Thứ bảy 10/05/2025 20:36

Đắk Lắk: Triển khai hiệu quả công tác dân tộc

Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk đã triển khai hiệu quả công tác dân tộc năm 2022 thông qua việc phổ biến, quán triệt và thực hiện các chương trình, đề án, chính sách…

Tổ chức 4 hội nghị tập huấn cho người có uy tín

Đối với chính sách người có uy tín, năm 2022, kinh phí thực hiện chính sách người có uy tín của tỉnh hơn 1,8 tỷ đồng. Đến nay, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức 4 hội nghị tập huấn cho 338 người có uy tín tham dự; tổ chức đưa 33 người có uy tín đi giao lưu, học tập kinh nghiệm tại một số tỉnh miền Trung và Đông Nam Bộ; hỗ trợ, thăm hỏi các trường hợp người có uy tín ốm đau, qua đời; đón tiếp, tặng quà cho 8 đoàn đại biểu người có uy tín các tỉnh đến học tập, trao đổi kinh nghiệm tại tỉnh; cấp phát báo miễn phí cho Người có uy tín…

Người có uy tín là cầu nối quan trọng để chuyển tải những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào

Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk có 1.021 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Họ là cầu nối quan trọng để chuyển tải những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào DTTS. Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, đội ngũ người có uy tín, già làng đã vận động anh em, dòng họ và người dân tích cực tham gia đóng góp hàng nghìn ngày công, hiến hàng nghìn m2 đất, tiền của để làm đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương nội đồng, cải tạo, xây dựng nhiều nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, buôn, phòng học, trạm y tế….

Tổ chức 6 hội nghị tập huấn về phòng, chống ma tuý

Bên cạnh đó, Ban Dân tộc Đắk Lắk cũng tổ chức 6 hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về phòng, chống ma tuý vùng đồng bào DTTS và miền núi tại một số huyện; cấp phát 600 tờ rơi tuyên truyền trong vùng đồng bào DTTS và miền núi; thực hiện khảo sát, thống kê thực trạng tệ nạn ma tuý và công tác phòng, chống ma túy thông qua hoạt động phỏng vấn gần 300 người dân sinh sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi…

Đẩy mạnh tuyên truyền về phòng, chống ma túy cho đồng bào dân tộc

Tại các hội nghị, Ban Dân tộc đã tập trung phổ biến các chính sách, pháp luật, tác hại của ma tuý; cách phòng, chống ma tuý cho bản thân và cộng đồng; các chương trình, hoạt động phòng, chống tội phạm về ma túy và trồng cây có chứa chất ma túy. Đặc biệt, báo cáo viên đã trao đổi một số nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch số 11284/KH-UBND ngày 16/11/2021 của UBND tỉnh về “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm về ma túy vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025”, như: Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan, đoàn thể và các địa phương trong công tác phòng, chống ma túy; tạo chuyển biến về nhận thức và trách nhiệm của cán bộ và đồng bào DTTS và miền núi trong công tác phòng, chống ma túy; ngăn chặn không để tệ nạn ma túy xâm nhập vào vùng đồng bào DTTS và miền núi; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động có hiệu quả bằng các nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với vùng đồng bào.

Hội nghị đã mang lại hiệu quả thiết thực đối với người dân, người làm công tác dân tộc, giúp tăng cường hiểu biết cho các đối tượng trực tiếp truyền đạt các kỹ năng phòng chống tệ nạn ma túy trong cộng đồng các dân tộc, góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, các cấp chính quyền, đoàn thể trong công tác phòng chống tệ nạn ma túy.

Tập huấn Đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin

Nhằm hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển kinh tế, Ban Dân tộc đã tổ chức 1 lớp tập huấn Đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS với 210 người tham dự.

Chương trình tập huấn nhằm phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch của UBND tỉnh về “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025”, nâng cao kiến thức, kỹ năng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ, công chức các cấp về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cộng đồng, phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh trật tự, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa vùng đồng bào DTTS với các địa bàn trong tỉnh.

Tại buổi lập huấn, các đại biểu, học viên tham dự được nghe đại diện cơ quan chuyên môn trình bày 2 nội dung: Quán triệt Quyết định 414 ngày 14/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án và Kế hoạch của UBND tỉnh Đắk Lắk về “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025”. Kỹ năng sử dụng các ứng dụng về công nghệ thông tin nhằm nâng cao kiến thức trong khai thác, quản lý dữ liệu về dân tộc, công tác dân tộc và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội vùng đồng bào DTTS.

Hương Giang
Bài viết cùng chủ đề: đồng bào dân tộc

Tin cùng chuyên mục

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị