Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Với cách thiết kế tỉ mỉ, họa tiết độc đáo, bố cục chặt chẽ đã tạo nên bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Xá Phó mang nhiều giá trị về nghệ thuật thẩm mỹ.
Khám phá trang phục truyền thống của người Ca Dong Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Với sự tinh tế trong tâm hồn và đôi bàn tay khéo léo, phụ nữ dân tộc Xá Phó (Lào Cai) đã tạo nên những bộ trang phục đẹp, mang bản sắc riêng. Trong đó, điểm nhấn của bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Xá Phó là chiếc áo ngắn được thêu thủ công rất cầu kỳ. Thân áo ngắn bó sát người - điều này không chỉ làm tôn thêm vẻ đẹp mà còn là một trong những đặc điểm để nhận biết sự khác biệt với các tộc người khác.

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó
Bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Xá Phó mang bản sắc riêng
Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó
Hầu hết phụ nữ Xá Phó biết may, thêu trang phục của mình
Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó
Trước ngực áo được đính những hàng hạt cườm

Hoa văn trên áo chủ yếu mang gam màu đỏ, trắng và xanh nổi bật trên nền chàm, tập trung trang trí ở ngực. Trước ngực còn được được đính những hàng hạt cườm dọc theo thân áo, xung quanh là những hoa văn hình hoa thị, hình tam giác hay hình thoi có màu trắng, xanh, đỏ. Hai bên cánh tay có nhiều loại hoa văn khác nhau, là những sọc ngang tay áo, chạy dọc theo ống tay được thêu nổi trên nền áo chàm đen với sự phối màu hài hòa. Viền tay được thêu theo hình tượng chân của con thạch sùng, của chim, cá…

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó
Váy của phụ nữ Xá Phó được thiết kế hơi có độ xoè ở phía dưới

Váy của phụ nữ Xá Phó được thiết kế hơi có độ xoè ở phía dưới để người mặc có thể dễ dàng di chuyển hay làm việc. Váy được may với cạp chiết nhỏ, thân váy chắp lại từ hai mảnh vải chàm và được trang trí cầu kỳ dọc theo chiều dài của váy. Mảng hoa văn gần cạp váy được thêu bằng các hình thoi nối dài xen kẽ nhau nhờ các chỉ thêu rực rỡ.

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó
Chân váy được thêu những hình cây thông nối tiếp
Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó
Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó
Thiết kế của váy giúp phụ nữ Xá Phó dễ dàng trong lao động và sinh hoạt

Chân váy được thêu những hình cây thông nối tiếp, bên dưới là hình sóng nước hoặc hình răng cưa, quả trám và các hình tam giác xếp chéo nhau, tùy ý sáng tạo của người thêu. Những hoa văn này gắn liền với đời sống sinh hoạt hằng ngày của dân tộc Xá Phó. Giữa váy và áo của phụ nữ Xá Phó được kết nối với nhau bằng chiếc đai bằng vải trắng. Chiếc đai có tác dụng giữ không để áo ngắn bung ra ngoài chân váy và không để chân váy bị tụt. Chính chức năng này đã giúp cho cơ thể người phụ nữ dân tộc Xá Phó được giữ kín, giữ ấm kể cả khi vận động mạnh hay trong lao động. Chiếc đai trở thành điểm nhấn và tạo cảm giác hài hòa giữa những sắc màu sặc sỡ, càng làm cho bộ trang phục thêm hấp dẫn, độc đáo.

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó
Chiếc khăn đội đầu không thể thiếu trong trang phục của người phụ nữ Xá Phó

Trong trang phục truyền thống của phụ nữ Xá Phó, ngoài váy và áo còn có chiếc khăn đội đầu đi kèm. Khăn đội đầu được thêu trang trí các mảng hoa văn hình ô vuông, hình quả trám, các hình tam giác nhỏ hoặc đính tua len các màu, giúp tôn thêm vẻ đẹp rực rỡ. Mỗi họa tiết đều có ý nghĩa, thể hiện các sự vật, hiện tượng liên quan đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người Xá Phó.

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó
Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó
Trang phục truyền thống của phụ nữ Xá Phó thể hiện được trình độ thêu dệt với kỹ thuật cao

Áo và váy trong bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Xá Phó đều làm bằng vải bông, ghép ngang từng khúc. Mỗi khúc là một kiểu họa tiết với cách pha màu khác nhau, được thiết kế tỉ mỉ, giàu tính thẩm mỹ. Nhờ đó, trang phục của người Xá Phó không chỉ có độ bền cao, mà còn mang nhiều giá trị về nghệ thuật trang trí, bố cục và tạo hình.

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó
Trang phục truyền thống tạo dấu ấn riêng cho phụ nữ Xá Phó

Có thể thấy, trang trí hoa văn trên trang phục phụ nữ Xá Phó là sự sáng tạo, mang đậm tính nghệ thuật. Chị em phụ nữ Xá Phó biết chắt lọc và sử dụng để trang trí cho những bộ váy áo được đẹp hơn, hấp dẫn và độc đáo hơn. Đây cũng chính là những yếu tố quan trọng để giúp người Xá Phó tạo nên cho tộc người của mình một kiểu trang phục riêng. Trải qua quá trình hình thành phát triển, trang phục của dân tộc Xá Phó đã trở thành một sản phẩm văn hóa, góp phần tạo nên sự phong phú đa sắc màu của các dân tộc Việt Nam.

Phạm Tiệp
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: dân tộc Xá Phó

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Cần khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Cần khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Longform | Xây dựng cơ sở Đảng gắn với phát triển kinh tế vùng biên: Câu chuyện từ huyện Xín Mần

Longform | Xây dựng cơ sở Đảng gắn với phát triển kinh tế vùng biên: Câu chuyện từ huyện Xín Mần

Đồng bào dân tộc Mông ở Sỉn Khâu vui đón Tết

Đồng bào dân tộc Mông ở Sỉn Khâu vui đón Tết

Gương sáng người Mông với quyết tâm thoát nghèo, vượt khó

Gương sáng người Mông với quyết tâm thoát nghèo, vượt khó

Trải nghiệm ngày Tết cổ truyền dân tộc Mông tại Hang Kia, Pà Cò

Trải nghiệm ngày Tết cổ truyền dân tộc Mông tại Hang Kia, Pà Cò

Lai Châu: Khánh thành 2 cây cầu, giúp trẻ em vùng dân tộc thiểu số tới lớp an toàn

Lai Châu: Khánh thành 2 cây cầu, giúp trẻ em vùng dân tộc thiểu số tới lớp an toàn

Thừa Thiên Huế: Tôn vinh 48 gương điển hình đồng bào dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Tôn vinh 48 gương điển hình đồng bào dân tộc thiểu số

Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Dự án “Từ trang trại đến bàn ăn”: Tạo đầu ra bền vững cho nông sản đồng bào dân tộc

Dự án “Từ trang trại đến bàn ăn”: Tạo đầu ra bền vững cho nông sản đồng bào dân tộc

Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Người dân vùng cao Hòa Bình thoát nghèo nhờ nghề may xuất khẩu

Người dân vùng cao Hòa Bình thoát nghèo nhờ nghề may xuất khẩu

Xem thêm