Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Làng Pốt – Làng nông thôn mới với 100% người dân là đồng bào dân tộc Ba Na đang có cuộc sống ngày một tốt hơn, trong đó, có đóng góp của ngành điện Gia Lai.
Đưa không gian văn hóa dân tộc Ba Na vào lớp học Xây dựng nông thôn mới, tỉnh Gia Lai đề xuất gì?

Đổi thay kinh tế làng Pốt

Năm 2018, xã Song An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) được UBND tỉnh Gia Lai công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới. Phát huy kết quả đã đạt được, trong những năm qua, làng Pốt (xã Song An) đã xây dựng và giữ vững 19/19 tiêu chí nông thôn mới, các tiêu chí nâng cao và xây dựng làng nông thôn mới.

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới
Làng Pốt ngày nay khang trang với hệ thống điện đường đầy đủ

Làng Pốt hiện có khoảng 80 hộ với 351 nhân khẩu, 100% người dân của làng là đồng bào dân tộc Ba Na. Từ sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự chung tay của các tổ chức, doanh nghiệp, hội đoàn thể, từ khi được là làng nông thôn mới, cuộc sống của người dân nơi đây đổi thay tích cực. Trong sự đổi thay đó, có những đóng góp không nhỏ của ngành điện.

Trên đường đi tham quan làng Pốt, nhìn thấy sự phát triển của buôn làng với đường bê tông trải thẳng tắp, khang trang, sạch đẹp, hệ thống điện đường được trang bị đầy đủ phủ khắp các đường làng, ông Khưu Doãn Huân – Chủ tịch UBND xã Song An (thị xã An Khê) đã cảm thán “Điện là một trong những “đòn bẩy” để phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương, đặc biệt là tại các làng miền núi, nơi có sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số”. Ông Huân cho biết, đến nay, hầu như tất cả các gia đình trong làng đều đã có ti vi, quạt điện, máy bơm nước… Làng có 1 cụm với 2 loa phát thanh. Mỗi khi có văn bản chỉ đạo của cấp trên cần triển khai đến bà con, cán bộ thôn đọc bằng 2 thứ tiếng Kinh và Ba Na để ai cũng có thể nghe, hiểu và thực hiện theo.

Có điện, thuận tiện tiếp xúc và cập nhật thông tin về các mô hình cây trồng, vật nuôi, người dân làng Pốt cũng làm kinh tế tốt hơn. Hiện nay, các hộ dân làng Pốt đang trồng dần 150 ha keo lai và bạch đàn; chăn nuôi gần 2.000 con gia súc, gia cầm…

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới
Nhân viên ngành điện hỗ trợ người dây sửa chữa, thay thế miễn phí các thiết bị điên

Đầu tư hạ tầng, đảm bảo cấp điện liên tục, ổn định

Kinh tế làng Pốt dần phát triển, các thiết bị sử dụng điện cũng dần được mua sắm, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất cũng ngày một xuất hiện nhiều hơn trong đời sống, sản xuất của người dân làng.

Để đảm bảo cấp điện liên tục, ổn định phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân, hằng năm, Điện lực An Khê (PC Gia Lai) đều bố trí nguồn vốn để nâng cấp, mở rộng lưới điện.

Ông Phạm Nhất Duy – Phó Giám đốc Điện lực An Khê cho biết, mới đây, PC An Khê đã đầu tư gần 700 triệu đồng để nâng cấp, thay hơn 3,5 km dây trần 3AC-70 bằng dây bọc XLPE AC70-35kV để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cho khách hàng.

Đi đôi với đầu tư, nâng cấp lưới điện, công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả cũng được ngành điện đặc biệt quan tâm. “Đặc thù khách hàng sử dụng điện làng Pốt đều là đồng bào dân tộc thiểu số, làm nông, trình độ dân trí còn chưa cao, nên bên cạnh việc kinh doanh bán điện, chúng tôi còn thường xuyên cử cán bộ, nhân viên đến gặp gỡ, tuyên truyền và hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả”, ông Duy cho hay.

Ngoài ra, ngành điện còn kết hợp với Đoàn Thanh niên xã Song An thực hiện chương trình “Thắp sáng niềm tin”. Đến nay, đã thực hiện sửa chữa và thay thế miễn phí các thiết bị điện trong nhà cho 36 hộ dân trong làng.

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới
Tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả đến người dân làng Pốt

Là người dân sinh ra và lớn lên tại làng Pốt, bà Đinh Thị Ngan chia sẻ: “Trước đây, nhà tôi hay bị mất điện. Từ ngày được các chú thợ điện kiểm tra, thay các đường dây cũ và hướng dẫn dùng điện an toàn, đường điện rất ổn định. Nay gia đình tôi cũng đã hiểu và biết dùng điện tiết kiệm hơn rồi”.

Làng Pốt ngày nay vẫn giữ nét văn hóa đẹp đặc trưng của dân tộc Ba Na với mái nhà Rông và hình ảnh các bà ngồi dệt thổ cẩm dưới sân. Song làng Pốt ngày nay cũng đã mang một diện mạo hoàn toàn mới. Để có được thành quả ấy, ngành điện đã đóng góp một phần không nhỏ cùng với chính quyền địa phương trong công cuộc xây dựng nông thôn mới với sứ mệnh: “Điện đi trước một bước”.

Bình An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: dân tộc Ba Na

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Giang: Phát triển bền vững các sản phẩm OCOP

Hà Giang: Phát triển bền vững các sản phẩm OCOP

Sau hơn 5 năm triển khai, từ năm từ tháng 3/2018 đến tháng 8/2023, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của Hà Giang đã phân hạng được 278 sản phẩm.
Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Để đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, các huyện miền núi Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
Bàn giải pháp thoát “lõi nghèo” cho vùng Trung du và miền núi Bắc bộ

Bàn giải pháp thoát “lõi nghèo” cho vùng Trung du và miền núi Bắc bộ

Ngày 27/9, Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức Diễn đàn liên kết doanh nghiệp thúc đẩy phát triển bền vững vùng Trung du và miền núi Bắc bộ.
Quảng Nam: Quảng bá sản phẩm miền núi đến với du khách

Quảng Nam: Quảng bá sản phẩm miền núi đến với du khách

Ngày hội quảng bá các sản phẩm miền núi tỉnh Quảng Nam tại huyện Tiên Phước 2023 sẽ diễn ra từ ngày 29/9 đến ngày 1/10/2023.
Ninh Thuận sắp tổ chức lễ hội Katê của người Chăm

Ninh Thuận sắp tổ chức lễ hội Katê của người Chăm

Lễ hội Katê năm 2023 của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn tại tỉnh Ninh Thuận sẽ tổ chức vào các ngày 13, 14, 15 tháng 10.

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Từ khi ra khu tái định cư mới, người dân làng Kon Bông (Gia Lai) không còn cảnh phải “chạy lũ” mỗi mùa mưa về, yên tâm lo làm ăn, ổn định trong ngôi nhà mới.
Hà Giang: Chỉ dẫn địa lý giúp mở rộng cơ hội tiêu thụ nông sản

Hà Giang: Chỉ dẫn địa lý giúp mở rộng cơ hội tiêu thụ nông sản

Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc có địa hình chia cắt mạnh đã tạo nên các tiểu vùng khí hậu và các yếu tố nông hóa, thổ nhưỡng khác nhau.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế): Phát triển cây dược liệu hướng đến giảm nghèo bền vững

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế): Phát triển cây dược liệu hướng đến giảm nghèo bền vững

Là vùng đất có nhiều tiềm năng, lợi thế, huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã quy hoạch gần 400 ha đất trồng cây dược liệu quý nhằm tạo sinh kế, giảm nghèo bền vững
Thanh Hóa: Xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc Mông ở huyện Mường Lát

Thanh Hóa: Xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc Mông ở huyện Mường Lát

Đồn Biên phòng Trung Lý phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mường Lát, mở lớp xóa mù chữ, xóa tái mù chữ cho cho đồng bào dân tộc Mông ở xã Trung Lý.
Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Nhiều mô hình trồng trọt và chăn nuôi phát triển kinh tế theo hướng khoa học và đổi mới làm cho bào dân tộc Chứt ở xã biên giới Trọng Hoá
Thái Nguyên: Mở rộng diện tích chè hữu cơ tại các huyện miền núi

Thái Nguyên: Mở rộng diện tích chè hữu cơ tại các huyện miền núi

Một số hộ trồng chè tại các huyện miền núi tỉnh Thái Nguyên đã chuyển đổi sản xuất, tiến tới xây dựng thương hiệu chè hữu cơ an toàn, chất lượng cao.
Nghi lễ mời, đón, rước thần giữ lửa của người Mông

Nghi lễ mời, đón, rước thần giữ lửa của người Mông

Với đồng bào dân tộc Mông, khi kết hôn, dựng nhà mới, chủ gia đình chọn ngày lành, tháng tốt đưa bàn thờ tổ tiên vào nhà và mời, đón, rước thần giữ lửa vào nhà.
Đêm hội “Trăng thu biên cương” tại xã Mồ Sì San

