Dâu tây Sơn La cất cánh cùng Vietnam Airlines

Cùng với quả nhãn, mận hậu, quả dâu tây của bà con dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La đã “sẵn sàng” có mặt trên các suất ăn phục vụ hành khách của Vietnam Airlines.
Lần đầu tiên, trái dâu tây Sơn La được quảng bá đến người tiêu dùng Thủ đô Dâu tây Mộc Châu ngập chợ, giá rẻ Khám phá về giá trị dinh dưỡng của dâu tây

Những mùa quả ngọt

Những ngày này, tại các vựa dâu tây của tỉnh Sơn La, bà con dân tộc thiểu số đang tất bật chăm sóc những vườn dâu đang vào mùa đơm hoa, kết trái. Tuy mới được trồng vài năm gần đây, nhưng loại cây này đã và đang khẳng định giá trị kinh tế, đem lại những mùa quả ngọt, giúp đồng bào có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

Cây dâu tây “nhập cư” về các bản: Tân Quế, Xuân Quế, Nong Quỳnh, tiểu khu Huổi Dương, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn đã nhiều năm nay. Dâu được trồng trên những triền đồi thoai thoải, trải rộng mênh mông quanh những nếp nhà, thay thế cây ngô, cây mía và cây sắn trước đây.

Những ngày đầu đem giống về trồng thử, bà con nơi đây không nghĩ rằng dâu tây lại phù hợp với mảnh đất này đến thế. Sự ưu đãi của thiên nhiên, khí hậu và thổ nhưỡng đã giúp dâu tây phát triển tốt, quả chín có vị ngọt thanh, căng mọng, mẫu mã bắt mắt, được thị trường ưa chuộng.

Sản phẩm được tiêu thụ rộng khắp tại nhiều tỉnh, thành trong nước, có mặt tại các siêu thị lớn ở Hà Nội. Loại cây này đang từng bước khẳng định giá trị kinh tế qua từng mùa quả ngọt.

Dâu tây Sơn La cất cánh cùng Vietnam Airlines
Cây dâu tây đã, đang khẳng định giá trị kinh tế cho bà con dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La qua từng mùa quả ngọt. Ảnh: Kiều Tâm

Chị Nguyễn Thị Lan, thành viên Hợp tác xã dâu tây Xuân Quế, xã Cò Nòi, cho hay, dâu tây là loại cây ngắn ngày, nhanh cho thu hoạch, đặc biệt thời gian thu hoạch kéo dài từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau. Với mỗi 1 ha trồng dâu của hợp tác xã, nếu thời tiết thuận lợi thì 2 ngày cho thu quả một lần; trung bình mỗi lần thu đạt xấp xỉ 2 tạ; với mức giá từ 200 ngàn đồng đến 300 ngàn đồng thì thu nhập đạt khoảng 40 triệu đồng/ngày.

“Với kinh nghiệm nhiều năm chồng loại quả này, hiện chúng tôi áp dụng kế hoạch sản xuất gối vụ, tức là 15 ngày chúng tôi trồng 1 lứa để sản lượng ra đồng đều, tránh trường hợp mùa vụ bị chín rộ” - chi Lan chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Nam, Giám đốc Hợp tác xã Dâu tây Xuân Quế cho hay, hợp tác xã được thành lập từ năm 2017, gồm 18 thành viên, với 50 ha dâu tây. Từ năm 2018, toàn bộ diện tích trồng dâu tây của hợp tác xã đã trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, sản lượng đạt 1.000 tấn/năm; các sản phẩm dâu tây đều được tiêu thụ tại các siêu thị trong nước và xuất khẩu sang thị trường một số nước châu Âu. Từ đầu vụ đến nay, hợp tác xã đã thu hoạch được khoảng 100 tấn cung cấp cho các siêu thị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, với giá 250.000 - 300.000 đồng/kg.

Toàn tỉnh Sơn La hiện có trên 700 ha trồng dâu tây, sản lượng ước đạt trên 9.300 tấn quả tươi, tập trung ở 3 huyện Mộc Châu, Mai Sơn và Yên Châu. Trong đó, huyện Mai Sơn với trên 550 ha diện tích trồng dâu tây, sản lượng thu hoạch 7.500 tấn. Ngoài việc tiêu thụ sản phẩm quả tươi, sản phẩm còn được các doanh nghiệp thu mua và chế biến thành các sản phẩm khác như: mứt dâu tây, dâu tây sấy dẻo, sấy khô, siro dâu tây…

Với định hướng phát triển vùng cây dâu tây gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, tạo sản phẩm an toàn, các ngành chức năng tỉnh Sơn La đã tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăm sóc theo quy trình VietGAP; thực hiện tốt các quy định an toàn thực phẩm, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo hướng hữu cơ… để sản phẩm quả dâu ngon, sạch, an toàn. Bên cạnh đó là tăng cường quảng bá, mở rộng thị trường, thu hút các doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm, sơ chế, đóng gói, chế biến quả dâu tây.

Dâu tây Sơn La cất cánh cùng Vietnam Airlines
Dâu tây Sơn La có chất lượng thơm ngon, được khách hàng đón nhận. Ảnh: Kiểu Tâm

“Cất cánh” cùng các chuyến bay của Vietnam Airlines

Để tăng cường quảng bá thương hiệu dâu tây Sơn La, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Sơn La phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Mai Sơn khảo sát, đánh giá chất lượng và lựa chọn Hợp tác xã Dâu tây Xuân Quế và Hợp tác xã Dâu Tây ICHI FAM, xã Cò Nòi, để giới thiệu, quảng bá, cung cấp trên các chuyến bay của Vietnam Airlines.

Niềm vui đã đến với bà con dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La, cùng với quả nhãn, mận hậu, những quả dâu tây được đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đã có mặt trên các suất ăn phục vụ hành khách của Vietnam Airlines. Đây là kết quả trong việc thực hiện Biên bản “Thoả thuận hợp tác toàn diện giữa UBND tỉnh Sơn La với Tổng công ty Hàng không Việt Nam giai đoạn 2024 - 2028”.

Tại Lễ khởi hành đưa quả dâu tây Sơn La trên các chuyến bay của Vietnam Airlines do UBND tỉnh Sơn La phối hợp với Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) tổ chức ngày 12/2 vừa qua, bà Quỳnh Hương - Công ty CP suất ăn hàng không Nội Bài - cho biết: Dâu tây Sơn La có chất lượng thơm ngon, được khách hàng đón nhận. Lễ khởi hành đưa quả dâu tây Sơn La lên các chuyến bay của Vietnam Airlines là sự kiện mang ý nghĩa quan trọng và thiết thực trong việc tăng cường sự phối hợp giữa tỉnh Sơn La với Tổng Công ty hàng không Việt Nam; đẩy mạnh truyền thông, quảng bá, xúc tiến đưa sản phẩm nông sản của tỉnh Sơn La ngày càng được đông đảo khách hàng biết đến với nhiều kênh tiêu thụ, nâng cao thương hiệu và giá trị của quả dâu tây.

Dâu tây Sơn La cất cánh cùng Vietnam Airlines
Các đại biểu cắt băng khởi hành đưa quả dâu tây Sơn La trên các chuyến bay của Vietnam Airlines. Ảnh: Kiểu Tâm

Còn ông Nguyễn Thành Công - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La - khẳng định: “Quả dâu tây Sơn La được trở thành suất ăn của khách trên từng chuyến bay VietNam Airlines là cơ hội tiếp tục khẳng định chất lượng, thương hiệu cho sản phẩm nông sản của tỉnh Sơn La. Đây là dịp quảng bá, giới thiệu nông sản Sơn La nói riêng, nông sản Việt Nam nói chung đến với bạn bè trên thế giới; góp phần nâng tầm thương hiệu và giá trị các sản phẩm nông sản đặc trưng của địa phương”.

Trong thời gian tới, UBND tỉnh Sơn La tiếp tục giao Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch phối hợp Tổng công ty Hàng không Việt Nam tổ chức quảng bá các điểm đến, sự kiện du lịch, các hoạt động ngoại giao, văn hóa, xúc tiến đầu tư, thương mại thường niên của tỉnh Sơn La trên các ấn phẩm của Vietnam Airlines.

Tỉnh Sơn La đã giao Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh phối hợp tổ chức các sự kiện xúc tiến du lịch trong và ngoài nước và một số cơ quan đại diện của Vietnam Airlines ở một số nước là thị trường trọng điểm có đường bay được Vietnam Airlines khai thác trực tiếp; giới thiệu sản phẩm du lịch đặc trưng, các sự kiện lễ hội, sản phẩm nông sản an toàn tỉnh Sơn La.

