Trang phục truyền thống dân tộc Cor: Sáng tạo, thẩm mỹ và gần gũi với thiên nhiên

Trang phục truyền thống của dân tộc Cor được đúc kết từ cuộc sống lao động sản xuất, gần gũi với thiên nhiên và hàm chứa những giá trị sáng tạo, tính thẩm mỹ.
Lễ ăn trâu, nét văn hóa cổ truyền dân tộc Cor

Cũng giống như nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên, trang phục của dân tộc Cor không chỉ mang vẻ đẹp độc đáo, mà còn thể hiện nét văn hóa, bản sắc riêng của cộng đồng. Đặc biệt trang phục truyền thống của người Cor thể hiện ý thức, tình cảm của mối quan hệ giữa con người với môi trường thiên nhiên.

Trang phục truyền thống dân tộc Cor: Sáng tạo, thẩm mỹ và gần gũi với thiên nhiên
Trang phục của dân tộc Cor thể hiện nét văn hóa, bản sắc riêng
Trang phục truyền thống dân tộc Cor: Sáng tạo, thẩm mỹ và gần gũi với thiên nhiên
Nam giới dân tộc Cor thường cởi trần đóng khố

Đối với trang phục đời thường của dân tộc Cor, nam giới thường ở trần, đóng khố. Khố thường có màu xanh hoặc màu đen có ít dải hoa văn. Khố có chiều rộng khoảng từ 25 - 30 cm và có chiều dài khoảng 3,5 - 4,0m, khi trời lạnh thường khoác thêm tấm choàng buộc thắt ở trước ngực. Trang phục truyền thống nam giới dân tộc Cor tuy đơn giản nhưng tạo nên được sự khỏe khoắn phong trần của người con của núi rừng Tây Nguyên.

Trang phục truyền thống của thiếu nữ Cor được dùng trong trong cuộc sống hằng ngày nhờ sự thoải mái và hài hòa với môi trường thiên nhiên. Trong đó, trang phục đời thường của phụ nữ dân tộc Cor thường có áo màu trắng, váy xanh đen, các đường viền trang trí thường dùng màu xanh, đen hoặc màu trắng.

Trang phục truyền thống dân tộc Cor: Sáng tạo, thẩm mỹ và gần gũi với thiên nhiên
Trang phục đời thường của phụ nữ dân tộc Cor thường có áo màu trắng, váy xanh đen

Phụ nữ Cor thường mặc áo yếm hoặc áo cộc tay, váy thường vấn và giắt mối bên hông. Trên lưng thường mang gùi phục vụ lao động sản xuất hằng ngày. Trai, gái Cor không những đảm đang, tháo vát cần cù lao động mà đôi tay còn rất khéo léo. Sau thời gian lao động nương rẫy hàng ngày, những cô gái Cor còn xuống suối bắt cá, hái rau rừng, còn các chàng trai dùng nỏ lên rừng săn bắt con chim, con sóc mang về sử dụng làm thức ăn hàng ngày.

Trang phục lễ hội của dân tộc Cor thì càng được chăm chút và cầu kỳ hơn. Trong ngày hội buôn làng, nam mặc xà pôn và đóng khố, xà pôn là 1 tấm thổ cẩm hình chữ nhật tương đối rộng phủ đến đùi và dài đến gần bắp chân. Tấm thổ cẩm này thường có nền đen, các dải hoa văn ngang dọc trên mặt vải, tua trang trí màu đỏ ở dọc biên và cuối khố. Khi mặc cố ý để lộ một bên vai, ngực và đùi thể hiện sự mạnh mẽ, khoe được sự vạm vỡ các cơ bắp săn chắc. Và những chàng trai dân tộc Cor càng hấp dẫn hơn khi họ biểu diễn với trống, chiêng, đặc biệt trong màn đấu chiêng.

Trang phục truyền thống dân tộc Cor: Sáng tạo, thẩm mỹ và gần gũi với thiên nhiên
Các cô gái Cor uyển chuyển trong điệu múa

Trang phục lễ hội của người phụ nữ dân tộc Cor khá rực rỡ. Áo váy luôn mới và đẹp đi cùng là đồ trang sức cầu kỳ và đắt giá. Trong đó nổi trội nhất là các loại chuỗi cườm ngũ sắc, gồm có cườm đầu, cườm cổ, cườm hông và có các tua màu góp phần tô thêm vẻ đẹp duyên dáng của người phụ nữ Cor. Đẹp nhất là những chuỗi cườm ở hông, chúng được buộc chặt với nhau để vừa cùng tôn tạo sắc màu vừa hiện rõ hơn đường cong quyến rũ của cơ thể của người phụ nữ.

