Chủ nhật 27/04/2025 04:46

Dự kiến 40 doanh nghiệp Việt Nam và Algeria sẽ giao thương trực tuyến

Từ ngày 13 - 14/7, Hội nghị giao thương trực tuyến xúc tiến thương mại và hợp tác doanh nghiệp Việt Nam – Algeria 2022 sẽ được tổ chức.

Hội nghị giao thương trực tuyến xúc tiến thương mại và hợp tác doanh nghiệp Việt Nam – Algeria 2022 do Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Algeria tổ chức. Sự kiện nằm trong Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2022, nhằm hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã cung ứng các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam tăng cường tìm kiếm đối tác, kết nối các cơ hội kinh doanh và xuất khẩu sang thị trường Algeria.

Theo thông tin từ Ban tổ chức, hội nghị có quy mô khoảng 40 doanh nghiệp Việt Namvà Algeria. Tại hội nghị, đại diện phía Việt Nam và Algeria sẽ giới thiệu về tình hình thị trường, quy định xuất nhập khẩu và quan hệ thương mại, đầu tư hai nước.

Ngoài phần hội nghị toàn thể, Ban tổ chức sẽ sắp xếp các phiên giao thương B2B để hỗ trợ doanh nghiệp hai nước kết nối, tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh.

Algeria là một quốc gia có diện tích lớn nhất châu Phi và nằm ở khu vực Bắc Phi, Algeria là nền kinh tế lớn thứ 4 của châu lục này với tổng sản phẩm quốc nội năm 2020 là 145,2 tỷ USD, dự trữ ngoại hối đạt khoảng hơn 44 tỷ USD, tương đương 15 tháng nhập khẩu. Dân số Algeria tương đối đông, hơn 44 triệu người, GDP bình quân đầu người là 3.310 USD với sức mua khá lớn.

Dự kiến 40 doanh nghiệp Việt Nam và Algeria sẽ tham gia giao thương trực tuyến

Những năm gần đây, Algeria chủ trương đa dạng hóa nền kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu song đây vẫn là thị trường tiềm năng cho hàng hóa Việt Nam. Nguyên do, thị trường này có nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thế mạnh của nước ta như cà phê, hạt tiêu, hạt điều, thủy sản nước ngọt… là những sản phẩm mà nước này không sản xuất được.

Dù là thị trường đầy tiềm năng nhưng thương mại song phương giữa hai nước vẫn còn khiêm tốn. Theo thống kê của Bộ Công Thương, năm 2021 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này chỉ đạt 151,1 triệu USD. 5 tháng đầu năm 2022, đạt 65,2 triệu USD, tăng 17,6% với cùng kỳ năm 2021.

Trong cơ cấu xuất khẩu sang Algeria, cà phê chiếm 65% tổng giá trị xuất khẩu. Algeria là thị trường còn nhiều dư địa cho cà phê Việt Nam và trong tương lai gần đây cũng là mặt hàng xuất khẩu số 1 vào thị trường này.

Tiếp đến là mặt hàng gạo, mỗi năm Algeria nhập khẩu 100.000 tấn gạo chủ yếu là gạo 5% tấm, gạo đồ, phục vụ cho người châu Á sinh sống và làm việc tại Algeria. Gạo là mặt hàng được trợ giá nên thuế nhập khẩu khá thấp so với mặt bằng chung, chỉ 16%.

Ngoài ra, các loại gia vị như hạt tiêu, quế cũng là những loại nông sản có nhu cầu cao tại Algeria cùng với hạt điều nhân. Thủy hải sản cũng nằm trong Top 5 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam sang Algeria.

Khi tiến hành xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Algeria, các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ về thị trường cũng như các chính sách về thuế quan, luật lao động, phương thức thanh toán tiền, tranh chấp, không trả tiền và thu hồi nợ,…

Tham gia Hội nghị giao thương trực tuyến xúc tiến thương mại và hợp tác doanh nghiệp Việt Nam – Algeria 2022 là cơ hội tốt để nắm được những thông tin về nhu cầu thị trường cũng như tập quán kinh doanh. Từ đó, tăng cường hợp tác thương mại với Algeria nói riêng và thị trường châu Phi rộng lớn nói chung.

Việt Nga
Bài viết cùng chủ đề: Thương vụ Việt Nam tại Algeria

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Nâng cao năng lực phát triển, quản lý chợ tại Gia Lai

Việt Nam - Mexico: Đẩy mạnh hợp tác khai thác tiềm năng thương mại

Hội chợ nông sản - Bệ phóng để hợp tác xã bứt phá

Đà Nẵng: Xây dựng chính sách xúc tiến thương mại đột phá hơn

Sắp diễn ra tọa đàm ‘Đa dạng hoá thị trường: Mở rộng không gian xuất khẩu cho hàng Việt'

Thương hiệu OCOP – từ tem nhãn đến niềm tin người dùng

Quảng Bình: Nhiều kế hoạch cho công tác xúc tiến thương mại

Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã tại khu vực miền Bắc năm 2025: Bệ phóng cho sản phẩm

Phát triển hàng Việt, góc nhìn từ những thương hiệu đi qua 3 thế kỷ

Đà Nẵng: Tăng cường xúc tiến thương mại xuất khẩu chuyên sâu

Xúc tiến thương mại: Giải pháp căn cơ đa dạng thị trường

Thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Triển lãm quốc tế chuyên ngành trà, cà phê, thực phẩm và đồ uống hút khách

Khơi dòng tiêu thụ bền vững cho thanh long đất Bình Thuận

Kích hoạt vai trò Thương vụ bảo vệ thị trường xuất khẩu

Nối nhịp giao thương phiên chợ biên giới Gia Lai – Ratanakiri

Tận dụng lợi thế, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng Việt

Sắp diễn ra diễn đàn và triển lãm quốc tế năng lượng

Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới