu quan trọng của khu vực và cả nước, trong đó, Sâm Ngọc Linh là cây chủ lực.
Quảng Trị lan tỏa thương hiệu cà phê Khe Sanh

Quảng Trị lan tỏa thương hiệu cà phê Khe Sanh

Là nông sản nổi tiếng của huyện miền núi Hướng Hóa, cà phê Khe Sanh đang được tỉnh Quảng Trị vận dụng mọi nguồn lực để lan tỏa thương hiệu cho sản phẩm này.
‘Vàng xanh’ trên đỉnh non ngàn

‘Vàng xanh’ trên đỉnh non ngàn

Những cây chè cổ thụ trên đỉnh non ngàn được ví như “vàng xanh” của bà con đồng bào dân tộc thiểu số nhờ những giá trị quý giá hiếm sản phẩm nào có được.
Đưa sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số lên ‘sàn’

Đưa sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số lên ‘sàn’

Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số trên các sàn thương mại điện tử đang được tỉnh Yên Bái tích cực triển khai.
Chợ miền núi: Không chỉ là nơi tiêu thụ hàng hoá!

Chợ miền núi: Không chỉ là nơi tiêu thụ hàng hoá!

Chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi không chỉ là nơi tiêu thụ hàng hoá cho bà con mà còn là nơi kể lại câu chuyện văn hoá, phát triển du lịch.
Kể câu chuyện văn hoá vùng miền nhờ thương mại điện tử

Kể câu chuyện văn hoá vùng miền nhờ thương mại điện tử

Câu chuyện văn hoá vùng miền được kể lại trên sàn thương mại điện tử sẽ giúp tăng giá trị các sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Lạng Sơn: Mở rộng kênh tiêu thụ cho nông sản thế mạnh

Lạng Sơn: Mở rộng kênh tiêu thụ cho nông sản thế mạnh

Bà con đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Lạng Sơn có nhiều nông sản thế mạnh. Sở Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Bắc Kạn: Phát triển hạ tầng thương mại để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Bắc Kạn: Phát triển hạ tầng thương mại để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Tỉnh Bắc Kạn đã và đang hoàn thiện cơ sở hạ tầng thương mại nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn.
Nông sản Mộc Châu đắt khách nhờ sức hút du lịch

Nông sản Mộc Châu đắt khách nhờ sức hút du lịch

Du lịch khởi sắc đang mở thêm cánh cửa tiêu thụ đối với hàng hoá, nông sản Mộc Châu, cũng như tạo động lực cho kinh tế địa phương phát triển.
Mobile VerionPhiên bản di động