Tuyên truyền chính sách dân tộc: “Đối tượng đặc thù phải có giải pháp đặc thù”

Với mục tiêu chỉ rõ hạn chế, từ đó tìm kiếm các phương pháp, hình thức tuyên truyền thực sự hiệu quả, Hội thảo “Thực trạng công tác tuyên truyền chính sách dân tộc trên các phương tiện truyền thông” đã được Vụ Tuyên truyền (Ủy ban Dân tộc) tổ chức sáng nay (9/12/2021) tại Hà Nội.

Theo ông Trần Tuấn Anh – Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền: Hiện có hơn 200 chính sách dân tộc đang được triển khai ở nhiều lĩnh vực, do nhiều Bộ, ban, ngành quản lý. Mới đây nhất, ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 1719 QĐ/TTg phê duyệt Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Đây được xem là chương trình có giai đoạn thực hiện kéo dài tới 10 năm, với nguồn vốn lớn nhất dành cho công tác dân tộc từ trước tới nay.

Để các chính sách đến được với đồng bào, đi vào đời sống, mang lại những hiệu quả như mục tiêu đặt ra, công tác tuyên truyền tiếp tục được xác định giữ vai trò không thể thiếu. Nói cách khác, tuyên truyền là một nhiệm vụ chính trị cần được tiến hành song song, thường xuyên, liên tục với quá trình triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước”- Lê Ngọc Thắng. PGS.TS. Tổng Biên tập Tạp chí Dân tộc và Thời đại – nhấn mạnh.

Để đồng bào hiểu – cần nhiều kiểu tuyên truyền!

Đại diện các cơ quan báo chí tích cực đóng góp ý kiến cho hội nghị để tìm ra cách thức tuyên truyền hiệu quả
Đại diện các cơ quan báo chí tích cực đóng góp ý kiến cho hội nghị để tìm ra cách thức tuyên truyền hiệu quả

Nếu như với vùng đồng bằng, các thành phố lớn - nơi tập trung chủ yếu là đồng bào dân tộc Kinh - các loại hình truyền thông phổ biến là: Truyền hình, phát thanh, báo giấy và báo mạng; thì với các địa phương thuộc đối tượng thụ hưởng của các chính sách dân tộc – dân cư sinh sống chủ yếu là đồng bào DTTS; thậm chí có những địa phương có tới 3-5 DTTS cùng sống trong một cộng đồng. Không chỉ hạn chế về giao thông, điện, đường, thiếu các phương tiện thông tin giải trí… một bộ phận không nhỏ đồng bào lớn tuổi ở các bản, làng, phum, sóc chưa từng đến trường học, không biết chữ, không thông thạo tiếng phổ thông. Bên cạnh đó là những người dân có biết chữ, nghe hiểu được tiếng phổ thông nhưng lại hạn chế về mặt kiến thức, kĩ năng…

Thực tế này là lý do để hoạt động tuyên truyền chính sách dân tộc ở Vùng DTTS và miền núi lâu nay không chỉ thông qua các phương tiện truyền thông phổ biến như: Truyền hình, phát thanh, báo giấy và báo mạng, mà phải huy động hầu hết các cơ quan, đoàn thể như: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Người cao tuổi…Trong đó, nhân tố tích cực là các già làng, trưởng bản, người có uy tín, bộ đội biên phòng, công an, giáo viên. Hình thức tuyên truyền cũng hết sức đa đạng, bao gồm, tuyên truyền miệng trong các buổi họp thôn bản; qua loa phát thanh của thôn bản; phát tờ rơi, căng pano, áp phích; cầm tay chỉ việc; đi trước nêu gương. “Là những người biết tiếng dân tộc, hiểu rõ các phong tục tập quán, lại sinh sống ở địa phương nên là các già làng, trưởng bản, người có uy tín, bộ đội biên phòng, công an, giáo viên là những tuyên truyền viện đặc biệt tích cực. Tuy nhiên do không được đào tạo bài bản, kiến thức hạn chế, số lượng nhân sự lại có hạn nên kết quả tuyên truyền chưa cao, nhiều chủ trương, chính sách do đó chưa đến được với đồng bào” – Tiến sĩ Võ Thị Mai Phương – Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam nhìn nhận.

Đặc biệt, thực hiện mục tiêu tăng cường công tác thông tin phục vụ sự nghiệp phát triển chính trị - kinh tế - xã hội ở vùng DTTS và miền núi, ngày 31/12/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1637/QĐ-TTg về việc cấp một số loại báo, tạp chí cho vùng đồng bào DTTS, đồng thời giao Ủy ban Dân tộc chủ trì đặt hàng với các cơ quan báo, tạp chí theo số lượng và đối tượng đã được phê duyệt. Đến nay, sau hơn 20 năm, các ấn phẩm báo, tạp chí cấp cho vùng đồng bào DTTS đã bền bỉ thực hiện vai trò, sứ mệnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các kiến thức, kinh nghiệm về chăn nuôi, trồng trọt; là cầu nối chuyển tải tâm tư nguyện vọng của đồng bào tới các nhà hoạch định chính sách; góp phần vận động để đồng bào hiểu hơn về những giá trị quý báu của các nét văn hóa truyền thống; từ đó gìn giữ, duy trì và không ngừng phát huy…

Mỗi bài báo phải thực sự là tiếng nói tâm huyết, giá trị

Các phóng viên tác nghiệp tại hộ đồng bào dân tộc Nùng, xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
Các phóng viên tác nghiệp tại hộ đồng bào dân tộc Nùng, xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

Sự phát triển của đời sống xã hội đã kéo theo những thay đổi trong các phương tiện nghe nhìn cũng như cách thức cập nhật thông tin - không chỉ với khu vực thành thị, mà ngay cả với đồng bào DTTS ở các bản làng vùng sâu, xa … Thực tế này đòi hỏi các cơ quan báo chí tuyên truyền về công tác và chính sách dân tộc phải có đổi mới, sáng tạo trong cách thông tin, để vừa đảm bảo tôn chỉ mục đích hoạt động, vừa tác động tích cực tới cách nghĩ, cách làm của đồng bào; từ đó góp phần tuyên truyền để các chính sách dân tôc được triển khai kịp thời, hiệu quả.

Trao đổi về vấn đề: thay vì chỉ có báo in, giờ đây, nhiều phương tiện nghe nhìn khác cũng đã lên được tới các bản làng xa xôi với thông tin nhanh nhạy hơn rất nhiều…, các đại biểu đến từ các cơ quan như: Báo Tiền Phong, Báo Tài Nguyên Môi trường, Báo Cựu Chiến binh, Báo Nông Thôn ngày nay… đều thống nhất cho rằng: Việc báo in có thể lưu trữ để xem đi xem lại bất kỳ lúc nào vẫn là lợi thế rất rõ ràng. Bên cạnh đó, với sự thận trọng, chắc chắn của ban biên tập, thông tin trên các ấn phẩm báo in được chắt lọc kĩ lưỡng, hoàn toàn không có thông tin xấu, độc hại. Đây là điều đặc biệt ý nghĩa trước làn sóng thông tin hỗn độn hiện nay…

Là cơ quan báo chí có ấn phẩm tham gia vào chương trình cấp báo chí cho đồng bào từ những ngày đầu thực hiện Quyết định số 1637/QĐ-TTg (năm 2001), đến nay Báo Công Thương đã có 20 năm đồng hành cùng chương trình. Chia sẻ về cách thức để các thông tin của báo in phát huy giá trị nhiều hơn nữa, ông Nguyễn Tiến Cường – Phó Tổng biên tập Báo Công Thương cho rằng: "Bên cạnh việc các già làng, trưởng bản, cán bộ khuyến nông, cán bộ xã… tiếp nhận thông tin từ các báo và chuyển tải cho bà con; các cán bộ văn hóa phụ trách hệ thống loa truyền thanh tại các thôn bản hoàn toàn có thể khai thác những bài báo hay, phù hợp trên các báo để đọc cho bà con nghe. Mỗi bài báo nhờ đó mà sẽ được lan tỏa mạnh mẽ hơn…"

