Thứ bảy 21/12/2024 22:58

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Làng Pốt – Làng nông thôn mới với 100% người dân là đồng bào dân tộc Ba Na đang có cuộc sống ngày một tốt hơn, trong đó, có đóng góp của ngành điện Gia Lai.

Đổi thay kinh tế làng Pốt

Năm 2018, xã Song An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) được UBND tỉnh Gia Lai công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới. Phát huy kết quả đã đạt được, trong những năm qua, làng Pốt (xã Song An) đã xây dựng và giữ vững 19/19 tiêu chí nông thôn mới, các tiêu chí nâng cao và xây dựng làng nông thôn mới.

Làng Pốt ngày nay khang trang với hệ thống điện đường đầy đủ

Làng Pốt hiện có khoảng 80 hộ với 351 nhân khẩu, 100% người dân của làng là đồng bào dân tộc Ba Na. Từ sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự chung tay của các tổ chức, doanh nghiệp, hội đoàn thể, từ khi được là làng nông thôn mới, cuộc sống của người dân nơi đây đổi thay tích cực. Trong sự đổi thay đó, có những đóng góp không nhỏ của ngành điện.

Trên đường đi tham quan làng Pốt, nhìn thấy sự phát triển của buôn làng với đường bê tông trải thẳng tắp, khang trang, sạch đẹp, hệ thống điện đường được trang bị đầy đủ phủ khắp các đường làng, ông Khưu Doãn Huân – Chủ tịch UBND xã Song An (thị xã An Khê) đã cảm thán “Điện là một trong những “đòn bẩy” để phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương, đặc biệt là tại các làng miền núi, nơi có sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số”. Ông Huân cho biết, đến nay, hầu như tất cả các gia đình trong làng đều đã có ti vi, quạt điện, máy bơm nước… Làng có 1 cụm với 2 loa phát thanh. Mỗi khi có văn bản chỉ đạo của cấp trên cần triển khai đến bà con, cán bộ thôn đọc bằng 2 thứ tiếng Kinh và Ba Na để ai cũng có thể nghe, hiểu và thực hiện theo.

Có điện, thuận tiện tiếp xúc và cập nhật thông tin về các mô hình cây trồng, vật nuôi, người dân làng Pốt cũng làm kinh tế tốt hơn. Hiện nay, các hộ dân làng Pốt đang trồng dần 150 ha keo lai và bạch đàn; chăn nuôi gần 2.000 con gia súc, gia cầm…

Nhân viên ngành điện hỗ trợ người dây sửa chữa, thay thế miễn phí các thiết bị điên

Đầu tư hạ tầng, đảm bảo cấp điện liên tục, ổn định

Kinh tế làng Pốt dần phát triển, các thiết bị sử dụng điện cũng dần được mua sắm, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất cũng ngày một xuất hiện nhiều hơn trong đời sống, sản xuất của người dân làng.

Để đảm bảo cấp điện liên tục, ổn định phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân, hằng năm, Điện lực An Khê (PC Gia Lai) đều bố trí nguồn vốn để nâng cấp, mở rộng lưới điện.

Ông Phạm Nhất Duy – Phó Giám đốc Điện lực An Khê cho biết, mới đây, PC An Khê đã đầu tư gần 700 triệu đồng để nâng cấp, thay hơn 3,5 km dây trần 3AC-70 bằng dây bọc XLPE AC70-35kV để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cho khách hàng.

Đi đôi với đầu tư, nâng cấp lưới điện, công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả cũng được ngành điện đặc biệt quan tâm. “Đặc thù khách hàng sử dụng điện làng Pốt đều là đồng bào dân tộc thiểu số, làm nông, trình độ dân trí còn chưa cao, nên bên cạnh việc kinh doanh bán điện, chúng tôi còn thường xuyên cử cán bộ, nhân viên đến gặp gỡ, tuyên truyền và hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả”, ông Duy cho hay.

Ngoài ra, ngành điện còn kết hợp với Đoàn Thanh niên xã Song An thực hiện chương trình “Thắp sáng niềm tin”. Đến nay, đã thực hiện sửa chữa và thay thế miễn phí các thiết bị điện trong nhà cho 36 hộ dân trong làng.

Tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả đến người dân làng Pốt

Là người dân sinh ra và lớn lên tại làng Pốt, bà Đinh Thị Ngan chia sẻ: “Trước đây, nhà tôi hay bị mất điện. Từ ngày được các chú thợ điện kiểm tra, thay các đường dây cũ và hướng dẫn dùng điện an toàn, đường điện rất ổn định. Nay gia đình tôi cũng đã hiểu và biết dùng điện tiết kiệm hơn rồi”.

Làng Pốt ngày nay vẫn giữ nét văn hóa đẹp đặc trưng của dân tộc Ba Na với mái nhà Rông và hình ảnh các bà ngồi dệt thổ cẩm dưới sân. Song làng Pốt ngày nay cũng đã mang một diện mạo hoàn toàn mới. Để có được thành quả ấy, ngành điện đã đóng góp một phần không nhỏ cùng với chính quyền địa phương trong công cuộc xây dựng nông thôn mới với sứ mệnh: “Điện đi trước một bước”.

Bình An
Bài viết cùng chủ đề: dân tộc Ba Na

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu