Thứ ba 06/05/2025 14:45

Chương trình Đặc sản bản địa - Làng nghề truyền thống tại TP. Hồ Chí Minh có gì đặc sắc?

Từ ngày 29 - 31/12, tại TP. Hồ Chí Minh diễn ra chương trình Đặc sản bản địa - Làng nghề truyền thống với sự tham gia của 40 doanh nghiệp đến từ 18 tỉnh, thành.

Ngày 29/12, tại Dinh Độc Lập (quận 1, TP. Hồ Chí Minh) diễn ra chương trình Đặc sản bản địa - Làng nghề truyền thống, với sự tham gia của gần 40 doanh nghiệp, đến từ 18 tỉnh, thành trên cả nước.

Sự kiện diễn ra đến ngày 31/12/2023, do Trung tâm Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao và Công ty Cổ phần Vinamit phối hợp tổ chức.

Du khách và người dân TP. Hồ Chí Minh tham quan, mua sắm tại Chương trình Đặc sản bản địa - Làng nghề truyền thống

Chương trình Đặc sản bản địa - Làng nghề truyền thống có nhiều hoạt động trải nghiệm, dùng thử sản phẩm, các trò chơi, chương trình bán hàng... cho người tiêu dùng đến mua sắm trải nghiệm trong suốt thời gian diễn ra.

Đầu bếp trong Câu lạc bộ Đầu bếp Chiếc Thìa Vàng hướng dẫn chế biến các món ăn vùng miền như chè, bánh dân gian tại sự kiện

Cụ thể, tại khu vực biểu diễn, từ 9 giờ - 10 giờ mỗi ngày sẽ hướng dẫn chế biến các món ăn vùng miền như chè, bánh dân gian (Nam – Trung – Bắc). Ban tổ chức sẽ mời đến đây các đầu bếp trong Câu lạc bộ Đầu bếp Chiếc Thìa Vàng, Trung tâm Bảo tồn văn hóa ẩm thực.

Doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm mới với người tiêu dùng

Còn tại khu bán hàng, giới thiệu sản phẩm có sự tham gia của gần 40 gian hàng, do các doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, doanh nghiệp khởi nghiệp, Câu lạc bộ đặc sản vùng miền, địa phương. Hoạt động này diễn ra xuyên suốt từ 7 giờ 30 đến 17 giờ hàng ngày.

Với khách tham quan, mua sắm yêu thích sản phẩm thủ công, có vực workshop và trải nghiệm, các nghệ nhân sẽ hướng dẫn để khách trải nghiệm làm tò he, các sản phẩm từ xơ mướp, cỏ bàng... Khu trải nghiệm làng nghề truyền thống, vẽ sáp ong, dệt thổ cẩm, dệt lụa của dân tộc Thái, H'Mông…

Nghệ nhân hướng dẫn để khách trải nghiệm làm tò he tại chương trình

Chia sẻ tại chương trình, bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao - cho biết: Lần này, trong không gian mua sắm sẽ có các sản phẩm địa phương đặc sắc từ tài nguyên bản địa, những sản phẩm OCOP, sản phẩm chỉ dẫn địa lý, sản phẩm nông thôn tiêu biểu của cả nước.

Khu trải nghiệm làng nghề truyền thống tại chương trình

“Những sản phẩm này được sản xuất theo công nghệ xanh, sạch, an toàn. Bên cạnh đó còn có sự tham gia của những doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao được trưng bày, giới thiệu sản phẩm đến với người dân TP. Hồ Chí Minh và du khách” - bà Vũ Kim Hạnh nhấn mạnh.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: đặc sản vùng miền

Tin cùng chuyên mục

Kết nối cung cầu tạo đà đưa nông sản Huế vươn xa

Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ tháng 4/2025

Chắp cánh sản phẩm Hòa Bình bằng xúc tiến thương mại số

Quảng Bình xây dựng sản phẩm đặc trưng, nâng tầm giá trị địa phương

Hải Dương: Xúc tiến thương mại, mở lối thị trường năm 2025

Khai mạc Hội chợ Thương mại Bắc Trung Bộ với hơn 200 gian hàng

Quảng Bình kết nối, lan tỏa giá trị sản phẩm đặc trưng

Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Tăng tốc hợp tác năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN 2025

Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Nâng cao năng lực phát triển, quản lý chợ tại Gia Lai

Việt Nam - Mexico: Đẩy mạnh hợp tác khai thác tiềm năng thương mại

Hội chợ nông sản - Bệ phóng để hợp tác xã bứt phá

Đà Nẵng: Xây dựng chính sách xúc tiến thương mại đột phá hơn

Sắp diễn ra tọa đàm ‘Đa dạng hoá thị trường: Mở rộng không gian xuất khẩu cho hàng Việt'

Thương hiệu OCOP – từ tem nhãn đến niềm tin người dùng

Quảng Bình: Nhiều kế hoạch cho công tác xúc tiến thương mại

Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã tại khu vực miền Bắc năm 2025: Bệ phóng cho sản phẩm

Phát triển hàng Việt, góc nhìn từ những thương hiệu đi qua 3 thế kỷ

Đà Nẵng: Tăng cường xúc tiến thương mại xuất khẩu chuyên sâu