Đêm hội “Trăng thu biên cương” tại xã Mồ Sì San

“Trăng thu biên cương” thực sự là đêm hội giúp gần 1.000 trẻ nhỏ tại Mồ Sì San, Phong Thổ, Lai Châu được hòa mình vào không gian Trung thu truyền thống phá cỗ.
Tăng giá trị cho sản phẩm chè Shan tuyết

Tăng giá trị cho sản phẩm chè Shan tuyết

Huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) vừa công bố và trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam đối với quần thể cây chè Shan tuyết tại thôn Chồ Chải, xã Hoàng Thu Phố.
Lai Châu: Học sinh Trường Mồ Sì San được thăm khám, phát thuốc miễn phí dịp Tết Trung thu

Lai Châu: Học sinh Trường Mồ Sì San được thăm khám, phát thuốc miễn phí dịp Tết Trung thu

Nhân dịp Tết Trung thu, học sinh Trường Tiểu học và THCS Mồ Sì San, huyện Phong Thổ được các y bác sĩ quân y Bệnh viện 354 thăm khám và phát thuốc miễn phí.
Đà Nẵng: Quyết tâm thúc đẩy xã miền núi Hòa Bắc chuyển đổi số

Đà Nẵng: Quyết tâm thúc đẩy xã miền núi Hòa Bắc chuyển đổi số

Người dân xã miền núi Hòa Bắc (Đà Nẵng) được hướng dẫn sử dụng thư điện tử, thanh toán điện tử, dịch vụ công trực tuyến, được hỗ trợ cấp miễn phí chữ ký số.
Bắc Kạn: Triển khai thực chất và hiệu quả công tác giảm nghèo thông tin

Bắc Kạn: Triển khai thực chất và hiệu quả công tác giảm nghèo thông tin

Bằng kế hoạch cụ thể, sự phối hợp đồng bộ của các cấp chính quyền, Bắc Kạn đã và đang triển khai hiệu quả công tác giảm nghèo thông tin trên địa bàn.
Nghệ nhân Hoàng Choóng đam mê, tâm huyết với đồ chơi dân gian sư tử mèo

Nghệ nhân Hoàng Choóng đam mê, tâm huyết với đồ chơi dân gian sư tử mèo

Đam mê và tâm huyết, nghệ nhân Hoàng Choóng vẫn ngày đêm làm ra những chiếc đầu sư tử mèo với mong muốn giữ gìn nét văn hóa truyền thống cho đời sau.
Tỉnh Bình Định đề nghị Phú Yên tạo điều kiện xây dựng lưới điện cho làng dân tộc thiểu số

Tỉnh Bình Định đề nghị Phú Yên tạo điều kiện xây dựng lưới điện cho làng dân tộc thiểu số

UBND tỉnh Bình Định đề nghị Phú Yên hỗ trợ, tạo điều kiện cho Công ty Điện lực Bình Định triển khai đầu tư xây dựng lưới điện cung cấp cho làng Canh Giao.
Người dân tộc Bru - Vân Kiều hiến đất, hiến vườn để mở đường cho bản

Người dân tộc Bru - Vân Kiều hiến đất, hiến vườn để mở đường cho bản

Dù đời sống còn gặp nhiều khó khăn, những người dân tộc Bru- Vân Kiều ở Quảng Bình mang họ Hồ vẫn hiến đất, hiến vườn vì lợi ích chung của bản làng.
Ngăn chặn và xử lý sâm nhập lậu: Còn nhiều thách thức

Ngăn chặn và xử lý sâm nhập lậu: Còn nhiều thách thức

Giá sâm Ngọc Linh trên 300 triệu đồng/kg, sâm Lai Châu 120 triệu đồng/kg; trong khi một số loại sâm nhập lậu, trôi nổi trên thị trường giá chỉ vài triệu đồng/kg
Mèo Vạc (Hà Giang) hỗ trợ phát triển các sản phẩm theo hướng hàng hóa

Mèo Vạc (Hà Giang) hỗ trợ phát triển các sản phẩm theo hướng hàng hóa

Giai đoạn 2021 - 2025, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang được hỗ trợ kinh phí nhằm mở rộng phát triển các sản phẩm theo hướng hàng hóa.
Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Việc hỗ trợ sinh kế cho các hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Nghệ An đã tạo động lực để họ có việc làm, tạo thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo.
Quy định mới về hỗ trợ đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo

Quy định mới về hỗ trợ đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo

Ủy ban Dân tộc vừa ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện 1 số dự án thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số 2021 -2025.
Đổi thay trên An toàn khu Định Hóa

Đổi thay trên An toàn khu Định Hóa

Với sự hỗ trợ của các cấp, ngành, cùng nỗ lực của mỗi người dân quê hương cách mạng, An toàn khu Định Hóa đang đổi thay từng ngày.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động