Đám cưới với trang phục độc lạ: Ấn tượng hay lai căng văn hóa phản cảm?

Cư dân mạng đang xôn xao, tranh cãi về hình ảnh cặp đôi tổ chức đám cưới nhưng có trang phục, hoạt động và đạo cụ bắt nguồn từ nước ngoài.
Cận cảnh những khoảnh khắc "đốn tim" trong đám cưới của Đoàn Văn Hậu và Doãn Hải My Lộ ảnh hiếm trong đám cưới của Vĩnh Thụy và ái nữ đại gia Đà Lạt Đà Nẵng: Đón đoàn đám cưới Ấn Độ đầu tiên trong năm 2024

Mới đây, cộng đồng mạng đang xôn xao hình ảnh về một đám cưới được cho rằng diễn ra tại Hưng Yên. Thay vì sử dụng những trang phục như áo dài truyền thống, chú rể và cô dâu đã mặc trang phục theo những bộ phim cổ trang của nước ngoài để tổ chức lễ cưới.

Đáng chú ý, bên cạnh nhiều ý kiến khen ngợi cách tổ chức đám cưới độc đáo, rất nhiều người đã bày tỏ ý kiến về trang phục "tân lang và tân nương" thiếu bản sắc văn hóa dân tộc. Điển hình, tài khoản có tên Đỗ Thành Quân nhận định: "Mình thấy giống phong cách nhà Đường ở bên Trung Quốc hơn, lố bịch quá".

Đám cưới với trang phục độc lạ: Ấn tượng hay lai căng văn hóa phản cảm?
Đám cưới có trang phục gây tranh cãi được cho là ở tỉnh Hưng Yên. Ảnh chụp màn hình

Bên cạnh đó, tài khoản Nguyen Thanh cho biết: "Không phù hợp với phong cách và truyền thống của người Việt Nam mình".

Tài khoản có tên Thiên Hà thẳng thắn nhận định: "Lố bịch! Cô dâu chú rể thì phong cách China (Trung Quốc), còn phu kiệu với dắt ngựa thì lại mang phong cách của lính tốt Việt Nam".

Đám cưới với trang phục độc lạ: Ấn tượng hay lai căng văn hóa phản cảm?
Trang phục của các nhân vật trong lễ cưới được cho là không phù hợp. Ảnh chụp màn hình

Trên thực tế, trang phục đám cưới của đôi bạn trẻ được cho là ở tỉnh Hưng Yên khác xa so với truyền thống trang phục của người Việt Nam. Điển hình, ở thời nhà Nguyễn, các vị công chúa đầu đội mũ ngũ phượng (mũ có đính 5 con phượng hoàng bằng vàng, ở giữa điểm thêm bông hoa màu đỏ, 2 bên mũ có dây tua được làm bằng trân châu và pha lê), mặc áo bào thêu hoa và chim phượng hoàng cùng với chiếc giày màu đỏ.

Trong những ngày lễ trọng đại như ngày cưới, hiện nay các cô dâu vẫn chọn tà áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Theo dòng chảy phát triển của trang phục cưới dân tộc, áo cưới Việt Nam thập niên 80 đến nay lại có xu hướng quay về truyền thống với việc sử dụng phổ biến chiếc dài áo cổ truyền, tuy nhiên sẽ được cách tân để thêm phần mới mẻ và nữ tính cho các cô dâu.

Có hai loại áo dài cô dâu thường mặc trong ngày cưới. Cụ thể, áo dài hoàng hậu áo có cổ đứng, tay thụng, ôm sát cơ thể với gam màu đỏ là chủ yếu. Cùng với đó, cô dâu sẽ đội thêm khăn vành, ngực cài hoa, đi giày màu trắng và lựa chọn tông trang điểm nhẹ nhàng, tự nhiên sẽ giúp cho cô dâu nổi bật hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, áo dài thường được lựa chọn vải có tông màu sáng, kiểu áo này được may ôm sát cơ thể, tay loe, vạt áo dài đến ống chân. Kết hợp với trang phục này là mái tóc xõa tự nhiên hoặc được tết phồng để tăng thêm sự ngọt ngào, nữ tính.

Mặt khác, liên quan đến phong cách đám cưới từ nước ngoài đã đề cập ở trên, nhiều nhận định cho biết rằng đây là ngày vui của cô dâu chú rể, họ có thể tùy ý lựa chọn trang phục, phong cách của mình. Tuy nhiên, theo quy định Thông tư 04/2011/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội nêu rõ việc tổ chức lễ cưới tại gia đình hoặc tại địa điểm cưới phải thực hiện các quy định sau:

Đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh, phù hợp với phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá của từng địa phương, dân tộc, tôn giáo và phù hợp với hoàn cảnh của hai gia đình.

Các thủ tục chạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu cần được tổ chức theo phong tục, tập quán; không phô trương hình thức, rườm rà; không nặng về đòi hỏi lễ vật.

Tổ chức tiệc cưới phù hợp với hoàn cảnh gia đình, tránh phô trương, lãng phí.

Trang trí lễ cưới cần giản dị, không rườm rà, phô trương; trang phục cô dâu, chú rể đẹp và lịch sự, phù hợp với văn hoá dân tộc.

Âm nhạc trong đám cưới phải lành mạnh, vui tươi; âm thanh đảm bảo không vượt quá độ ồn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam thực hiện tại bản tiêu chuẩn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 2351/1998/QĐ-BKHCNMT ngày 5 tháng 12 năm 1998 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ); không mở nhạc trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm.

Do đó, dù muốn sáng tạo để ngày trọng đại của đời người trở nên đáng nhớ hơn, các bạn trẻ, cặp đôi hiện nay vẫn nên trân trọng những truyền thống văn hóa, trang phục truyền thống của dân tộc. Việc lai căng văn hóa, chọn trang phục không đúng cách có thể tạo nên sự lố bịch, phản cảm.

Trần Đình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: trang phục truyền thống

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Trình diễn hỏa pháo công bố hoàn thành dự án trùng tu Hải Vân Quan

Trình diễn hỏa pháo công bố hoàn thành dự án trùng tu Hải Vân Quan

Dự án tu bổ di tích quốc gia Hải Vân Quan là biểu tượng của sự đoàn kết, quan hệ hợp tác và là cầu nối đặc biệt giữa TP. Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hiện tượng concert ‘Anh trai say hi’ và triển vọng ngành công nghiệp văn hoá trong kỷ nguyên mới

Hiện tượng concert ‘Anh trai say hi’ và triển vọng ngành công nghiệp văn hoá trong kỷ nguyên mới

Concert 'Anh trai say hi’, ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ đã trở thành hiện tượng giải trí năm 2024 mở ra triển vọng phát triển cho ngành công nghiệp văn hóa.
Địa phương tự quyết định việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng năm mới

Địa phương tự quyết định việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng năm mới

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào tình hình thực tiễn, điều kiện của địa phương quyết định việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng năm mới.
Phương án tinh gọn bộ máy Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Giảm tối thiểu 15-20% đầu mối

Phương án tinh gọn bộ máy Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Giảm tối thiểu 15-20% đầu mối

Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đảm bảo giảm tối thiểu 15-20% đầu mối bên trong.
10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024

10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024

Sáng ngày 16/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố kết quả 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

Lễ hội hoa - kiểng Chợ Lách lần đầu tiên tại Bến Tre có gì đặc sắc?

Lễ hội hoa - kiểng Chợ Lách lần đầu tiên tại Bến Tre có gì đặc sắc?

Lễ hội hoa- kiểng Chợ Lách giới thiệu, quảng bá vương quốc cây giống, hoa kiểng đến du khách trong và ngoài nước; thúc đẩy xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch.
Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển trong kỷ nguyên mới

Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển trong kỷ nguyên mới

Hội nghị tổng kết năm 2024 ngành văn hóa sẽ có chủ đề Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển trong kỷ nguyên mới.
Có gì hấp dẫn tại lễ hội hoa hướng dương phong cách cao bồi miền Tây ở Van Phuc City?

Có gì hấp dẫn tại lễ hội hoa hướng dương phong cách cao bồi miền Tây ở Van Phuc City?

Khi những bông hoa hướng dương nở rộ, Van Phuc City trở thành một khu phố miền Viễn Tây hoang dã đầy màu sắc và sôi động.
Tinh thần ‘Quân với dân một ý chí’ được tái hiện qua 300 tư liệu tại Bảo tàng Quân khu 9

Tinh thần ‘Quân với dân một ý chí’ được tái hiện qua 300 tư liệu tại Bảo tàng Quân khu 9

Với 300 tư liệu, triển lãm “Quân với dân một ý chí” tại Bảo tàng Quân khu 9 (TP. Cần Thơ) đã tái hiện sinh động mối quan hệ gắn bó giữa quân đội và nhân dân.
Chiếu phim

Chiếu phim 'Đào, Phở và Piano' dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Trình chiếu phim truyện 'Đào, Phở và Piano' trên cả nước dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024).
Khám phá Đà Lạt qua ống kính: Triển lãm ảnh nghệ thuật

Khám phá Đà Lạt qua ống kính: Triển lãm ảnh nghệ thuật 'Những sắc màu thành phố ngàn hoa'

Triển lãm ảnh nghệ thuật 'Những sắc màu thành phố ngàn hoa' quy tụ các tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, khắc họa vẻ đẹp của đô thị Đà Lạt từ nhiều góc nhìn độc đáo.
Bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu 2024

Bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu 2024

Chiều ngày 6/12/2024, Báo Văn hóa tổ chức họp báo bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024.
Ra mắt cuốn sách ‘Kiến trúc Hà Nội - Giao thoa văn hóa Việt - Pháp’

Ra mắt cuốn sách ‘Kiến trúc Hà Nội - Giao thoa văn hóa Việt - Pháp’

Cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội - Giao thoa văn hóa Việt - Pháp” đem đến cái nhìn toàn cảnh về vẻ đẹp của kiến trúc Hà Nội qua các thời kỳ đã ra mắt sáng ngày 6/12.
Quảng Nam: Kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An là di sản văn hóa thế giới

Quảng Nam: Kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An là di sản văn hóa thế giới

Đô thị cổ Hội An vẫn giữ được vẻ trầm mặc, cổ kính, là điểm đến du lịch hàng đầu Việt Nam, đời sống của người dân được nâng cao từ lợi ích của di sản mang lại.
Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Sáng ngày 4/12, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III đã tổ chức buổi giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận

Để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa phải tạo nên những đột phá, để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận.
Vẫn nhớ

Vẫn nhớ 'Đây A Nốp' trong phim 'Trên từng cây số'

Yêu lắm cơ gương mặt đẹp trai rất trí tuệ của Đây A Nốp, nhân vật tình báo luôn có nguy hiểm vây quanh vẫn điềm tĩnh tùy cơ ứng biến trong 'Trên từng cây số'.
Khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3:

Khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3: 'Dòng chảy di sản'

Tối 24/11, tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế, tỉnh Ninh Bình đã tổ chức Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3, năm 2024 với chủ đề 'Dòng chảy di sản'.
Sắp diễn ra lễ hội hoa hướng dương lớn nhất TP. Hồ Chí Minh tại Vạn Phúc City

Sắp diễn ra lễ hội hoa hướng dương lớn nhất TP. Hồ Chí Minh tại Vạn Phúc City

Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất tại TP. Hồ Chí Minh sẽ được tổ chức tại Vạn Phúc City với nhiều hoạt động vô cùng hấp dẫn và độc đáo.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Tối ngày 23/11, đã diễn ra chương trình kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Khai mạc Triển lãm mỹ thuật Sắc quê 2 của họa sĩ Quỳnh Thơm

Khai mạc Triển lãm mỹ thuật Sắc quê 2 của họa sĩ Quỳnh Thơm

Chiều 23/11, tại Nhà Triển lãm số 16 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm mỹ thuật Sắc quê 2 của họa sĩ Quỳnh Thơm.
Thừa Thiên Huế: Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế: Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là Di sản tư liệu thế giới

Tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận di sản “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” là Di sản tư liệu thế giới.
Thừa Thiên Huế: Công nhận Tri thức may, mặc áo dài Huế là di sản văn hoá phi vật thể

Thừa Thiên Huế: Công nhận Tri thức may, mặc áo dài Huế là di sản văn hoá phi vật thể

Tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ đón nhận Danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tri thức may, mặc áo dài Huế”.
Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Di sản văn hóa không chỉ là ký ức, mà là sức mạnh sống động giúp định hình bản sắc, truyền cảm hứng và thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Thị trường đồ trang trí Noel 2024: Đa dạng mẫu mã, không biến động giá

Thị trường đồ trang trí Noel 2024: Đa dạng mẫu mã, không biến động giá

Còn hơn 1 tháng nữa mới đến Noel nhưng không khí đã ngập tràn trên khắp phố Hàng Mã (Hà Nội). Thị trường đồ trang trí đa dạng, nhưng không biến động giá.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động