CLICK VÀO ĐÂY ĐỂ THAM GIA CUỘC THI (ĐỢT 3 THÁNG 11)
Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu Bài 2: Lấp lỗ hổng chính sách
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 2
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại học Quốc gia Malaya
Ngành Thanh tra: Phát huy truyền thống, không ngừng phát triển
Tiêu điểm
Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/11: Lính đánh thuê thiệt mạng ở Kursk; Tên lửa ATACMS tập kích vào Nga
Chiến sự Nga-Ukraine tối 24/11: Ukraine 'thua đậm' tại Kursk, Nga chịu thương vong lớn
Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My
Sửa đổi Luật Hóa chất thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh
Doanh nghiệp cơ khí đẩy mạnh nội địa hóa, chiếm lĩnh thị phần
Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Đại biểu bàn phân cấp, phân quyền
Cần Thơ: Nhiều sai sót trong công tác đầu tư xây dựng tại quận Ô Môn
Thanh Hóa: Người dân sống bất an cạnh chung cư Bình An Plaza
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 3
Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu Bài 2: Lấp lỗ hổng chính sách
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 2
Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhân Ngày truyền thống ngành Thanh tra Việt Nam (23/11)
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hoan nghênh doanh nghiệp Malaysia hợp tác phát triển điện gió, phục vụ xuất khẩu điện xanh
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long thị sát một số dự án trọng điểm tại tỉnh Quảng Trị
Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 1: Để nghị quyết thành hành động
Giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh: Từ bình dân học vụ đến bình dân học vụ số
Tổng thống Bulgaria Rumen Radev gặp gỡ bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria
Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Đại biểu bàn phân cấp, phân quyền
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11
Thành phố Hà Nội sẽ làm gì để chống “mùa” bụi mịn?
Xét tuyển đại học bằng học bạ khó phản ánh năng lực thực chất của học sinh, dễ nảy sinh tiêu cực
Quỹ Tấm lòng Việt: ''Viết tiếp ước mơ đến trường'' của nhiều học sinh nghèo vượt khó
Lòng yêu nước 'cháy rực' trên sân trường: Hiệu ứng tích cực từ 'Anh trai vượt ngàn chông gai'
Doanh nghiệp dệt may phát huy sức sáng tạo của người lao động
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giải trình trước Quốc hội, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 23/11, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi).
Thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trân trọng cảm ơn các vị đại biểu Quốc hội đã tham gia góp ý rất thẳng thắn, trách nhiệm, tâm huyết đối với dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, sau phiên thảo luận ở Tổ ngày 8/11, chúng tôi đã nhận được 54 lượt ý kiến góp ý. Qua tổng hợp, đa số đại biểu Quốc hội đã tán thành sự cần thiết xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi) bởi đây được xem là một ngành công nghiệp có tính nền tảng cho mọi quốc gia, mọi nền kinh tế. Xung quanh con người bây giờ ở đâu cũng có hóa chất, hóa chất hội tụ phục vụ và bủa vây, vì thế, rất cần phải ban hành Luật Hóa chất (sửa đổi). Các đại biểu cũng đã đánh giá cao về sự chuẩn bị về hồ sơ dự án Luật.
Theo Bộ trưởng, trong quá trình xây dựng dự thảo Luật, cơ quan soạn thảo đã quán triệt tinh thần chỉ đạo xuyên suốt của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện nay là: “Xây dựng pháp luật theo hướng kiến tạo, vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất”, “Dứt khoát từ bỏ tư duy không quản được thì cấm”; “Luật chỉ quy định những vấn đề khung, những vấn đề có tính nguyên tắc, không cần quá dài”.
Đồng thời, cơ quan soạn thảo đã thực hiện nhất quán quan điểm của Chính phủ trình Quốc hội là: Cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, áp dụng tối đa công nghệ thông tin nhằm giảm bớt nguồn lực quản lý và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân; không làm ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước và bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Được sự thống nhất, đồng hành của cơ quan chủ trì thẩm tra, Bộ Công Thương đã có Báo cáo tiếp thu, giải trình gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.
Tại phiên thảo luận, đã có 12 lượt ý kiến tiếp tục góp ý vào dự thảo Luật, để làm rõ thêm một số vấn đề mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội gợi ý và nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã đề cập đến 7 nhóm vấn đề.
