Thứ năm 02/01/2025 20:51

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, sau 3 năm triển khai các chương trình A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã thoát khỏi danh sách các huyện nghèo cả nước.

Xác định ba trọng tâm thoát nghèo

Năm 2022, huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế nằm trong danh sách 74 huyện nghèo của cả nước giai đoạn 2021 - 2025. Ngay sau đó, huyện A Lưới đã thông qua nhiều nghị quyết, đề án về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Đặc biệt, để công tác giảm nghèo được triển khai hiệu quả, Ban Thường vụ Huyện ủy đã thành lập Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022 – 2025; thành lập 3 Tổ công tác để nghe báo cáo công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác giảm nghèo bền vững tại địa phương. Đồng thời, chỉ đạo triển khai xây dựng các phương án thoát nghèo bền vững giai đoạn 2022 - 2025 cho từng hộ gia đình; thành lập Ban chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia huyện A Lưới giai đoạn 2022 – 2025 để tổ chức thực hiện và lồng ghép hiệu quả tối đa nguồn lực từ 3 chương trình mục tiêu quốc gia cho công tác giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024. Ảnh: Ngọc Hiếu

Trao đổi với Báo Công Thương, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch UBND huyện A Lưới - cho biết, với quan điểm xuyên suốt để thực hiện là: Xác định rõ nguyên nhân nghèo và có phương án thoát nghèo theo địa chỉ cụ thể cho từng hộ nghèo. Trong đó, tập trung vào triển khai thực hiện 3 trọng tâm lớn, gồm: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; Đa dạng hóa sinh kế, hỗ trợ phát triển sản xuất và Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Đối với việc hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, A Lưới xác định mục tiêu cần tập trung đó là xây dựng cơ sở hạ tầng liên kết vùng, thiết yếu, phục vụ dân sinh, sản xuất, lưu thông hàng hóa; hỗ trợ các xã nghèo phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đồng thời, hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế, xây dựng, phát triển và nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, sinh kế bền vững, thu nhập tốt, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, bảo vệ môi trường, tăng trưởng kinh tế và mục tiêu giảm nghèo bền vững. Chú trọng tạo ra hàng hóa là các sản phẩm OCCOP, sản phẩm chủ lực đã được công nhận và đã xây dựng nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể như thịt bò vàng, chuối già lùn, sâm bố chính, gạo Ra Dư.

Nhờ chú trọng phát triển những sản phẩm chủ lực, thế mạnh nên thu nhập của người dân huyện A Lưới ngày càng tăng lên rõ rệt. Ảnh: Ngọc Hiếu

Bên cạnh đó, còn hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo, cận nghèo có nhà ở an toàn, ổn định, có khả năng chống chịu tác động của thiên tai, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững. Trong đó, huyện đã tập trung hỗ trợ 2.184 nhà ở (1.623 xây mới; 561 sữa chữa) đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu mỗi nhà là 30 m2, với phương châm “3 cứng” (nền - móng cứng, khung - tường cứng, mái cứng) và tuổi thọ căn nhà từ 20 năm trở lên, đến nay, huyện A Lưới đã triển khai xây dựng 1.891/2.184 nhà.

Ngoài tập trung thực hiện 3 nhiệm vụ trọng tâm trên, huyện A Lưới đã quan tâm đến công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động. Người nghèo được hỗ trợ đầy đủ và tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin.

Giảm hộ nghèo, tăng thu nhập

Với việc thực hiện đồng loạt các chương trình và chính sách giảm nghèo thường xuyên, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện A Lưới hàng năm đều giảm trên 10%. Cụ thể, cuối năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo là 49,98% (7.022 hộ nghèo), đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo là 24,30% (3.485 hộ nghèo). Dự kiến, đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 14,3% và đến năm 2025 còn dưới 12%.

Bên cạnh đó, thu nhập của người dân được nâng lên rõ rệt, cuối năm 2021 thu nhập là 27,5 triệu/người/năm, đến cuối năm 2023 được nâng lên 35,22 triệu/người/năm (tăng 7,2 triệu đồng/người/năm). Dự kiến đến cuối năm 2024, thu nhập hơn 40 triệu đồng/người/năm và đến năm 2025 đạt hơn 45 triệu đồng/người/năm.

Hiện nay, nhiều thôn, bản ở huyện A Lưới đã sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày

Đặc biệt, ngày 6/9, tại huyện A Lưới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024.

Ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, A Lưới được công nhận thoát nghèo là một mốc son đáng tự hào trong hành trình phát triển của huyện và cũng là niềm vui chung của toàn tỉnh. “Đây không chỉ là thành quả của những nỗ lực không ngừng của chính quyền và nhân dân huyện A Lưới, mà còn là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước đối với những cố gắng của toàn tỉnh Thừa Thiên Huế” - Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch UBND huyện A Lưới - cho biết, thời gian tới, A Lưới tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội, nhất là người dân nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong giảm nghèo bền vững. Đồng thời, khơi dậy ý chí tự lực tự cường của người nghèo, chủ động vươn lên thoát nghèo. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo. Sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách Trung ương, tỉnh để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và xây dựng các mô hình giảm nghèo bền vững. Cùng với đó, gắn công tác đào tạo nghề với giải quyết việc làm, đẩy mạnh hoạt động giới thiệu việc làm, tạo điều kiện cho người nghèo sau đào tạo tìm được việc làm. Tuyên truyền, minh bạch công khai các chính sách tín dụng, rà soát nhu cầu vay vốn của đối tượng thụ hưởng chính sách. Triển khai đồng bộ, hiệu quả các chính sách, pháp luật về hỗ trợ giảm nghèo đối với các đối tượng yếu thế, hộ nghèo, hộ cận nghèo, tập trung công tác giảm nghèo, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số và khu vực miền núi.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số