Thứ sáu 15/11/2024 15:24
Tu Mơ Rông - Kon Tum

Đồng bào dân tộc Xơ Đăng nâng cao thu nhập từ trồng dược liệu

Dựa vào lợi thế địa phương, huyện Tu Mơ Rông đã khuyến khích đồng bào Xơ Đăng phát triển cây dược liệu nhằm nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế hộ gia đình.

Là huyện nghèo nhất tỉnh Kon Tum nhưng Tu Mơ Rông lại được thiên nhiên ưu đãi khí hậu quanh năm mát mẻ và đặc biệt là vùng đất có nhiều loại cây dược liệu như: Sâm Ngọc Linh, sâm dây, đương quy, ngũ vị tử... Tận dụng những ưu điểm của thiên nhiên mang lại, huyện Tu Mơ Rông có chủ trương phát triển cây dược liệu dưới tán rừng. Trong đó, sâm Ngọc Linh, sâm dây, đương quy... được xác định là những loại cây chủ lực cũng là hướng thoát nghèo cho đồng bào dân tộc Xơ Đăng.

Trồng cây dược liệu giúp đồng bào dân tộc Xơ Đăng thoát nghèo

Từ định hướng này, Tu Tu Mơ Rông đã triển khai dự án trồng hơn 4.600 ha sâm Ngọc Linh dưới tán rừng. Dự án được triển khai tại Tiểu khu 218, 220 xã Măng Ri và tiểu khu 225, 226, 227, 229 xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông với tổng vốn đầu tư trên 4.933 tỷ đồng; trong đó, có gần 4.611 ha đất có rừng tự nhiên trồng sâm Ngọc Linh dưới tán rừng. Thời gian kiến thiết cơ bản được triển khai từ năm 2018 đến 2026, đến năm 2027 đi vào vận hành sản xuất và kinh doanh.

Dự án được triển khai góp phần bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo vệ tài nguyên rừng kết hợp bảo vệ và phát triển sâm Ngọc Linh dưới tán rừng; bảo tồn bền vững nguồn gen quý hiếm của cây sâm và tạo ra sản phẩm hàng hóa từ sâm Ngọc Linh cung cấp cho nhu cầu trong nước và thế giới. Ngoài ra, dự án khi thực hiện sẽ tạo việc làm cho khoảng 5.000 lao động, chủ yếu là đồng bào dân tộc tại chỗ, góp phần tăng thu nhập, tiến tới xóa đói, giảm nghèo cho người dân địa phương.

Sau nhiều năm thực hiện công tác quy hoạch, đến nay, Tu Mơ Rông đã phát triển được hơn 600 ha sâm Ngọc Linh, tập trung tại các xã Tê Xăng, Măng Ri, Ngọc Lây. Đối với hồng đẳng sâm (sâm dây), ngũ vị tử, huyện tập trung phát triển ở các xã Đăk Sao, Đăk Na, Tê Xăng, Măng Ri, Ngọc Yêu…

Để xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm, năm 2019, Tu Mơ Rông đã tổ chức xếp hạng cho một số sản phẩm như: Collagen sâm Ngọc Linh, trà sâm Ngọc Linh hòa tan, trà túi lọc sâm dây, sâm dây khô hút chân không, trà túi lọc ngũ vị tử… của một số hộ cá thể và hợp tác xã chuyên sản xuất dược liệu. Huyện cũng xây dựng và đăng ký sở hữu nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý với 4 sản phẩm: Sâm dây, ngũ vị tử, sơn tra và sâm đương quy. Đặc biệt, sản phẩm sâm Ngọc Linh ở xã Măng Ri và Ngọc Lây đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý.

Tu Mơ Rông đang đổi thay từng ngày

Hiện nay có đến khoảng 80% hộ đồng bào Xơ Đăng ở Tu Mơ Rông tham gia trồng, phát triển sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu. Đặc biệt, ở các xã như Ngọc Lây, Tê Xăng, Măng Ri có nhiều làng gần như 100% hộ đồng bào đều trồng dược liệu. Cá biệt, ở xã Măng Ri, chính quyền xã vận động mỗi hộ gia đình phải có ít nhất từ 0,5 sào dược liệu trở nên. Toàn xã Măng Ri hiện có trên 50% số hộ dân liên kết với Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum phát triển sâm Ngọc Linh.

Thời gian tới, huyện Tu Mơ Rông sẽ tập trung phát triển các vùng trồng dược liệu tập trung gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; xây dựng các chuỗi liên kết từ khâu trồng, thu hoạch, chế biến và phân phối dược liệu. Tiếp tục thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh có tiềm lực về công nghệ, kinh nghiệm tham gia trồng, chế biến sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu, trong đó chú trọng xây dựng một số doanh nghiệp hạt nhân trở thành nhà tiên phong để đưa thương hiệu sâm Ngọc Linh và các dược liệu khác của Tu Mơ Rông có khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Để làm được điều này, thời gian qua, các ngành chức năng đã phối hợp với doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn triển khai xây dựng nhiều “vùng xanh” nông nghiệp, trong đó chú trọng thay đổi phương thức sản xuất, bảo vệ tài nguyên rừng kết hợp bảo tồn bền vững nguồn gen quý hiếm tạo ra sản phẩm hàng hóa cung cấp cho nhu cầu trong nước và thế giới.

Hoàng Huy
Bài viết cùng chủ đề: đồng bào dân tộc

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc