Giá trị trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trong đời sống đương đại

Trang phục truyền thống dân tộc thiểu số có nhiều biến đổi, cả tích cực và tiêu cực. Việc giữ gìn trang phục truyền thống trong đời sống đương đại cần hài hòa.
Trang phục truyền thống dân tộc Cor: Sáng tạo, thẩm mỹ và gần gũi với thiên nhiên Trình diễn sắc màu trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số

Trang phục, giá trị văn hóa đặc trưng của tộc người

Trước xu hướng tất yếu của bảo tồn và sự phát triển trang phục truyền thống trong xã hội hiện nay, Tiến sĩ Nguyễn Thị Song Hà, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phân tích: Trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số chứa đựng nhiều giá trị về mặt xã hội tộc người. Mỗi một tộc người trong quá trình phát triển của mình đã tạo dựng nên cho mình những bộ trang phục mang nét riêng, độc đáo, chứa đựng các giá trị văn hóa truyền thống, thế giới quan, nhân sinh quan, lối sống của tộc người.

Giá trị trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trong đời sống đương đại
Thông qua bộ trang phục truyền thống có thể dễ dàng nhận biết thành phần dân tộc

Thông qua bộ trang phục truyền thống có thể dễ dàng nhận biết thành phần dân tộc. Trong đó, y phục nữ được coi là điểm nổi bật nhất, bởi mỗi nhóm địa phương của mỗi dân tộc thường có những nét riêng từ cách phối màu sắc, trang trí hoa văn,... đến cách đo và cắt tạo dáng, may khâu, trang điểm,... không chỉ thể hiện đức tính cần cù, tỷ mỉ, khéo léo của người phụ nữ, mà còn phản ánh sự giàu có của hiện tượng văn hóa tộc người với các nghệ thuật trang trí như dệt, nhuộm sắc màu, táp vải, thêu thùa, trang trí hoa văn... Nhìn vào các bộ trang phục truyền thống chúng ta sẽ thấy được các giá trị văn hóa đặc trưng của tộc người.

Giá trị trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trong đời sống đương đại
Mỗi dân tộc thường có những nét riêng từ cách phối màu, trang trí hoa văn

Để làm ra bộ trang phục, những người phụ nữ phải thực hiện hầu hết các công đoạn, từ trồng cây bông lấy quả, chế biến bông thành sợi, dàn sợi, dệt thành vải. Tùy thuộc vào sở thích, quy định về trang trí hoa văn theo văn hóa mà mỗi tộc người lại có cách pha màu, nhuộm màu... từ các lá cây rừng. Từ những mảnh vải nhiều màu sắc, bằng đôi bàn tay khéo léo, những người phụ nữ người dân tộc thiểu số đã tạo ra những bộ trang phục truyền thống theo cách của dân tộc mình.

Giá trị trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trong đời sống đương đại
Bằng đôi bàn tay khéo léo, những người phụ nữ người dân tộc thiểu số đã tạo ra những bộ trang phục truyền thống theo cách của dân tộc mình

Từ trong truyền thống cho đến nay, nhiều bộ trang phục, nhất là trang phục nữ, trang phục của cô dâu ngày cưới của nhiều dân tộc thiểu số đã sáng tạo cho mình những bộ trang phục đầy ấn tượng, nó thể hiện được sự khéo léo của những người làm ra trang phục đó, đồng thời cũng thể hiện được yếu tố thẩm mĩ thông qua các loại hình hoa văn, giá trị lịch sử, văn hóa tộc người. Trải qua quá trình phát triển, nhất là bối cảnh đổi mới hiện nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và khoa học kĩ thuật phát triển... dù không còn tự trồng bông, dệt vải, nhuộm chàm... và các sản phẩm đã được đồng bào mua, bán, trao đổi trên thị trường, trang trí hoa văn phong phú hơn về thể loại... song trang phục vẫn phản ánh được giá trị về xã hội tộc người một cách rõ nét.

Bảo tồn trang phục truyền thống phát huy giá trị văn hóa, kinh tế

Ngày nay, trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số có nhiều biến đổi, theo cả hướng tích cực, tiêu cực, điều đó cũng khiến cho một số giá trị văn hóa thông qua trang phục bị mai một, có nguy cơ đánh mất bản sắc. Do đó việc bảo tồn, phát huy, gìn giữ các trang phục truyền thống cũng góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, giá trị kinh tế.

Giá trị trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trong đời sống đương đại
Cần phát huy giá trị trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trong đời sống đương đại

Trong xã hội truyền thống, trang phục truyền thống chủ yếu để phục vụ chức năng giữ ấm, che cơ thể. Khi xã hội phát triển hơn, hoạt động trao đổi hàng hóa, giao thương buôn bán thì giá tri kinh tế của trang phục truyền thống được khẳng định rõ hơn. Để có thêm thu nhập cho gia đình, các bộ trang phục dân tộc đã được nhiều gia đình thiết kế, may và đem bán ra thị trường để phục vụ nhu cầu của chính cộng đồng dân tộc mình. Như chúng ta đều biết, trong truyền thống việc con gái đến tuổi trưởng thành phải biết trồng bông, dệt vải, thêu thùa và tự làm ra các bộ trang phục, các sản phẩm để phục vụ nhu cầu thiết yếu cho bản thân, cho gia đình, làm của hồi môn, biếu tặng bố mẹ hai bên gia đình ngày cưới... thì ngày nay, từ trang phục dân tộc để mặc trong ngày cưới, ngày lễ hội, ngày tết... người ta có thể ra chợ để mua về.

Cùng với đó, trong nhiều năm gần đây, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đẩy mạnh và phát triển du lịch tại các địa phương... nên nhiều mô hình, cơ sở kinh doanh, thêu may trang phục thị trường đã được phục hồi, phát triển. Điều này cũng khiến cho thị trường kinh doanh trang phục truyền thống sôi động hơn, trang phục truyền thống và các sản phẩm làm từ nghề dệt truyền thống của đồng bào trở thành một loại hình hàng hóa, đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhiều hộ gia đình, nhất là đối với phụ nữ.

Giám đốc Hợp tác xã Thiên An, huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kan - chị Lý Thị Quyên cho biết: Sản phẩm của Hợp tác xã Thiên An thiết kế đã bán ra cả các thành phố lớn như: TP. Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Đà Nẵng và các khu du lịch, thường là các bộ trang phục truyền thống của người Dao, các sản phẩm khác như gối đầu, gối ôm, khăn, ga trải giường, túi thổ cẩm... có trang trí hoa văn truyền thống. Đến thời điểm hiện nay, Hợp tác xã Thiên An đã thiết kế hàng trăm đơn hàng từ sản phẩm quần áo, váy. Tùy vào từng loại sản phẩm thiết kế cho người lớn hay trẻ em mà mức giá dao động từ 2 - 5 triệu đồng/bộ theo sự cầu kỳ của mỗi loại hoa văn và số đo của người đặt. Điều này đã góp phần ổn định thêm thu nhập cho những người phụ nữ từ 3,5 - 6 triệu đồng/tháng.

Giá trị trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trong đời sống đương đại
Giá trị trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trong đời sống đương đại
Các sản phẩm làm từ nghề dệt truyền thống của đồng bào trở thành một loại hình hàng hóa, sản phẩm du lịch

Hiện nay, ở một số tỉnh như Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, một số hợp tác xã dệt thổ cẩm của người Cơ Tu, Tà Ôi, Giẻ Triêng, Ba Na… đang được phát huy không chỉ dệt các sản phẩm thổ cẩm như váy áo, khăn, ga, gối, túi sách, túi đựng mĩ phẩm, túi đựng điện thoại, trang trí giày, dép… để phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước. Chính quyền địa phương, đặc biệt là tỉnh Thừa Thiên Huế đã kêu gọi được một số nhà thiết kế, nhà may nổi tiếng của Việt Nam như Minh Hạnh, Trí Nguyễn… sử dụng thổ cẩm của người Cơ Tu, Tà Ôi trong thiết kế trang phục trình diễn tại các hội diễn thời trang cao cấp trong nước và quốc tế nhằm giới thiệu và quảng bá sản phẩm. Điều này cũng có ý nghĩa quan trọng để đồng bào các dân tộc có công ăn việc làm, tăng nguồn thu nhập và quan trong hơn nữa là duy trì, phát triển và bảo vệ các giá trị văn hóa của tộc người.

Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Song Hà: Trong đời sống đương đại, việc giải quyết giữa bảo tồn và phát huy, giữa bảo tồn và phát triển, hội nhập, trong đó có bảo tồn giá trị của trang phục truyền thống và phát huy nó để phát triển văn hóa dân tộc. Trong đó cần tập trung vào một số giải pháp cụ thể như: Củng cố, nâng cao nhận thức, thị hiếu thẩm mỹ và trách nhiệm của người dân, trong đó phải nhấn mạnh đến chủ thể văn hóa của mỗi bộ trang phục truyền thống chủ nhân, chủ thể sáng tạo ra trang phục là người có ý tưởng đầu tiên và hiện thực hóa ý tưởng đó thành trang phục, giữ gìn ở hiện tại và “nuôi dưỡng” trang phục trong tương lai.

Để các bộ trang phục truyền thống phát huy trong đời sống hiện đại, cần nâng cao nhận thức của người dân, của chủ thể văn hóa để họ tự hào về bộ trang phục truyền thống của mình, tạo ý thức sử dụng trang phục truyền thống trong sinh hoạt cộng đồng và trong cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó, bản thân những người có uy tín trong cộng đồng cần tích cực tuyên truyền, giáo dục để con cháu hiểu, tự hào khi mặc hoặc ngay cả khi nhắc đến trang phục truyền thống.

Bên cạnh đó, việc sử dụng trang phục truyền thống trong những dịp lễ tết, các sự kiện trọng đại của đời người, của dân tộc, của quốc gia sẽ góp phần củng cố, nâng cao ý thức giữ gìn bảo tồn các giá trị văn hóa tộc người. Sự quan tâm, khuyến khích của Nhà nước, các cấp, các ngành, chính sách hỗ trợ sản xuất các địa phương, các thôn bản hình thành và phát triển các hợp tác xã dệt thổ cẩm. Đây được xác định là môi trường để phụ nữ các dân tộc thiểu số yêu, gắn bó, có trách nhiệm hơn nghề dệt truyền thống hơn, đó cũng là môi trường để các thế hệ trẻ được học tập nghề dệt thủ công, những người lớn tuổi có thể cầm tay chỉ việc cho con cháu một cách thuận lợi. Cùng với những nỗ lực từ phía người dân, các cấp các ngành cũng cần hỗ trợ người dân vay vốn, có hướng giúp họ tìm đầu ra cho sản phẩm, mở rộng du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa.

Phạm Tiệp
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: trang phục truyền thống

Tin cùng chuyên mục

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart:

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La -

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía