Thứ hai 28/04/2025 05:10

DN Hàn Quốc tăng cường xúc tiến đầu tư tại Việt Nam

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam-Hàn Quốc với chủ đề "Tìm hướng đi ngắn nhất tiếp cận thị trường Việt Nam và phương hướng hợp tác chiến lược" được tổ chức tại TPHCM ngày 20/4 thu hút hơn 400 doanh nghiệp (DN)  hai nước tới tham dự.
Các DN Việt Nam-Hàn Quốc giao lưu tại Diễn đàn

Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 25 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hàn Quốc. Đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường xúc tiến đầu tư thương mại giữa hai nước, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại giữa Việt Nam-Hàn Quốc đạt 100 tỷ USD vào năm 2020.

Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Lê Quang Mạnh cho biết, quan hệ Việt Nam và Hàn Quốc có những bước phát triển mạnh mẽ và ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và đem lại lợi ích cho hai bên. Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư luôn duy trì tốc độ phát triển nhanh, ổn định và đạt được những kết quả rất ấn tượng. Khởi đầu chủ yếu với những dự án gia công trong các lĩnh vực công nghiệp nhẹ, đến nay, DN Hàn Quốc đang giữ vai trò quan trọng trong một số lĩnh vực kinh tế trọng yếu của Việt Nam như công nghiệp điện tử, năng lượng, sản xuất ô tô, may mặc, xây dựng...

Trong đó, về đầu tư, Hàn Quốc hiện là đối tác FDI lớn nhất của Việt Nam với hơn 6.760 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư đăng ký lên tới 59 tỷ USD. Riêng năm 2017, Hàn Quốc tiếp tục là đối tác FDI hàng đầu tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt mức kỷ lục, trên 9 tỷ USD với nhiều dự án lớn trong các lĩnh vực công nghiệp chế tạo, kinh doanh bất động sản, năng lượng, phân phối, M&A ...

Về thương mại, Hàn Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Hàn Quốc. Năm 2017, kim ngạch thương mại hai nước đạt khoảng 64 tỷ USD tăng trên 32% so với năm 2016 và đến nay đã tăng gấp 128 lần so với khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992.

Về du lịch, số khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam năm 2017 tăng 50%, qua đó Việt Nam đã trở thành địa điểm được du khách Hàn Quốc lựa chọn nhiều nhất trong các nước Đông Nam Á. Bên cạnh đó, Hàn Quốc hiện còn là nơi sinh sống, học tập và lao động của gần 150.000 người Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam cũng trở thành điểm đến để đầu tư, kinh doanh, học tập và sinh sống của hơn 140.000 người Hàn Quốc.

Tại diễn đàn DN hai nước đã tích cực thảo luận về các vấn đề quan trọng như: Thực trạng kinh tế Hàn-Việt và hướng phát triển của tương lại; triển vọng đầu tư vào Việt Nam; thực trạng và sự khác biệt của thị trường bất động sản Việt Nam; đầu tư bất động sản và tài chính...

Ông Ban Won Ik, Phó chủ tịch Hiệp hội các DN tiềm năng cao của Hàn Quốc (AHPEK) nhận định việc đầu tư mạnh mẽ của các công ty Hàn Quốc hiện nay chính là nhờ vào sự hậu thuẫn bởi chính sách mở cửa tích cực của Chính phủ Việt Nam thông qua các sửa đổi hệ thống pháp luật và chính sách tư nhân hóa doanh nghiệp Nhà nước.

Về phía Việt Nam, ông Lê Quang Mạnh chia sẻ định hướng sẽ sớm đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, và mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 6,5-7%/năm. Đến năm 2020, Việt Nam sẽ có quy mô GDP đạt 320 - 350 tỷ USD, quy mô thương mại đạt 600 tỷ USD.

Theo ông Mạnh, Việt Nam cũng khuyến khích và thể hiện mong muốn hợp tác đầu tư với Hàn Quốc trong các lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, vật liệu mới - cơ khí chính xác, nông nghiệp hiệu quả cao, công nghệ thông tin, năng lượng tái tạo, phát triển kết cấu hạ tầng, môi trường, đô thị thông minh, y tế, sinh học, dịch vụ chất lượng cao, tham gia cổ phần hóa DN nhà nước…

Theo VietnamPlus

Tin cùng chuyên mục

Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Tăng tốc hợp tác năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN 2025

Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Nâng cao năng lực phát triển, quản lý chợ tại Gia Lai

Việt Nam - Mexico: Đẩy mạnh hợp tác khai thác tiềm năng thương mại

Hội chợ nông sản - Bệ phóng để hợp tác xã bứt phá

Đà Nẵng: Xây dựng chính sách xúc tiến thương mại đột phá hơn

Sắp diễn ra tọa đàm ‘Đa dạng hoá thị trường: Mở rộng không gian xuất khẩu cho hàng Việt'

Thương hiệu OCOP – từ tem nhãn đến niềm tin người dùng

Quảng Bình: Nhiều kế hoạch cho công tác xúc tiến thương mại

Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã tại khu vực miền Bắc năm 2025: Bệ phóng cho sản phẩm

Phát triển hàng Việt, góc nhìn từ những thương hiệu đi qua 3 thế kỷ

Đà Nẵng: Tăng cường xúc tiến thương mại xuất khẩu chuyên sâu

Xúc tiến thương mại: Giải pháp căn cơ đa dạng thị trường

Thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Triển lãm quốc tế chuyên ngành trà, cà phê, thực phẩm và đồ uống hút khách

Khơi dòng tiêu thụ bền vững cho thanh long đất Bình Thuận

Kích hoạt vai trò Thương vụ bảo vệ thị trường xuất khẩu

Nối nhịp giao thương phiên chợ biên giới Gia Lai – Ratanakiri

Tận dụng lợi thế, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng Việt