Một là, về tên gọi và phạm vi điều chỉnh, áp dụng pháp luật, cơ quan soạn thảo cho rằng tên gọi Luật Hóa chất (sửa đổi) là phù hợp, kế thừa, phát triển Luật Hóa chất hiện hành và bao quát đầy đủ nội dung 4 chính sách dự thảo Luật cũng như phù hợp với Nghị quyết số 41/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục rà soát, làm rõ phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc áp dụng pháp luật, bảo đảm bao hàm đầy đủ nội dung, và quán triệt chủ trương của Đảng, phù hợp thông lệ quốc tế không phát sinh những mâu thuẫn chồng chéo, xung đột với các luật khác có liên quan.
Hai là, về chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực hóa chất. Các chính sách trong lĩnh vực hóa chất tại dự thảo Luật đã thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển công nghiệp hóa chất (nêu tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII; Kết luận số 36-KL/TW và Kết luận số 81-KL/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng công bằng).
"Tiếp thu ý kiến của đại biểu, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu bổ sung, làm rõ các giải pháp để thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào dự thảo Luật này và các luật khác có liên quan, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật" - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại phiên họp |
Ba là, về phát triển công nghiệp hóa chất: Để thể chế đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng (trong đó có công nghiệp hóa chất), cần thiết phải xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp, đồng bộ và khả thi để thúc đẩy phát triển công nghiệp hóa chất, bởi vì hóa chất ngày càng khẳng định vai trò vô cùng quan trọng với mọi nền kinh tế, góp phần hướng tới nền kinh tế độc lập, tự chủ.
Theo đó, dự thảo Luật giữ nguyên các hình thức ưu đãi đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư, chỉ điều chỉnh quy định về đối tượng được hưởng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt đối với các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm và giao Chính phủ quy định chi tiết nhằm bảo đảm tính linh hoạt trong điều hành và phù hợp với thực tiễn hoạt động đầu tư trong lĩnh vực hóa chất.
“Tiếp thu ý kiến của đại biểu, trong thời gian tới, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục rà soát, làm rõ về mối quan hệ giữa Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất với hệ thống Quy hoạch quốc gia; làm rõ đối tượng và chính sách ưu đãi đầu tư chính sách huy động các nguồn lực xã hội, nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước quan tâm đầu tư vào lĩnh vực quan trọng này” - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.
Bốn là, về quản lý hoạt động hóa chất, nhất là hóa chất độc hại, cần kiểm soát đặc biệt. Để tăng cường quản lý hóa chất độc hại, kiểm soát rủi ro mất an toàn, an ninh từ hóa chất, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho hay, cơ quan soạn thảo đã đề xuất sửa đổi, bổ sung vào dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) một số quy định.
Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung quy định quản lý hóa chất trong toàn bộ vòng đời, từ khi hóa chất được tạo ra hoặc đưa vào lãnh thổ Việt Nam, đến khi lưu thông, sử dụng và xử lý. Theo đó, dự thảo Luật đã bổ sung các quy định quản lý các hoạt động nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hóa chất với mức độ chặt chẽ khác nhau, nhằm bảo đảm phù hợp với từng danh mục hóa chất, an toàn trong sản xuất, sử dụng hóa chất, bảo đảm an toàn cho môi trường.
Thứ hai, bổ sung biện pháp tiền kiểm đối với hoạt động nhập khẩu hóa chất cần kiểm soát đặc biệt, thay vì việc doanh nghiệp chỉ cần thực hiện khai báo hóa chất tự động như hiện nay, đồng thời, đề xuất tăng chế tài xử phạt các vi phạm để nâng cao mức răn đe.
Thứ ba, bổ sung quy định về áp dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong việc kiểm soát hoạt động mua, bán hóa chất cần kiểm soát đặc biệt nhằm giám sát toàn bộ đường đi của hóa chất từ nhà sản xuất, nhập khẩu đến người sử dụng cuối cùng.
Thứ tư, sửa đổi, bổ sung quy định tăng cường phân cấp quản lý cho địa phương, cho các bộ, ngành trong việc: Quản lý đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ tồn trữ, vận chuyển hóa chất cần kiểm soát đặc biệt nhằm tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh, tránh thất thoát hóa chất hoặc sử dụng không đúng mục đích; thẩm định kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, nhất là sự cố cháy nổ như nhiều đại biểu quan tâm.
Thứ năm, bổ sung quy định tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất cần kiểm soát đặc biệt phải đăng ký mục đích, nhu cầu sử dụng hóa chất trên cơ sở dữ liệu nhằm thiết lập hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước, đặc biệt là công tác hậu kiểm nhằm hạn chế tới mức thấp nhất việc hóa chất bị sử dụng sai mục đích.
Thứ sáu, vì là độc hại cho nên cần quy định rất cụ thể về sản xuất, tồn trữ hóa chất độc hại phải xa khu dân cư và có cơ chế kiểm soát đặc biệt đối với loại hóa chất này trong quá trình sử dụng cũng như lưu thông.
Như vậy, so với Luật Hóa chất hiện hành, Luật Hóa chất (sửa đổi) đã đồng bộ hoá với các quy định để siết chặt, tăng cường quản lý hoạt động hóa chất trong toàn bộ vòng đời, đặc biệt là đối với hóa chất cần kiểm soát đặc biệt; tăng cường phân cấp, phân quyền, chia sẻ cơ sở dữ liệu để nâng cao hiệu quả quản lý ở Trung ương và địa phương.
Thời gian tới, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan quản lý các lĩnh vực sử dụng hóa chất tiếp tục nghiên cứu, đánh giá rủi ro có thể phát sinh từ khâu sử dụng và đánh giá chi tiết tác động chính sách để đề xuất các giải pháp, quy định quản lý các loại hóa chất độc hại, hóa chất đặc biệt nguy hiểm, bảo đảm chặt chẽ và hiệu quả.
Năm là, về vấn đề hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm, hàng hóa và an toàn hóa chất, Bộ trưởng nêu rõ, ý kiến của các đại biểu về nội dung này chủ yếu tập trung đánh giá sự phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan nhằm bảo đảm thuận lợi trong quá trình thực thi của doanh nghiệp, cũng như phù hợp với năng lực thực thi của các cơ quan quản lý nhà nước sau khi Luật được ban hành. Các vấn đề này đã được cơ quan soạn thảo nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng trong quá trình xây dựng dự thảo Luật và sẽ tiếp tục hoàn thiện dự thảo để trình các đại biểu Quốc hội.
Tiếp thu ý kiến của đại biểu, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục nghiên cứu, làm rõ các nội dung nêu trên, nhất là vấn đề chia sẻ dữ liệu để làm tốt công tác quản lý và báo cáo Quốc hội trong kỳ họp tới.
Sáu là, về quản lý nhà nước về hóa chất, theo Bộ trưởng, với tính đa dụng, hóa chất có thể được sử dụng trong nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau, do đó một loại hóa chất có thể có nhiều Bộ, ngành cùng quản lý tùy theo mục đích sử dụng. Áp dụng triệt để nguyên tắc tăng cường phân cấp, phân quyền, dự thảo Luật đã quy định rõ trách nhiệm quản lý của từng Bộ, ngành, địa phương và đơn vị chức năng.
Tuy nhiên, để bảo đảm tính linh hoạt trong điều hành và tính ổn định, lâu dài của Luật, cơ quan soạn thảo sẽ nghiên cứu, tiếp thu theo hướng chỉ đưa vào Luật những điều khoản, quy định thuộc thẩm quyền của Quốc hội; những nội dung chi tiết sẽ giao Chính phủ quy định; đồng thời, tiếp tục rà soát, đánh giá quy định trách nhiệm quản lý rõ ràng của các cơ quan quản lý trong sản xuất, vận chuyển, tồn trữ hóa chất và tiếp tục rà soát, đánh giá nguồn lực của các cơ quan quản lý nhà nước tại Trung ương và địa phương để bảo đảm việc phân cấp và thực hiện quyền phân cấp một cách hiệu quả.
Bảy là, về thủ tục hành chính (TTHC), điều khoản chuyển tiếp, Bộ trưởng nêu rõ, dự thảo Luật quy định 12 nhóm TTHC, trong đó phát sinh 4 nhóm TTHC mới, nhưng đồng thời bãi bỏ 9 nhóm TTHC hiện hành. Như vậy, số TTHC trong lĩnh vực hóa chất sẽ giảm đi 5 nhóm so với quy định hiện nay. Các TTHC tại dự thảo Luật được nghiên cứu, xây dựng theo hướng tuân thủ triệt để nguyên tắc tăng cường phân cấp, phân quyền, đồng thời, đơn giản hóa quy trình, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý.
Về nội dung chuyển tiếp, cơ quan soạn thảo sẽ nghiên cứu, tiếp thu theo hướng bảo đảm các đối tượng bị tác động không bị ảnh hưởng tiêu cực, vướng mắc trong quá trình thực hiện quyền, nghĩa vụ với cơ quan quản lý nhà nước và trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh, quyền, nghĩa vụ của các đối tượng bị tác động sẽ được bảo đảm theo quy định của Luật hiện hành. Trường hợp có vướng mắc phát sinh trong quá trình chuyển tiếp thì đề nghị Quốc hội giao Chính phủ quy định cụ thể.
Các ý kiến khác của đại biểu, cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu để hoàn thiện dự thảo luật. "Sau phiên thảo luận hôm nay, chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục cùng cơ quan chủ trì thẩm tra nghiên cứu kỹ lưỡng, tiếp thu tối đa các ý kiến xác đáng của các đại biểu để hoàn thiện dự thảo Luật, trình Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp tới" - Bộ trưởng nói.
Diễn đàn thành phố thông minh và bền vững 2024 tại TP. Hồ Chí Minh
Ngày 22/11, tại TP. Hồ Chí Minh, đã diễn ra Diễn đàn thành phố thông minh và bền vững 2024 với chủ đề 'Xã hội số - Dẫn dắt tương lai bền vững của Việt Nam'.
Diễn đàn Thành phố thông minh và bền vững 2024 do Trung tâm Thành phố thông minh và bền vững thuộc Đại học RMIT Việt Nam, phối hợp cùng Trung tâm Chuyển đổi số TP. Hồ Chí Minh và Viện Nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh tổ chức.
Sự kiện thu hút hơn 400 đại biểu tham gia theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. Tham gia diễn đàn có đại diện từ chính phủ, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, cùng các chuyên gia và nhà nghiên cứu từ khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Diễn đàn nhằm thúc đẩy đối thoại về vai trò của xã hội số và công dân số trong việc phát triển các đô thị thông minh và bền vững, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia.
Bà Võ Thị Trung Trinh – Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số TP. Hồ Chí Minh - cho biết: “Vấn đề cải thiện dịch vụ công và quản trị là một trong những khía cạnh mà chúng tôi muốn nhấn mạnh rất lớn trong vấn đề vai trò của xã hội số. Bởi vì chúng ta thường nghĩ theo hướng là chính quyền số chỉ là cung cấp các dịch vụ số. Tuy nhiên, ngược lại, khi chúng ta có một xã hội số phát triển cũng sẽ thúc đẩy chất lượng của chính quyền số. Đây là một cái hướng mà chúng ta sẽ cải thiện được vấn đề cung cấp các dịch vụ công cũng như là quản trị xã hội.”
Diễn đàn này không chỉ là cơ hội đối thoại mà còn là một phần trong nỗ lực giải quyết các thách thức lớn tại các đô thị đang phát triển nhanh của Việt Nam, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh. Sự phát triển không ngừng của đô thị đã dẫn đến nhiều vấn đề phức tạp như quản lý tài nguyên, giao thông, môi trường và khoảng cách số.
Doanh nghiệp Việt tận dụng thương mại điện tử vươn ra thế giới
Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển thương mại điện tử trung bình 25%/năm, thuộc top đầu so với các quốc gia khác ở Đông Nam Á. Thị trường bán lẻ thương mại điện tử ước đạt 20,5 tỷ USD năm 2023, số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến hiện đang vượt ngưỡng 61 triệu người và giá trị mua sắm trực tuyến của một người vào khoảng 336 USD.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay cùng với sự phát triển nhanh và năng động của thương mại điện tử, Việt Nam sẽ tiếp tục trở thành điểm đến mới của các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới.
Doanh nghiệp Việt tận dụng thương mại điện tử vươn ra thế giới. Ảnh minh họa |
Từ một ngành non trẻ, chỉ trong một thời gian ngắn thương mại điện tử đã trở thành "trợ thủ" dẫn dắt nền kinh tế số theo đúng định hướng. Thương mại điện tử Việt Nam luôn duy trì đà tăng trưởng ấn tượng, thuộc top dẫn đầu khu vực Đông Nam Á và đã khẳng định vai trò, vị thế tiên phong của ngành trong nền kinh tế số.
Thời gian qua, được sự quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với nhiều giải pháp, chính sách đã áp dụng chúng ta đã cơ bản giải quyết các khó khăn, thách thức, thúc đẩy đưa hàng Việt tiếp cận thị trường quốc tế. Tới nay chúng ta đã qua thời kỳ “lăn bánh” và có nhiều cơ hội “vươn mình, cất cánh”.
Không chỉ dừng lại ở thị trường trong nước, nắm bắt thời cơ, nhiều doanh nghiệp đã bắt nhịp với xu hướng kinh doanh trên nền tảng công nghệ và chính nhờ sự quyết tâm "thoát xác" trong cuộc đua toàn cầu và gặt hái quả ngọt.
Tuy nhiên, để thương mại điện tử tiếp tục phát triển, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp cần hiểu rõ ngành hàng, xu hướng tiêu dùng, khả năng kinh doanh để lựa chọn những sản phẩm ngách có nhu cầu cao và phù hợp với lĩnh vực kinh doanh. Cùng với đó, luôn quan tâm đến chất lượng sản phẩm, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn và luật định đối với sản phẩm tại thị trường mục tiêu…
Đặc sắc Tuần Văn hóa - Du lịch Lai Châu tại TP Đà Nẵng năm 2024
Tối 22/11, tại TP. Đà Nẵng, UBND tỉnh Lai Châu chính thức khai mạc Tuần Văn hóa – Du lịch Lai Châu tại Đà Nẵng năm 2024.
Diễn ra từ ngày 22 – 24/11, Tuần Văn hóa – Du lịch Lai Châu tại TP. Đà Nẵng năm 2024 gồm chuỗi hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắc nhằm quảng bá hình ảnh miền đất, con người, văn hóa Lai Châu đến với người dân và du khách tại TP. Đà Nẵng; xúc tiến kết nối du lịch Lai Châu với TP. Đà Nẵng và miền Trung.
Phát biểu tại Lễ khai mạc, ông Tống Thanh Hải - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lai Châu - cho biết, xác định bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch là một chương trình trọng điểm của tỉnh trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, cùng mục tiêu đón trên 2 triệu lượt khách vào năm 2030, nhận định rõ những tiềm năng, lợi thế của tỉnh, thời gian qua, Lai Châu đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, chú trọng đầu tư, thu hút đầu tư và đưa vào khai thác một số sản phẩm du lịch chất lượng đáp ứng được nhu cầu phân khúc thị trường khách cao cấp, nổi bật là: Khu du lịch Cầu Kính Rồng Mây, khu du lịch Cổng Trời Ô Quý Hồ, Pusamcap - khu hang động được mệnh danh “Tây Bắc đệ nhất động”; xây dựng điểm du lịch mạo hiểm dù lượn “Bay trên nóc nhà Đông Dương” gắn với trải nghiệm văn hoá dân tộc Dao tại bản Sì Thâu Chải; bản du lịch cộng đồng ASEAN - Sin Suối Hồ và các sản phẩm du lịch chinh phục đỉnh cao; thăm quan những di tích, danh lam thắng cảnh đắm say lòng người, là Bảo vật quốc gia “Bia Cổ Hoài Lai” - nơi Vua Lê Lợi đề thơ trên vách đá Pú Huổi Chỏ; ngắm dải lụa giữa rừng - Thác Nậm Lúc trên cao nguyên Sìn Hồ…
“Hôm nay, tỉnh Lai Châu tổ chức khai mạc sự kiện “Tuần Văn hóa - Du lịch Lai Châu tại thành phố Đà Nẵng năm 2024” với chủ đề: “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ” với mong muốn giới thiệu, quảng bá về miền đất, con người, tiềm năng, lợi thế của tỉnh đến người dân, du khách tại TP. Đà Nẵng với nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn như chương trình nghệ thuật đậm đà bản sắc dân tộc cùng các hoạt động trưng bày, giới thiệu trang phục các dân tộc, tiềm năng, sản phẩm du lịch, sản phẩm OCOP, đặc sản địa phương… chắc chắn sẽ đem đến cho quý vị những trải nghiệm ấn tượng”, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lai Châu Tống Thanh Hải nói.
Sau Lễ khai mạc là chương trình nghệ thuật với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ” với sự tham gia của các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên quần chúng các bản du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Với ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, du khách đến với Lai Châu được khám phá nét văn hóa phong phú, đa dạng và riêng có của các dân tộc, từ việc hoà mình vào những lễ hội truyền thống; đắm say trước những bộ trang phục rực rỡ sắc màu với đường chỉ thêu khéo léo; hấp dẫn bởi sự đa dạng, độc đáo của những món ăn truyền thống mang đậm hương vị của núi rừng Tây Bắc. Không những vậy, chinh phục những cung đường uốn lượn quanh co của hai trong "Tứ đại đỉnh đèo Tây Bắc" - Ô Quy Hồ, hay Khau Phạ để đến với Lai Châu, du khách sẽ được tận hưởng những trải nghiệm riêng biệt.
Ngoài chương trình khai mạc, Tuần Văn hóa – Du lịch Lai Châu tại TP. Đà Nẵng năm 2024 còn có các hoạt động chính như Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Lai Châu tại Đà Nẵng.
Tối 23/11, sẽ diễn ra Chương trình giao lưu trình diễn văn hóa, văn nghệ thể hiện văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc tại tỉnh Lai Châu tại Công viên phía bắc bờ đông cầu Rồng, đường Trần Hưng Đạo, phường An Hải Trung, quận Sơn Trà, Đà Nẵng.
Cũng tại địa điểm trên, trong những ngày 22,23,24/11, còn có Không gian trưng bày, giới thiệu du lịch, sản phẩm Ocop, ảnh đẹp du lịch Lai Châu.
Lễ Bế mạc Tuần Văn hóa - Du lịch Lai Châu tại TP. Đà Nẵng năm 2024 sẽ diễn ra tối 24/11.
Ngành Công Thương thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững
Bản tin Chuyển động Công Thương ngày 23/11/2024 gồm các thông tin về thị trường, hoạt động thương mại đáng chú ý, với những nội dung chính sau đây:
Ngành Công Thương thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững; Đẩy mạnh giao thương giữa các địa phương khu vực miền Trung - Tây Nguyên; Doanh nghiệp Việt tận dụng thương mại điện tử vươn ra thế giới.
Ngành Công Thương thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững
Chuyển đổi số được xem như một nhiệm vụ chiến lược trọng yếu và cấp bách để nâng cao năng lực sản xuất chất lượng, hiệu quả cạnh tranh trong toàn ngành Công Thương |
Chuyển đổi số được xem như một nhiệm vụ chiến lược trọng yếu và cấp bách để nâng cao năng lực sản xuất chất lượng, hiệu quả cạnh tranh trong toàn ngành Công Thương. Chuyển đổi số giúp giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh cũng như đối với phát triển xanh và bền vững.
Ngày 21/11, tại Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) phối hợp Cục Công nghiệp, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cùng các đơn vị liên quan của Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số ngành Công Thương năm 2024 với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững”.
Theo đánh giá, thương mại điện tử và kinh tế số Việt Nam tiếp tục là một trong những điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội khi đóng góp 22 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ và chiếm 61% tổng quy mô nền kinh tế internet.
Năm 2024 và các năm tiếp theo, với đà tăng trưởng mạnh mẽ, thị trường thương mại điện tử và kinh tế số Việt Nam sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa và trở thành một trong những động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Đây cũng chính là thời điểm để chúng ta xây dựng nên những mô hình và chiến lược mới, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số để tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp và tổ chức trong bối cảnh mới.
Trong những năm qua, Bộ Công Thương đã ban hành nhiều văn bản, chính sách nhằm thúc đẩy chuyển đổi số ngành Công Thương, triển khai Chiến lược Quốc gia về phát triển kinh tế số và xã hội số, trong đó tập trung vào các nội dung: Tăng cường xây dựng Chính phủ điện tử Bộ Công Thương; thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương theo ba lĩnh vực ưu tiên là thương mại, công nghiệp-năng lượng và dịch vụ logistics.
Trong nỗ lực xây dựng và tổ chức thực thi các chính sách, giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số, Diễn đàn là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng, nơi hội tụ các đơn vị cung cấp giải pháp hạ tầng chuyển đổi số, các đơn vị ứng dụng công nghệ số điển hình. Tại đây, các doanh nghiệp chủ chốt trong lĩnh vực thương mại điện tử, sản xuất và năng lượng, để cùng nhau thảo luận, đánh giá về tiến trình chuyển đổi số trong các lĩnh vực nói trên, cũng như bàn về các giải pháp chuyển đổi số hướng tới mục tiêu phát triển xanh, bền vững trong tương lai.
Diễn đàn Chuyển đổi số ngành Công Thương được Bộ Công Thương kỳ vọng sẽ phát huy vai trò kết nối giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các sở Công Thương địa phương, các hiệp hội, tổ chức và doanh nghiệp trong lĩnh vực chuyển đổi số, nhằm đưa ra các đề xuất chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại điện tử và kinh tế số ngành Công Thương hiệu quả, bền vững.
Diễn đàn diễn ra với một phiên toàn thể và hai hội thảo chuyên đề tập trung thảo luận về chủ đề “Chuyển đổi số - Chuyển đổi xanh trong sản xuất và năng lượng” và “Xu hướng phát triển Thương mại điện tử bền vững trong kỷ nguyên số”.
Tại toạ đàm về thúc đẩy chuyển đổi số ngành Công Thương với sự điều phối của Tổng Biên tập Báo Công Thương Nguyễn Văn Minh, các diễn giả đã tập trung thảo luận về thực trạng chuyển đổi số ngành Công Thương, lộ trình kế hoạch cũng như các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số ngành Công Thương trong giai đoạn tiếp theo, trong đó chú trọng vào 3 lĩnh vực cốt lõi của kinh tế số bao gồm: Thương mại điện tử, Công nghiệp - sản xuất thông minh và Năng lượng thông minh.
Trong khuôn khổ Diễn đàn Chuyển đổi số ngành Công Thương năm 2024 còn có triển lãm các công nghệ, giải pháp chuyển đổi số, sản xuất thông minh, ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực Công Thương.
Đẩy mạnh giao thương giữa các địa phương khu vực miền Trung - Tây Nguyên
Hội nghị ngành Công Thương 15 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên lần thứ X, năm 2024 |
Bộ Công Thương vừa phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị ngành Công Thương 15 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên lần thứ X, năm 2024.
Hội nghị được tổ chức nhằm mục đích đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển ngành Công Thương của các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2023 và 9 tháng năm 2024, qua đó đề ra nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các tháng còn lại để tập trung hoàn thành kế hoạch của cả năm 2024.
Sáng nay ngày 22/11, tại TP. Đông Hà đã diễn ra Hội nghị ngành Công Thương 15 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên lần thứ X, năm 2024.
Hội nghị có sự tham gia của Lãnh đạo Bộ Công Thương Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long, đại diện các Cục, Vụ Viện Bộ Công Thương, đại diện Báo Công Thương; Đại diện lãnh đạo Sở, ngành Công Thương 15 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung – Tây Nguyên và Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị.
Theo đó, khu vực miền Trung - Tây Nguyên là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng, nằm ở vị trí thuận tiện về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không; việc giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các tỉnh thuận lợi nhờ đường sắt và Quốc lộ 1A xuyên suốt chiều dài nhiều tỉnh.
Đồng thời khu vực còn có thể giao thương với các nước như Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma và xa hơn là các nước Nam Á và vùng Tây Nam Trung Quốc thông qua trục Hành lang kinh tế Đông - Tây và hệ thống các Quốc lộ …
Đây là khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú về rừng, núi, biển, đảo, vịnh nước sâu, đất đai, di sản văn hóa lịch sử… có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế với các ngành chủ lực như: Phát triển công nghiệp lọc hóa dầu, thủy điện, điện gió, điện mặt trời, công nghiệp đóng tàu; công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng…
Hội nghị ngành Công Thương 15 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên lần thứ X, năm 2024 được tổ chức nhằm mục đích đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển ngành Công Thương của các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2023 và 09 tháng năm 2024, qua đó đề ra nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các tháng còn lại để tập trung hoàn thành kế hoạch của cả năm 2024.
Thảo luận, chia sẽ kinh nghiệm nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc có liên quan trong công tác quản lý nhà nước của các Sở, ngành ở địa phương, qua đó đề ra giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo liên kết, hỗ trợ, hợp tác trong phát triển ngành Công Thương mỗi tỉnh, thành phố và toàn khu vực.
Đồng thời, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong khu vực gặp gỡ, tìm kiếm cơ hội hợp tác, xúc tiến đầu tư và thương mại nhằm tăng cường các hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh giao thương giữa các địa phương trong khu vực.
Ngoài ra, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức ngành Công Thương các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên tiếp xúc trao đổi kinh nghiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực công thương; tìm hiểu tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương để định hướng liên kết vùng trong lĩnh vực phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
Tại hội nghị, nhiều đại biểu đã đưa ra các tham luận mang tính xây dựng và các câu hỏi, vướng mắc mong muốn sớm được giải quyết.
Trong đó, có các chủ đề đang được quan tâm như: Khu kinh tế Thương mại xuyên biên giới Lao Bảo- Densavan- Điểm kết nối đặc biệt trên hành lang kinh tế Đông Tây của Phó Giám đốc Sở Công Thương Quảng Trị Nguyễn Xuân Minh; Niêm yết giá tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu của Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình; Kim ngạch giá trị xuất khẩu các mặt hàng trong thời gian vừa qua của Sở Công thương tỉnh Bình Định,…
Đến nay tỉnh Bình Định đã có khoảng 300 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sang 128 quốc gia và vùng lãnh thổ trên cả 5 Châu lục. Kim ngạch xuất khẩu các năm đều tăng, năm sau tăng hơn so với năm trước. Quy mô sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp được đầu tư mở rộng. Cơ cấu hàng xuất khẩu có sự chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực, chuyển dịch từ xuất khẩu thô sang sơ chế, gia công, tinh chế.
Cũng tại hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long nhấn mạnh, thành công của Hội nghị sẽ là tiền đề cho sự gắn kết và phát triển ngành Công Thương các địa phương trong khu vực, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và sự nghiệp phát triển ngành Công Thương của cả nước.
Doanh nghiệp Việt tận dụng thương mại điện tử vươn ra thế giới
Từ một ngành non trẻ, chỉ trong một thời gian ngắn thương mại điện tử đã trở thành "trợ thủ" dẫn dắt nền kinh tế số theo đúng định hướng |
Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển thương mại điện tử trung bình 25%/năm, thuộc top đầu so với các quốc gia khác ở Đông Nam Á. Thị trường bán lẻ thương mại điện tử ước đạt 20,5 tỷ USD năm 2023, số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến hiện đang vượt ngưỡng 61 triệu người và giá trị mua sắm trực tuyến của một người vào khoảng 336 USD.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay cùng với sự phát triển nhanh và năng động của thương mại điện tử, Việt Nam sẽ tiếp tục trở thành điểm đến mới của các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới.
Từ một ngành non trẻ, chỉ trong một thời gian ngắn thương mại điện tử đã trở thành "trợ thủ" dẫn dắt nền kinh tế số theo đúng định hướng. Thương mại điện tử Việt Nam luôn duy trì đà tăng trưởng ấn tượng, thuộc top dẫn đầu khu vực Đông Nam Á và đã khẳng định vai trò, vị thế tiên phong của ngành trong nền kinh tế số.
Thời gian qua, được sự quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với nhiều giải pháp, chính sách đã áp dụng chúng ta đã cơ bản giải quyết các khó khăn, thách thức, thúc đẩy đưa hàng Việt tiếp cận thị trường quốc tế. Tới nay chúng ta đã qua thời kỳ “lăn bánh” và có nhiều cơ hội “vươn mình, cất cánh”.
Không chỉ dừng lại ở thị trường trong nước, nắm bắt thời cơ, nhiều doanh nghiệp đã bắt nhịp với xu hướng kinh doanh trên nền tảng công nghệ và chính nhờ sự quyết tâm "thoát xác" trong cuộc đua toàn cầu và gặt hái quả ngọt.
Tuy nhiên, để thương mại điện tử tiếp tục phát triển, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp cần hiểu rõ ngành hàng, xu hướng tiêu dùng, khả năng kinh doanh để lựa chọn những sản phẩm ngách có nhu cầu cao và phù hợp với lĩnh vực kinh doanh. Cùng với đó, luôn quan tâm đến chất lượng sản phẩm, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn và luật định đối với sản phẩm tại thị trường mục tiêu…