Đồng tình với quan điểm của ông Nguyễn Tiến Cường, bà Hoàng Thanh – Phó Tổng biên tập Báo Dân tộc và Phát triển cho rằng, muốn có được những bài báo chất lượng, việc tuyển chọn phóng viên đam mê với nghề, có hiểu biết về các dân tộc và chi trả thù lao xứng đáng cho các phóng viên này là vấn đề mà các cơ quan báo chí cần đặc biệt quan tâm. Bên cạnh đó, để các phóng viên biết, hiểu rõ và hiểu đúng về các chính sách dân tộc, Vụ Tuyên truyền cần có các buổi tổ chức tuyên truyền chính sách, tập huấn cho các phóng viên. Thậm chí cần có những chương trình trải nghiệm thực tế để các phóng viên có thể tiếp cận sâu với các vấn đề, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau để mỗi bài báo thực sự là tiếng nói tâm huyết, giá trị trong việc truyền tải nội dung chính sách dân tộc.

Theo PGS.TS. Lê Ngọc Thắng: Sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông, kéo theo sự thay đổi trong cách thức thức tiếp cận thông tin của đồng bào là tất yếu. Thời gian tới, để thực hiện Dự án số 10 của Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi 2021-2025 (Dự án Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS và miền núi), các cơ quan báo chí tham gia thực hiện cần tiếp tục đổi mới về chất lượng, cách thức tiếp cận bạn đọc. Trong đó, vừa phải đặt các ấn phẩm báo in trong mối quan hệ với báo nói, báo hình, báo mạng; vừa phát huy tốt nhất thế mạnh riêng có của báo in. Đặc biệt, với đối tượng bạn đọc là đồng bào DTTS, việc tuyên truyền phải bám sát tinh thần “Đối tượng đặc thù phải có giải pháp đặc thù”.

Hoàng Mai
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Các không gian đậm bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng mang đến trải nghiệm ấn tượng về miền đất, con người và du lịch tỉnh Lai Châu.
Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Những năm qua, nhờ làm tốt chính sách dân tộc, Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, đáp ứng sự kỳ vọng của nhân dân.
Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ phát huy vai trò là những “cánh chim đầu đàn” trong cộng đồng dân tộc.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Tỉnh Lạng Sơn xác định, đào tạo nghề là một trong những giải pháp căn cơ giúp người nghèo có việc làm, thu nhập, sinh kế bền vững.
Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Đoàn nghệ nhân, diễn viên Bắc Giang giành 2 giải A, 4 giải B, 1 giải C và được tặng Bằng khen tại liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc năm 2024.
Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Có thể nói, những quyết sách của Đảng, Nhà nước ta cũng đều vì nước, vì dân, mong muốn đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc tạo niềm tin vững chắc cho đồng bào.
Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đã có nhiều thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số...
Bài 2: Động lực

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Từ tỉnh nghèo nhất cả nước, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã đoàn kết, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.
Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Chuỗi quyết sách mới liên quan đến công tác dân tộc của Quốc hội đã giúp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi “vươn mình” bước vào kỷ nguyên mới.
Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Sáng 15/11, UBND TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024.
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Lai Châu lần thứ IV năm 2024 gắn với mục tiêu quan trọng trong giai đoạn tới.
Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn…
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên kiện toàn, nâng cao chất lượng cán bộ thực thi Chương trình 1719.
Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Những năm gần đây, Tuyên Quang huy động nhiều nguồn lực, đầu tư, hỗ trợ đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khiến bộ mặt thôn, bản có nhiều đổi thay.
Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, với nhiều lợi thế phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Nghề đan lát là nét đẹp truyền thống của người Hà Lăng ở Kon Tum, từ nguyên liệu vô cùng đơn giản, qua bàn tay khéo léo đã biến thành những sản phẩm để đời.
Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lạng Sơn đã và đang mang lại nhiều kết quả tích cực
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động