Thứ tư 16/04/2025 16:48

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.

Tỉnh Sơn La có 12 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống: Thái, Kinh, Mông, Mường, Dao, Khơ Mú, Xinh Mun, Kháng, La Ha, Lào, Tày và Hoa. Mỗi một dân tộc đều mang bản sắc văn hóa riêng từ phong tục tập quán, trang phục truyền thống, kho tàng văn hóa dân gian... Đây là tài nguyên vô giá để phát triển kinh tế du lịch.

Hiện nay, du lịch cộng đồng đã lan rộng và triển khai thành công ở nhiều địa phương trên toàn tỉnh Sơn La, nhất là các bản vùng cao nơi đồng bào dân tộc Thái, Mông sinh sống như: Bản du lịch cộng đồng bản Bó, bản Hùn, bản Hụm (thành phố Sơn La); bản Áng, bản Dọi (Mộc Châu); bản Lướt, Nà Tâu (Mường La); bản Bon (Quỳnh Nhai); bản Hua Tạt, Nà Bai, Phụ Mẫu (Vân Hồ)...; xã Ngọc Chiến (Mường La)...

Mó nước nóng Bò Ấm tại bản Nà Bai, huyện Vân Hồ thu hút du khách. (Ảnh- Internet)

Mô hình du lịch cộng đồng tại các bản ở Vân Hồ, Mường La, Thành phố qua thời gian xây dựng và phát triển hiện vẫn là điểm đến du lịch cộng đồng hấp dẫn được nhiều du khách lựa chọn, đặc biệt vào dịp cuối tuần, lễ, Tết. Bên cạnh dịch vụ đón tiếp khách ngủ, nghỉ, các hộ dân trong bản vẫn duy trì cấy lúa, trồng hoa màu, bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái… Đây chính là những yếu tố thu hút du khách đến thăm quan, trải nghiệm.

Trong thời gian qua, tỉnh đã ban hành nhiều Đề án phát triển du lịch gắn với khai thác giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc sinh sống trên địa bàn. Trong đó, có Nghị quyết số 22/2016/NQ-HĐND ngày 14/12/2016 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; Nghị quyết số 41/2022/NQ-HĐND ngày 31/8/2022 về Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2022 - 2026.

Tại các địa phương, việc phát huy gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc cũng được chú trọng triển khai. Đơn cử, UBND huyện Phù Yên đã chỉ đạo các phòng chuyên môn phối hợp với các xã, thị trấn sưu tầm tài liệu, khai thác thông tin từ những người cao tuổi ở các bản để phục dựng các lễ hội, nét đẹp văn hóa truyền thống đồng bào Thái, như: Tết Xíp xí; ẩm thực; đồ thổ cẩm; nghề mây tre đan; cùng với tiếng nói, chữ viết, gắn với phát triển du lịch tại địa phương. Triển khai các phương án bảo tồn, phục dựng các lễ hội, nét văn hóa truyền thống có nguy cơ bị mai một.

Bên cạnh đó, việc bảo tồn, gìn giữ các điệu múa, nhạc cụ truyền thống của đồng bào dân tộc Thái được huyện Phù Yên chú trọng. Các xã, bản duy trì đội văn nghệ quần chúng, thường xuyên luyện tập, giao lưu, trao đổi, biên đạo tiết mục mới, vừa lưu giữ nét văn hóa truyền thống vừa kết hợp với phong cách hiện đại, phù hợp với yêu cầu trong từng hội thi, hội diễn và biểu diễn phục vụ nhân dân, khách du lịch trong các ngày lễ, tết.

Cùng với đó, ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh cũng tích cực phối hợp với các địa phương mở các lớp tập huấn về phương pháp bảo tồn trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc; tập huấn cho các đội văn nghệ du lịch cộng đồng; các lớp truyền dạy dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống dân tộc thiểu số phục vụ phát triển du lịch; hướng dẫn, hỗ trợ người dân địa phương phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo dựa trên văn hóa bản địa; đồng thời, tạo điều kiện cho người dân địa phương tham gia vào việc quản lý và khai thác các di sản văn hóa. Từ đó phát triển du lịch gắn với bảo tồn tốt văn hoá địa phương.

Xuyến Kim
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Sơn La

Tin cùng chuyên mục

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Chè Shanam: Tinh hoa từ những búp chè cổ thụ Tà Xùa

Viện trưởng AIT: Du lịch phiên bản 2025 ‘Một chuyến đi – nghìn đơn hàng’

Longform | Sơn La: Cà phê Bích Thao và hành trình xây dựng thương hiệu

Cao Bằng: Nhiều giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con dân tộc

Thái Nguyên: Phát triển sản phẩm thế mạnh vùng dân tộc gắn với du lịch

Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt trên đất đỏ Tây Nguyên

Trồng nấm đông trùng hạ thảo: Mô hình thoát nghèo của bà con vùng núi Lai Châu

Người dân xã đạt chuẩn nông thôn mới ở huyện miền núi Quảng Nam: Còn nhiều tâm tư

‘Vàng xanh’ trên đỉnh non ngàn

Đưa sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số lên ‘sàn’

Chợ miền núi: Không chỉ là nơi tiêu thụ hàng hoá!

Kể câu chuyện văn hoá vùng miền nhờ thương mại điện tử

Miến dong Cao Bằng khẳng định thương hiệu

Lạng Sơn: Mở rộng kênh tiêu thụ cho nông sản thế mạnh