Thứ hai 25/11/2024 12:28

Ủy ban Dân tộc: Xây dựng tiêu chí xác định thôn đồng bào dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù

Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức Hội thảo xây dựng tiêu chí xác định thôn tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có khó khăn đặc thù.

Thứ trưởng,Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Y Vinh Tơr cho biết: Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Nghị quyết số 88/2019/QH14 về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 về Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, trong đó quy định “Ban hành tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù” nhằm “giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất, ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, các nhóm DTTS khó khăn nhất”.

Cần xây dựng tiêu chí xác định thôn tập trung đông đồng bào DTTS có khó khăn đặc thù

Trên cơ sở đó, ngày 31/12/2021 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 39/2020/QĐ-TTg về tiêu chí xác định các các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025 và Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025.

Căn cứ các tiêu chí, UBDT đã chỉ đạo các địa phương đã tiến hành rà soát, xác định danh sách có đồng bàoDTTS có khó khăn đặc thù để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, làm căn cứ để triển khai nội dung Tiểu dự án 1, Dự án 9 thuộc Quyết định số 1719/QĐ-TTg.

Tuy nhiên, trong quá trình rà soát triển khai tại các địa phương vẫn còn vướng mắc, bất cập, cần xây dựng tiêu chí xác định thôn tập trung đông đồng bào DTTS có khó khăn đặc thù và tháo gỡ khó khăn trong triển khai nội dung Tiểu dự án 1, Dự án 9 thuộc Chương trinh MTQG 1719.

Hội thảo là dịp để các địa phương chia sẻ những khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp để UBDT tổng hợp kiến nghị của các địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kịp thời có những điều chỉnh nhằm triển khai thực hiện hiệu quả Dự án 9 thuộc Chương trình MTQG 1719”, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr nhấn mạnh.

Chính phủ phê duyệt danh sách 32 dân tộc còn gặp nhiều khó khăn và 14 dân tộc có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025

Theo nội dung Đề án tiêu chí tại Hội thảo, UBDT đã tham mưu ban hành văn bản số 1239/UBDT-ĐPI ngày 7/9/2021; văn bản số 889/UBDT-ĐPI ngày 8/6/2022 gửi các địa phương về việc rà soát, bổ sung, đối chiếu, cung cấp thông tin các dân tộc có khó khăn đặc thù làm cơ sở xác định đối tượng triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, UBND các tỉnh đã chỉ đạo Ban Dân tộc phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức rà soát lấy số liệu từng dân tộc sinh sống ở xã khu vực III và các thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) ở các huyện, xã, thôn trên địa bàn của tỉnh.

Đề án xây dựng tiêu chí của UBDT xây dựng thành 3 phương án.

Phương án 1: Rà soát các thôn/bản có dân tộc khó khăn đặc thù sinh sống trên địa bàn các xã thuộc khu vực I, II, III theo Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 về phê duyệt danh sách các thôn ĐBKK vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025; Rà soát các thôn/bản dân tộc khó khăn đặc thù sinh sống trên địa bàn trước đây thuộc Quyết định số 1672/QĐ-TTg ngày 26/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “Phát triển KT-XH vùng các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao”; Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 về phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển KT-XH các dân tộc rất ít người giai đoạn 2016 - 2025. Kết quả: Có 237 thôn thuộc địa bàn 111 xã, 34 huyện với 12.303 hộ, 55.592 khẩu.

Phương án 2: Lấy tỷ lệ dân số dân tộc có khó khăn đặc thù chiếm từ 15% trở lên so với tổng số DTTS nói chung. Việc xác định tỷ lệ này gây ra nhiều bất cập trong thực tiễn. Nếu quy định tỷ lệ % số hộ DTTS có khó khăn đặc thù sinh sống trong thôn bản bảo đảm từ 15% trở lên, để xét địa bàn thụ hưởng đầu tư cơ sở hạ tầng là chưa hợp lý. Vì các hộ DTTS sinh sống không đồng đều, dẫn đến việc có thôn có số lượng hộ DTTS có khó khăn đặc thù rất ít, nhưng vẫn bảo đảm tỷ lệ đạt 15%/tổng số hộ DTTS. Ngược lại, có thôn số hộ DTTS khó khăn đặc thù nhiều, nhưng tỷ lệ không bảo đảm 15%.

Phương án 3: Tiêu chí được xác định trên cơ sở dân số các dân tộc khó khăn đặc thù sinh sống trong thôn bản có tỷ lệ từ 8%/tổng dân số các DTTS sống trong thôn, bản (tương ứng với 5 hộ/thôn). Phương án này sẽ khắc phục được bất cập trong thực tiễn của Phương án 2. Phương án này được kế thừa từ Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 về phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển KT-XH các dân tộc rất ít người giai đoạn 2016 - 2025. Kết quả rà soát: Có 189 thôn, thuộc 94 xã, 32 huyện thuộc diện được đầu tư cơ sở hạ tầng.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận các vấn đề như: Xây dựng tiêu chí xác định thôn tập trung đông đồng bào DTTS có khó khăn đặc thù trên địa bàn xã khu vực III, khu vực II, khu vực I và đề xuất những giải pháp làm để thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 9 thuộc Chương trình MTQG 1719...

Theo đó, các đại biểu đề xuất 2 tiêu chí xác định thôn có đông đồng bào DTTS có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 – 2030. Tiêu chí 1: Các thôn có từ 5 hộ là người DTTS rất ít người trở lên (dân tộc có khó khăn đặc thù) sinh sống, được xác định là thôn có đông đồng bào DTTS có khó khăn đặc thù. Tiêu chí 2: Các thôn có 10% số hộ là người DTTS rất ít người trở lên (dân tộc có khó khăn đặc thù) sinh sống, được xác định là thôn có đông đồng bào DTTS có khó khăn đặc thù. Nguyên do dân tộc có khó khăn đặc thù là dân tộc rất ít người thường sinh sống, cư trú rải rác, xen kẽ với các dân tộc khác. Vì vậy, số hộ trong thôn rất ít. Nếu quy định số hộ cao hơn (trên 5 hộ), hoặc quy định tỷ lệ hộ cao hơn (trên 10%), thì đối với một số địa phương dân tộc có khó khăn đặc thù sẽ không được thụ hưởng chính sách.

Về tiêu chí xác định thôn thuộc diện đầu tư, UBDT tham mưu Chính phủ quy định theo tỷ lệ % bằng số lượng hộ dân tộc khó khăn đặc thù sinh sống trong một thôn, bản từ 5 hộ trở lên. Lý do: Các thôn này đã được thụ hưởng chính sách theo Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển KT-XH các DTTS rất ít người giai đoạn 2016 - 2025 (Quyết định 2086 phê duyệt đến năm 2025, còn hiệu lực) và thôn đầu tư theo Quyết định số 1672/QĐ-TTg ngày 26/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phát triển KT-XH vùng các DTTS: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao, nhằm bảo đảm sự công bằng của chính sách, tránh sự thắc mắc của người dân khi triển khai thực tế.

Lê Hoàng
Bài viết cùng chủ đề: đồng bào dân tộc

Tin cùng chuyên mục

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc