Sơn La: Thời trang xanh giúp cây chuối Tú Nang “cất cánh” vươn xa

Cây chuối đang trở thành cây trồng chủ lực đem lại thu nhập cho người dân ở huyện Yên Châu (Sơn La), nhiều thứ từ cây chuối tưởng như bỏ đi cũng thành hàng hoá
Sơn La: Hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm long nhãn Giải pháp nào để cà phê đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP 5 sao? Sơn La có tân Giám đốc Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông Chuẩn bị sẵn sàng cho Lễ hội Cà phê Sơn La lần thứ nhất 2023

Với khí hậu khô nóng đặc trưng, Yên Châu có điều kiện phù hợp để phát triển cây chuối. Đây cũng là địa phương có diện tích trồng chuối lớn nhất của tỉnh Sơn La. Người dân Yên Châu chủ yếu trồng chuối tây và đa phần là giống chuối địa phương. Ban đầu người dân trồng chuối để lấy quả ăn, sau dần trở thành thứ hàng hóa đặc sản. So với các loại cây khác, cây chuối sau trồng khoảng 1 năm, chuối đã cho thu hoạch.

Sơn La: Thời trang xanh giúp cây chuối Tú Nang “cất cánh” vươn xa
Vùng trồng chuối nguyên liệu tại xã Tú Nang, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La

Tại xã Tú Nang, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La từ khi có Công ty cổ phần Internationnal Victory về xây dựng vùng nguyên liệu cho các sản phẩm thời trang xanh lấy nguyên liệu tơ sợi từ thân cây chuối để làm nguồn nguyên liệu phục vụ cho thời trang may mặc thì giá trị của cây chuối tăng hơn gấp 4 đến 5 lần trồng ngô (là cây chủ lực chính của địa phương)

Thân cây chuối khi cho qua máy tách phần nước và phần xơ để phục vụ làm nguyên liệu cho thời trang xanh, thân thiện với môi trường hiện nay là xu thế mới của thời trang hiện nay. Ngoài ra, phần nước chứa rất nhiều chất hữu cơ có thể làm nguồn phân hữu cơ phục vụ cho trồng cây ăn quả.

Liên quan đến sản phẩm từ tơ chuối, PGS,TS Nguyễn Minh Tuấn, Viện dệt may da giày thời trang, trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: Trồng chuối để lấy tơ kéo sợi được người dân địa phương quan tâm, đánh giá cao. Người dân có thể tận dụng cây chuối thu hoạch quả và thân dùng để kéo sợi bán. Công việc nhẹ nhàng, không quá nặng nhọc nên được bà con tham gia, đặc biệt là chị em phụ nữ. Bên cạnh đó, Công ty cổ phần Internationnal Victory thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo để giải đáp thắc mắc hướng dẫn bà con bản địa để kéo sợ chuối đúng quy trình và đạt được kết quả tốt nhất.

Sơn La: Thời trang xanh giúp cây chuối Tú Nang “cất cánh” vươn xa
Bà con được hướng dẫn bóc tách các sợi tơ chuối làm nguyên liệu cho các sản phẩm thời trang xanh, thân thiện với môi trường

Với diện tích gần 170ha, Cây chuối là cây chủ lực tại Tú Nang nên khi dùng cây chuối để kéo sợi đã tận dụng nguồn nhân lực dư thừa tại địa phương, góp phần tạo công ăn việc làm cho bà con vùng dân tộc thiểu số của địa phương. Phế phẩm từ thân cây chuối giúp người dân bản địa tăng thu nhập, chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Ông Vì Hưng Hiệu, Chủ tịch xã Tú Na, (Yên Châu) cho biết: Trước đây, sợi chuối chỉ được ứng dụng trên các sản phẩm thủ công mà chưa được ứng dụng trên quần áo. Nhận thấy tiềm năng của cây chuối, nguồn cung dồi dào của sợi chuối và hướng đến sản phẩm may mặc, an toàn cho người sử dụng. Quyết định và thử nghiệm thành công việc dệt nhuộm trên vải bằng sợi cây chuối. Công ty cổ phần Internationnal Victory đã cho ra đời mô hình sản xuất thời trang xanh từ những tài nguyên bản địa sẵn có như chuối, bông, gai xanh, dứa… đã giải quyết công ăn việc làm và đã cải thiện đời sống kinh tế cho bà con tại Tú Nang. Đây là mô hình thành công tại địa phương để bà con ổn định cuộc sống xây dựng quê hương đất nước.

Sơn La: Thời trang xanh giúp cây chuối Tú Nang “cất cánh” vươn xa
Các sản phẩm thời trang xanh hiện đang được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như: Pháp, Đức, Anh, Canada ...

Là công ty tiên phong trong “Mô hình thời trang xanh”, Công ty cổ phần Internationnal Victory luôn xác định dù có khó khăn đến đâu thì đó cũng là cơ hội mới để công ty tìm ra các hướng đi mới. Công ty xây dựng vùng trồng nguyên liệu đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Nguồn cung đảm bảo nên sản phẩm đến tay khách hàng đều đảm bảo chất lượng, thân thiện với môi trường.

Sơn La: Thời trang xanh giúp cây chuối Tú Nang “cất cánh” vươn xa
Các sản phẩm của thời trang xanh Vcolor tôn lên nét đẹp của người phụ nữ Việt

Hiện nay Công ty cổ phần Internationnal Victory đã và đang sử dụng nguồn nguyên liệu và nhân công tại xã Tú Nang, huyện Yên Châu, Sơn La và đang hướng đến nhiều địa bàn tiềm năng khác. Thông qua đó, khai thác được tiềm năng, phát huy được thế mạnh, lợi thế của địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần phát triển kinh tế cho địa phương.

Sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu là sợi chuối được tạo ra các thành phẩm đa dạng về mẫu mã, chất lượng cao, thân thiện với môi trường, bắt kịp xu hướng "thời trang xanh" như: áo vest nam, áo dài nữ, khăn... các sản phẩm này đã xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như Pháp, Đức, Anh, Canada...

Đức Lâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: bảo vệ môi trường

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Cần khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Cần khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Longform | Xây dựng cơ sở Đảng gắn với phát triển kinh tế vùng biên: Câu chuyện từ huyện Xín Mần

Longform | Xây dựng cơ sở Đảng gắn với phát triển kinh tế vùng biên: Câu chuyện từ huyện Xín Mần

Đồng bào dân tộc Mông ở Sỉn Khâu vui đón Tết

Đồng bào dân tộc Mông ở Sỉn Khâu vui đón Tết

Gương sáng người Mông với quyết tâm thoát nghèo, vượt khó

Gương sáng người Mông với quyết tâm thoát nghèo, vượt khó

Trải nghiệm ngày Tết cổ truyền dân tộc Mông tại Hang Kia, Pà Cò

Trải nghiệm ngày Tết cổ truyền dân tộc Mông tại Hang Kia, Pà Cò

Lai Châu: Khánh thành 2 cây cầu, giúp trẻ em vùng dân tộc thiểu số tới lớp an toàn

Lai Châu: Khánh thành 2 cây cầu, giúp trẻ em vùng dân tộc thiểu số tới lớp an toàn

Thừa Thiên Huế: Tôn vinh 48 gương điển hình đồng bào dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Tôn vinh 48 gương điển hình đồng bào dân tộc thiểu số

Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Dự án “Từ trang trại đến bàn ăn”: Tạo đầu ra bền vững cho nông sản đồng bào dân tộc

Dự án “Từ trang trại đến bàn ăn”: Tạo đầu ra bền vững cho nông sản đồng bào dân tộc

Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Người dân vùng cao Hòa Bình thoát nghèo nhờ nghề may xuất khẩu

Người dân vùng cao Hòa Bình thoát nghèo nhờ nghề may xuất khẩu

Xem thêm