Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Tết Nguyên đán đã cận kề, người dân xứ Thanh lại tìm mua những chai mật mía Thạch Thành thơm ngon, đây là hương vị Tết cổ truyền lâu đời tại Thanh Hóa.
Thanh Hóa trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản năm 2024 có gì đặc biệt? Thanh Hóa: Nông dân 'thay áo mới' cho đào phai Quảng Chính

Với người dân Thanh Hóa, những bữa ăn ngày Tết Nguyên đán không thể thiếu mật mía. Qua thời gian, thứ nước chấm ngọt ngào này đã trở thành một hương vị Tết cổ truyền mang đậm bản sắc vùng miền.

Nghề làm mật mía ở Thanh Hóa hiện nay chỉ còn tập trung ở xã Thành Trực, thị trấn Kim Tân của huyện Thạch Thành và cũng chẳng ai còn nhớ nghề này có từ bao giờ. Các cụ cao niên trong làng chỉ truyền miệng lại cho thế hệ sau những câu chuyện về nghề và hướng dẫn kỹ thuật nấu mật, cứ như vậy nghề nấu mật mía được giữ gìn từ đời này sang đời khác.

mật mía thạch thành
Những người nông dân đang nấu mật mía, phục vụ người dân trong dịp Tết Nguyên đán 2025. Ảnh: Cộng tác viên

Mấy chục năm trước đây, khi cuộc sống còn khó khăn, máy móc chưa phổ biến, cứ vào mỗi dịp cuối năm, người dân lại cùng nhau ra đồng chặt mía về nhà. Thông qua những công cụ thô sơ và tận dụng sức kéo của trâu, bò sẽ cho ra nước mía. Sau đó nước mía được đun sôi trong những chiếc chảo, nồi đồng lớn. Qua một vài công đoạn, đặc biệt là công đoạn keo mật sẽ cho ra những giọt mật vàng óng, đặc sánh với hương thơm ngọt ngào. Làn khói trắng nghi ngút bốc lên từ những mái nhà tranh dường như báo hiệu một mùa xuân đang đến gần.

Qua thời gian, kinh tế phát triển, người dân đã có thêm những công cụ, máy móc hỗ trợ như máy ép mía, lò nấu đã khiến công việc làm mật bớt vất vả hơn. Thế nhưng nhiều công đoạn phải do chính tay người nông dân với sự tỉ mỉ, kinh nghiệm lâu năm đảm nhiệm.

mật mía thạch thành
Mía được lựa chọn để nấu mật là những cây mía già, ngọt. Ảnh: Cộng tác viên

Đến thị trấn Kim Tân, xã Thành Trực (huyện Thạch Thành) những ngày này, đâu đâu cũng thấy những lò nấu mật mía đỏ lửa, những cơn gió thổi qua lại mang đến hương thơm ngọt ngào, đặc trưng của mật mía Thạch Thành.

Vừa đảo nồi mật mía vừa trò chuyện với chúng tôi, anh Trần Văn Hoàn (sinh năm 1986) trú tại khu phố Lường Thanh, thị trấn Kim Tân, một trong những người làm mật kỳ cựu với hàng chục năm gắn bó với nghề chia sẻ: Từ khâu chọn mía, xay mía, đến quá trình đun nấu và đóng chai, mỗi công đoạn đều đòi hỏi sự tỉ mỉ và kinh nghiệm. Theo anh Hoàn, bí quyết để có một mẻ mật ngon, đầu tiên là phải chọn được loại mía già, ngọt, khi nấu phải giữ lửa thật đều và công đoạn keo mật phải hết sức tỉ mỉ.

mật mía thạch thành
Máy ép mía đã thay thế cho sức kéo của trâu, bò; qua đó giúp người nông dân thuận tiện hơn trong công đoạn ép nước mía. Ảnh: Cộng tác viên

Vì mật mía chủ yếu được dùng vào dịp Tết cổ truyền, nên bắt đầu từ khoảng tháng 9 âm lịch, người dân nơi đây lại tất bật vào mùa. Những người nông dân cẩn thận lựa chọn từng cây mía, khéo léo điều chỉnh ngọn lửa, đôi bàn tay chai sần keo mật đã cho ra từng giọt mật sánh mịn, đó là kết tinh của cả một quá trình lao động miệt mài. Mỗi giọt mật không chỉ là sản phẩm của tự nhiên mà còn là tâm huyết mà người nông dân gửi gắm vào đó.

Mật mía Thạch Thành không chỉ là một sản phẩm của thiên nhiên mà còn là kết tinh của truyền thống và văn hóa địa phương, qua thời gian đã trở thành một phần không thể thiếu của mỗi bữa ăn ngày Tết. Cứ như vậy, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người, nhà nhà lại tìm mua những chai mật mía thơm ngon để cùng gia đình quây quần bên mâm cơm. Vị ngọt của mật mía không chỉ ngọt lưỡi mà còn ngọt cả lòng, mang đầy những ký ức về quá khứ.

mật mía thạch thành
Công đoạn cô mật mía sẽ mất khoảng 3-4 tiếng đồng hồ. Ảnh: Cộng tác viên

Có những thời điểm, nghề nấu mật mía đã gặp phải những khó khăn vô cùng lớn, tưởng chừng như mai một; thế nhưng những năm gần đây, nhu cầu thị trường đã ngày càng tăng cao, đặc biệt là xu hướng tiêu dùng sản phẩm sạch, sản phẩm tự nhiên đã góp phần cho nghề nấu mật mía ngày càng phát triển. Điều này không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho người dân địa phương mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế của huyện Thạch Thành.

mật mía thạch thành
Người nông dân rót mật vào từng can để bán cho khách hàng. Ảnh: Cộng tác viên

Hiện nay, mật mía Thạch Thành thường có giá bán cao hơn sản phẩm mật ở các vùng khác; giá mật bán lẻ khoảng 40.000-50.000đồng/kg, còn bán buôn sẽ tùy thuộc vào số lượng và chất lượng mật.

Quốc Huy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tết Nguyên đán

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

TP. Hồ Chí Minh cần làm gì để thực hiện khát vọng phát triển trong kỷ nguyên vươn mình?

TP. Hồ Chí Minh cần làm gì để thực hiện khát vọng phát triển trong kỷ nguyên vươn mình?

Chuyên gia đã có những đề xuất giúp TP. Hồ Chí Minh nắm bắt cơ hội thành đô thị toàn cầu, văn minh, hiện đại, ngang tầm với các đô thị lớn trên thế giới.
Bình Dương: Xuất khẩu năm 2024 cán mốc gần 35 tỷ USD, thặng dư thương mại 10 tỷ USD

Bình Dương: Xuất khẩu năm 2024 cán mốc gần 35 tỷ USD, thặng dư thương mại 10 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu của Bình Dương đạt 59 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 34,5 tỷ USD, tăng 12,7% so cùng kỳ, thặng dư thương mại đạt 10 tỷ USD.
Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt 10%, GRDP đầu người (trừ dầu khí) đạt 9.620 USD. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,81%.

Tin cùng chuyên mục

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Trong năm 2024, ngành Công Thương TP. Cần Thơ đã ghi nhận nhiều thành tựu ấn tượng, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương.
Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Ngành Công Thương Hải Phòng năm 2024 bứt phá với tăng trưởng GRDP cao, xuất siêu ấn tượng, FDI vượt kế hoạch, khẳng định vị thế kinh tế đầu tàu.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Về dự án điện hạt nhân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị Bộ Công Thương sớm tham mưu Chính phủ điều chỉnh đồng bộ quy hoạch tổng thể quốc gia.
Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Ngày 22/12, Hợp tác xã (HTX) Nấm Tam Đảo đã khảo sát, tuyên truyền và có kế hoạch hỗ trợ giống cây dâu tằm nhằm khôi phục nghề cho người dân làng Nủ.
TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trong giai đoạn từ năm 2022 - 2024, TP. Hải Phòng chi tổng cộng hơn 4.000 tỷ đồng cho chính sách thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Ninh Thuận mong muốn góp sức, nguồn lực cùng cả nước đoàn kết, chung sức, quyết tâm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thực hiện khát vọng phát triển đất nước.
Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.
Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (Lạng Sơn) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, dự kiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp địa phương.
Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Trong năm 2025, tỉnh Tây Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng 8% GRDP, cùng với đó tỉnh sẽ rất chú trọng thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình OCOP ở Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn còn không ít bất cập, khiến chương trình OCOP chưa phát huy hết tiềm năng.
Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, bước sang năm 2025 tỉnh sẽ tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với mục tiêu phấn đấu tăng 10% so với năm 2024.
Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nâng sao, đếm số sản phẩm OCOP thực hiện theo phong trào khiến nhiều sản phẩm OCOP bị ''hụt hơi'' trong cuộc đua trụ hạng, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 và Phú Mỹ 2 mở rộng (Bà Rịa - Vũng Tàu) được định hướng là khu công nghiệp kiểu mẫu, khu công nghiệp thông minh, sinh thái.
Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhờ đổi mới nội dung, phương thức xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong năm 2024, lĩnh vực xúc tiến đầu tư của Ninh Thuận đã thu được nhiều kết quả.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Sau 6 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người nông dân tỉnh Thanh Hóa.
Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhận thức vai trò của sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trong phát triển nông nghiệp, Tuyên Quang đã tập trung đẩy mạnh phát triển liên kết sản xuất bền vững.
Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Trong năm 2024, 15/16 chỉ tiêu kinh tế của TP. Vũng Tàu hoàn thành vượt kế hoạch, còn giải ngân vốn đầu tư công dự kiến hoàn thành vào cuối 2024.
Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Ngày 11/12, Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Sở Công Thương Đồng Tháp tổ chức Hội nghị Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực thương mại biên giới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động