Trong ngày hội buôn làng, chúng ta sẽ thấy được sự dịu dàng uyển chuyển của các cô gái trong điệu múa cà đáo, sự vạm vỡ, lực lưỡng cơ bắp với tiếng chiêng ngân vang cả núi rừng với đôi tay khéo léo của chàng trai.

Trang phục truyền thống dân tộc Cor: Sáng tạo, thẩm mỹ và gần gũi với thiên nhiên
Phụ nữ Cor trong trang phụ truyền thống

Ngày nay, trang phục truyền thống của dân tộc Cor thường mặc trong các lễ hội của buôn làng, các dịp giao lưu văn hóa giữa các dân tộc. Đặc biệt với phụ nữ, nhất là phụ nữ trẻ người Cor thích mặc trang phục truyền thống vì không những làm tôn thêm vẻ đẹp đằm thắm, dịu dàng của người con gái, mà còn góp phần vào việc giữ gìn nét truyền thống lâu đời của tổ tiên để lại và bảo tồn bản sắc văn hóa bản địa của người Cor.

Phạm Tiệp
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: trang phục truyền thống

Tin cùng chuyên mục

Thành lập Ban Giám đốc Trung tâm Báo chí tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm 30/4

Thành lập Ban Giám đốc Trung tâm Báo chí tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm 30/4

Chiến thắng 30/4/1975 - khúc khải hoàn của một dân tộc không khuất phục

Chiến thắng 30/4/1975 - khúc khải hoàn của một dân tộc không khuất phục

Đại lễ Vesak 2025: Cầu nối văn hoá Việt Nam, thế giới

Đại lễ Vesak 2025: Cầu nối văn hoá Việt Nam, thế giới

150 tư liệu quý tái hiện hồi ức thống nhất non sông

150 tư liệu quý tái hiện hồi ức thống nhất non sông

Vụ việc Quang Linh Vlogs là hồi chuông cảnh tỉnh nghệ sĩ

Vụ việc Quang Linh Vlogs là hồi chuông cảnh tỉnh nghệ sĩ

Đôn đốc triển khai thực hiện Quy hoạch báo chí

Đôn đốc triển khai thực hiện Quy hoạch báo chí

Đề xuất ưu đãi thuế cho các nhà sáng tạo nội dung

Đề xuất ưu đãi thuế cho các nhà sáng tạo nội dung

Techcombank mang cả tinh hoa nước Pháp về Việt Nam, tôn vinh những di sản văn hóa độc bản

Techcombank mang cả tinh hoa nước Pháp về Việt Nam, tôn vinh những di sản văn hóa độc bản

Hà Nội: Người dân hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc

Hà Nội: Người dân hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc

120 kiều bào tham gia khối diễu hành kỷ niệm 30/4

120 kiều bào tham gia khối diễu hành kỷ niệm 30/4

Nhà thơ Hữu Thỉnh:

Nhà thơ Hữu Thỉnh: 'Giao hưởng Điện Biên' là khúc tráng ca tôi mang ơn lịch sử

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lên tiếng về nghệ sĩ quảng cáo sữa giả

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lên tiếng về nghệ sĩ quảng cáo sữa giả

Thông tin mới nhất về sự kiện Ngày văn hóa các dân tộc

Thông tin mới nhất về sự kiện Ngày văn hóa các dân tộc

Hơn 1.200 đại biểu quốc tế sẽ dự Đại lễ Vesak 2025

Hơn 1.200 đại biểu quốc tế sẽ dự Đại lễ Vesak 2025

Huyền tích đền Quan Đệ Tứ: Chốn linh thiêng TP. Hải Phòng

Huyền tích đền Quan Đệ Tứ: Chốn linh thiêng TP. Hải Phòng

Bắc Ninh: Đền Đô được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt

Bắc Ninh: Đền Đô được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt

Lễ hội Đình Thi được công nhận di sản văn hóa phi vật thể

Lễ hội Đình Thi được công nhận di sản văn hóa phi vật thể

Điện Biên: Hàng trăm người dự lễ hội té nước Bun Huột Nặm

Điện Biên: Hàng trăm người dự lễ hội té nước Bun Huột Nặm

Thanh Hóa tổ chức Lễ hội đền Đồng Cổ năm 2025

Thanh Hóa tổ chức Lễ hội đền Đồng Cổ năm 2025

Cập nhật Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số báo chí

Cập nhật Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số báo chí