Có thể thấy, với tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, và sự mạnh dạn đầu tư phát triển cây dâu tây gắn với phát triển du lịch của bà con dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cây dâu tây đã, đang khẳng định giá trị kinh tế qua từng mùa quả ngọt, góp phần giúp bà con hiện thực hoá khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương. Và sự kiện quả dâu tây cất cánh cùng Vietnam Airlines sẽ tiếp tục tạo cơ hội tốt, đưa sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Sơn La không chỉ đến với khách hàng trong nước, mà còn đến với bạn bè trên thế giới, góp phần nâng tầm thương hiệu và giá trị các sản phẩm nông sản đặc trưng của tỉnh Sơn La.

Hiện nay, dâu tây Sơn La đáp ứng các tiêu chuẩn: sử dụng phân bón hữu cơ, không có mầm bệnh, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, được chiếu xạ chống ký sinh trùng, có chứng chỉ an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền và có nguồn gốc, xuất xứ, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, các điều kiện của thị trường trong nước và xuất khẩu.
Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: dâu tây

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Tập livestream bán hàng… phụ nữ Cơ Tu tại tỉnh Quảng Nam, Huế dần tận dụng mạng xã hội thành kênh quảng bá, tiêu thụ nông đặc sản miền núi hiệu quả.
Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Những năm gần đây, cây mía không chỉ là cây trồng chủ lực mà còn trở thành “cây hái ra tiền” giúp nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đổi đời.
Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Quảng bá để tăng hiệu quả tiêu thụ là giải pháp Đắk Lắk triển khai nhằm nâng cao giá trị cho nông sản của bà con vùng dân tộc thiểu số địa phương.
Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Là tinh hoa của núi rừng, hương hồi Bình Liêu từ chợ vùng cao đã vươn xa lên nhiều kệ hàng thành phố, đến với người tiêu dùng cả nước.
Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Là tỉnh miền núi phía Bắc với hơn 50% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số Yên Bái đã không ngừng nỗ lực trong việc hỗ trợ bà con sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.

Tin cùng chuyên mục

Chè Shanam: Tinh hoa từ những búp chè cổ thụ Tà Xùa

Chè Shanam: Tinh hoa từ những búp chè cổ thụ Tà Xùa

Tự hào với những vùng chè cổ thụ trăm năm tuổi, chè Shanam từ Tà Xùa mang những điểm đặc biệt, kết tụ tinh hoa từ thiên nhiên và bàn tay đồng bào Mông Sơn La.
Viện trưởng AIT: Du lịch phiên bản 2025 ‘Một chuyến đi – nghìn đơn hàng’

Viện trưởng AIT: Du lịch phiên bản 2025 ‘Một chuyến đi – nghìn đơn hàng’

Du lịch cộng đồng hiện nay không chỉ đơn thuần là khám phá vẻ đẹp thiên nhiên, văn hoá mà còn là kênh thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng dân tộc thiểu số bền vững.
Khát vọng khởi nghiệp từ cà phê của phụ nữ Mường Ảng

Khát vọng khởi nghiệp từ cà phê của phụ nữ Mường Ảng

Giữa núi rừng Tây Bắc, những người phụ nữ dân tộc Thái tại Mường Ảng đang viết nên câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng với thương hiệu “Cà phê Chị Em”.
Longform | Sơn La: Cà phê Bích Thao và hành trình xây dựng thương hiệu

Longform | Sơn La: Cà phê Bích Thao và hành trình xây dựng thương hiệu

Thương hiệu cà phê Bích Thao – hạt cà phê Arabica Sơn La đã trở thành một trong những thương hiệu rạng danh thị trường thế giới.
Quảng Ninh nhiều khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Ninh nhiều khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Xã Tràng Lương, TP. Đông Triều, Quảng Ninh có 13 dân tộc cùng chung sống, việc đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển đổi sản xuất giúp đời sống người dân được cải thiện.
Cao Bằng: Nhiều giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con dân tộc

Cao Bằng: Nhiều giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con dân tộc

Tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu nông sản; đầu tư cải tạo và xây mới chợ… Đó là những giải pháp Cao Bằng triển khai nhằm tiêu thụ nông sản.
Thái Nguyên: Phát triển sản phẩm thế mạnh vùng dân tộc gắn với du lịch

Thái Nguyên: Phát triển sản phẩm thế mạnh vùng dân tộc gắn với du lịch

Gắn phát triển sản phẩm thế mạnh vùng dân tộc với phát triển du lịch là giải pháp Thái Nguyên triển khai nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.
Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt trên đất đỏ Tây Nguyên

Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt trên đất đỏ Tây Nguyên

Tự hào là vùng đất cho ra loại cà phê ngon nhất thế giới, từ chỗ xuất thô, hiện nay, cà phê Tây Nguyên ngày càng được nâng tầm thương hiệu, khẳng định vị thế.
Trồng nấm đông trùng hạ thảo: Mô hình thoát nghèo của bà con vùng núi Lai Châu

Trồng nấm đông trùng hạ thảo: Mô hình thoát nghèo của bà con vùng núi Lai Châu

Mô hình trồng nấm đông trùng hạ thảo được bà con khu vực miền núi Lai Châu trồng và quảng bá sản phẩm đang phát huy hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao.
Người dân xã đạt chuẩn nông thôn mới ở huyện miền núi Quảng Nam: Còn nhiều tâm tư

Người dân xã đạt chuẩn nông thôn mới ở huyện miền núi Quảng Nam: Còn nhiều tâm tư

Lên nông thôn mới, nhưng người dân xã Tabhing (huyện Nam Giang, Quảng Nam) lại có nhiều tâm tư, vướng mắc.
Lễ hội Chrôi Rum Chếk tỉnh Sóc Trăng diễn ra khi nào?

Lễ hội Chrôi Rum Chếk tỉnh Sóc Trăng diễn ra khi nào?

Lễ hội Chrôi Rum Chếk của đồng bào Khmer thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng vừa trở thành di sản văn hoá phi vật thể sắp diễn ra với nhiều hoạt động đặc sắc.
Quảng Nam là trung tâm công nghiệp dược liệu trọng điểm

Quảng Nam là trung tâm công nghiệp dược liệu trọng điểm

Tỉnh Quảng Nam được định hướng trở thành trung tâm công nghiệp chế biến dược liệu quan trọng của khu vực và cả nước, trong đó, Sâm Ngọc Linh là cây chủ lực.
Quảng Trị lan tỏa thương hiệu cà phê Khe Sanh

Quảng Trị lan tỏa thương hiệu cà phê Khe Sanh

Là nông sản nổi tiếng của huyện miền núi Hướng Hóa, cà phê Khe Sanh đang được tỉnh Quảng Trị vận dụng mọi nguồn lực để lan tỏa thương hiệu cho sản phẩm này.
‘Vàng xanh’ trên đỉnh non ngàn

‘Vàng xanh’ trên đỉnh non ngàn

Những cây chè cổ thụ trên đỉnh non ngàn được ví như “vàng xanh” của bà con đồng bào dân tộc thiểu số nhờ những giá trị quý giá hiếm sản phẩm nào có được.
Đưa sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số lên ‘sàn’

Đưa sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số lên ‘sàn’

Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số trên các sàn thương mại điện tử đang được tỉnh Yên Bái tích cực triển khai.
Chợ miền núi: Không chỉ là nơi tiêu thụ hàng hoá!

Chợ miền núi: Không chỉ là nơi tiêu thụ hàng hoá!

Chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi không chỉ là nơi tiêu thụ hàng hoá cho bà con mà còn là nơi kể lại câu chuyện văn hoá, phát triển du lịch.
Kể câu chuyện văn hoá vùng miền nhờ thương mại điện tử

Kể câu chuyện văn hoá vùng miền nhờ thương mại điện tử

Câu chuyện văn hoá vùng miền được kể lại trên sàn thương mại điện tử sẽ giúp tăng giá trị các sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Miến dong Cao Bằng khẳng định thương hiệu

Miến dong Cao Bằng khẳng định thương hiệu

Đầu tháng 1/2025, 4 tấn miến dong của Hợp tác xã Nông sản Tân Việt Á (tỉnh Cao Bằng) đã được xuất khẩu sang Mỹ, một lần nữa khẳng định chất lượng sản phẩm này.
Lạng Sơn: Mở rộng kênh tiêu thụ cho nông sản thế mạnh

Lạng Sơn: Mở rộng kênh tiêu thụ cho nông sản thế mạnh

Bà con đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Lạng Sơn có nhiều nông sản thế mạnh. Sở Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Bắc Kạn: Phát triển hạ tầng thương mại để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Bắc Kạn: Phát triển hạ tầng thương mại để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Tỉnh Bắc Kạn đã và đang hoàn thiện cơ sở hạ tầng thương mại nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn.
Mobile VerionPhiên bản di động