Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn: Lộ trình nào phù hợp?

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn đang thu hút khá nhiều luồng ý kiến, trong đó lộ trình thực hiện rất được quan tâm.
Thị trường đồ uống có cồn Việt Nam có thực sự hấp dẫn? Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn: Cần nghiên cứu thật kỹ

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn được đưa ra bàn thảo tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV với 3 phương án được đề xuất.

Trong đó có 2 phương án của Bộ Tài chính: Phương án 1 - tăng từ mức thuế suất 65% hiện nay lên 70% năm 2026, mỗi năm kế tiếp tăng thêm 5% để đạt mức 90% vào năm 2030; Phương án 2 - tăng lên 80% năm 2026, tăng 5%/năm liên tiếp đến năm 2030 đạt mức 100%. Phương án 3- phương án của Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát- tăng thuế từ năm 2027, mức tăng 5%, 2 năm tăng một lần, đến năm 2031 đạt thuế suất 80%.

Tại nhiều hội thảo, toạ đàm liên quan đến dự thảo luật này được tổ chức gần đây doanh nghiệp, chuyên gia nêu ra những quan điểm trái chiều về việc tăng thuế. Câu hỏi được đặt ra là tăng thuế liệu có thực sự làm giảm hành vi tiêu dùng đồ uống có cồn hay không, tăng như thế nào, mức độ ra sao để có tác dụng như mong muốn mà không ảnh hưởng ‘sốc’ tới doanh nghiệp.

tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn
Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn thu hút nhiều ý kiến. Ảnh: Vneconomy

Hay tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn có đạt mục tiêu tăng thu ngân sách bền vững khi về lâu dài tăng thuế làm tăng giá, giảm tiêu thụ và làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp…

Dựa trên kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế trung ương (CIEM), TS. Nguyễn Minh Thảo - Trưởng Ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, CIEM, thông tin: xét chung về tác động kinh tế, khi tăng thuế sẽ ảnh hưởng tới sản xuất, từ đó làm giảm sản xuất của các ngành trong quan hệ liên ngành. Điều này dẫn tới khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp giảm, kéo theo lợi nhuận giảm sút, làm giảm thu nhập của người lao động và do đó thuế trực thu giảm.

Trình bày quan điểm ngược lại, TS. Nguyễn Tú Anh - Giám đốc Trung tâm Thông tin, Phân tích và Dự báo kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương lại cho rằng, việc tăng thuế, bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có cồn không làm giảm GDP, phần đóng góp chỉ luân chuyển từ ngành này sang ngành khác.

Đại diện Ban Kinh tế Trung ương cũng thông tin, dựa trên kết qủa ghi nhận về số vụ tử vong do đồ uống có cồn, Ngân hàng thế giới khuyến cáo Việt Nam tăng thuế với mặt hàng này, thậm chí tăng lên 150%.

Trước những ý kiến trái chiều được đưa ra, theo GS.TS Hoàng Văn Cường - Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, mục tiêu của tăng thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm thay đổi hành vi, không phải để tăng thu ngân sách. Đề ra phương án để không gây sốc cho doanh nghiệp. Cần có một khoảng thời gian để đánh giá tác động, có thời gian để chuyển đổi, để doanh nghiệp thích ứng. Mức tăng ra sao, lộ trình tăng như thế nào cần phải xem xét kỹ.

Đồng tình với quan điểm này, đứng ở góc độ sản xuất, để duy trì ổn định sản xuất cũng như những đóng góp của ngành trong nền kinh tế, đại diện cho doanh nghiệp đồ uống- ông Nguyễn Thanh Phúc - Giám đốc Đối ngoại cấp cao Heineken Việt Nam, bày tỏ, chuỗi giá trị ngành đồ uống có đầu vào từ rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành như nông nghiệp, phân phối, giao thông… cũng sẽ bị tác động khi của các doanh nghiệp lớn thu hẹp sản xuất. Như vậy, chắc chắn các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ mất đi cơ hội tham gia vào sản xuất, thị trường và đóng góp cho GDP.

Ông Nguyễn Thanh Phúc, đề xuất, việc sửa đổi thuế lần này cần đảm bảo tính nguyên tắc giữ vững ổn định, hài hòa, nuôi dưỡng nguồn thu phù hợp với các kịch bản kinh tế. Cần giãn, giảm tối đa việc tăng thuế để đảm bảo chính sách đưa ra hài hòa, hợp lý. Giãn việc tăng thuế đến năm 2027, giảm từ 15% xuống 5% sau đó cứ 2 năm tăng 1 lần, mỗi lần không quá 5%, đến 80% thì dừng lại ở năm 2031.

Trình bày quan điểm tương tự, ông Nguyễn Hoàng Giang - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV thương mại bia Sài Gòn, nhấn mạnh, nếu tăng thuế tiêu thụ đặc biệt theo đề xuất của Bộ Tài chính, sẽ có những hệ lụy trực tiếp tới các nhà sản xuất. Do đó, ông cũng đề xuất hai điểm: Thứ nhất, cân nhắc lùi thời gian áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đến năm 2027. Thứ hai, nghiên cứu kỹ lại mức tăng sao cho hợp lý, hài hòa giữa thu thuế, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Đồ uống có cồn là ngành hàng tiêu dùng, có tác động lớn và trực tiếp tới nhiều ngành kinh tế, việc làm và thu nhập của người lao động, tuy nhiên không thể phủ nhận những tác động của mặt hàng này, đặc biệt là rượu tới sức khoẻ người tiêu dùng. Như lời GS. TS Hoàng Văn Cường, mục tiêu của tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn vì một mục tiêu quan trọng là giảm hành vi tiêu dùng. Thế nhưng tăng như thế nào, lộ trình ra sao để hài hoà lợi ích các bên là cần thiết. Nhất là trong bối cảnh các nhà sản xuất đang gặp nhiều sức ép như hiện nay.

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Tài chính

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thị trường chứng khoán: Cơ hội nào sau chuỗi phiên lao dốc?

Thị trường chứng khoán: Cơ hội nào sau chuỗi phiên lao dốc?

Sau chuỗi phiên giảm sâu, thị trường chứng khoán đang hé mở khả năng hồi phục kỹ thuật. Dòng tiền thông minh có thể sớm nhập cuộc.
Huy động vốn tăng không kịp mức tăng tín dụng

Huy động vốn tăng không kịp mức tăng tín dụng

Tín dụng tăng trưởng cao hơn tốc độ huy động vốn. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cam kết đảm bảo cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế.
Hai lý do để giảm thuế VAT với mặt hàng kim loại

Hai lý do để giảm thuế VAT với mặt hàng kim loại

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất bổ sung mặt hàng kim loại vào danh mục được áp dụng mức thuế ưu đãi 8%.
Prudential duy trì biên thanh khoản cao 193%

Prudential duy trì biên thanh khoản cao 193%

Prudential Việt Nam duy trì tài chính ổn định, tập trung chất lượng kênh phân phối, đầu tư nâng tầm trải nghiệm khách hàng và phát triển nguồn nhân lực.
Tăng trưởng GDP 2025: Việt Nam còn nhiều

Tăng trưởng GDP 2025: Việt Nam còn nhiều 'cửa sáng'

Dù đối mặt với những ‘cơn gió ngược’ nhưng dư địa tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2025 vẫn còn nhiều ‘cửa sáng’.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam quyết nâng hạng thị trường chứng khoán

Việt Nam quyết nâng hạng thị trường chứng khoán

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi nhấn mạnh, nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi là nhiệm vụ quan trọng.
Ngân hàng Nhà nước: Cân bằng giữa tỷ giá và lãi suất

Ngân hàng Nhà nước: Cân bằng giữa tỷ giá và lãi suất

Ngày 8/4, thị trường ngoại tệ Việt Nam chứng kiến biến động mạnh mẽ, khi tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại vượt mốc 26.000 đồng, lập kỷ lục cao nhất.
Hoa Kỳ tăng thuế:Bộ Tài chính sẽ thêm nhiều giải pháp mới

Hoa Kỳ tăng thuế:Bộ Tài chính sẽ thêm nhiều giải pháp mới

Trước chính sách thuế đối ứng từ Hoa Kỳ, Việt Nam khẩn trương thúc đẩy đàm phán, triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong xuất khẩu và tài chính.
Manulife Việt Nam công bố báo cáo tài chính năm 2024

Manulife Việt Nam công bố báo cáo tài chính năm 2024

Manulife Việt Nam vừa công bố báo cáo tài chính 2024, với các chỉ số ấn tượng từ hoạt động đầu tư tài chính và quản lý chi phí, chất lượng kinh doanh hiệu quả.
Ba trụ cột then chốt của Việt Nam trong kỷ nguyên số

Ba trụ cột then chốt của Việt Nam trong kỷ nguyên số

Hành trình chuyển mình của Microsoft, ECB và Bridgewater Associates mang lại nhiều bài học cho Việt Nam để thích ứng và phát triển bền vững trong kỷ nguyên số.
Giải ngân đầu tư công: Kỳ vọng cao, áp lực lớn

Giải ngân đầu tư công: Kỳ vọng cao, áp lực lớn

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, kết quả giải ngân vốn đầu tư công đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Pi Network rớt giá thảm hại:

Pi Network rớt giá thảm hại: 'Pi thủ' hoang mang

Sau gần hai tháng lên sàn, giá đồng Pi Network rơi tự do xuống 0,6 USD, giảm hơn 80% so với đỉnh khiến nhiều “Pi thủ” và nhà đầu tư mất niềm tin.
Bộ Tài chính kiến nghị thừa nhận tài sản số

Bộ Tài chính kiến nghị thừa nhận tài sản số

Thứ trưởng Đỗ Thành Trung cho biết, Bộ Tài chính đã kiến nghị với Chính phủ thừa nhận sự tồn tại và tiềm năng của tài sản số.
Thị trường phát hành trái phiếu cấp cao của Mỹ chao đảo

Thị trường phát hành trái phiếu cấp cao của Mỹ chao đảo

Chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến việc phát hành trái phiếu đầu tư tại Mỹ tạm dừng đột ngột trong tuần này.
Stablecoin mang lại lợi ích cho hệ thống thanh toán của Mỹ?

Stablecoin mang lại lợi ích cho hệ thống thanh toán của Mỹ?

Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), ông Christopher Waller, cho biết hôm 4/4 rằng, stablecoin có vai trò tốt đối với hệ thống thanh toán của Mỹ.
Vốn FDI giải ngân quý I/2025 cao nhất 5 năm qua

Vốn FDI giải ngân quý I/2025 cao nhất 5 năm qua

Theo đánh giá của bà Nguyễn Thị Hương - Cục trưởng Cục Thống kê, vốn FDI giải ngân trong quý I/2025 đạt mức cao nhất trong vòng 5 năm qua.
Làm gì để FDI công nghệ cao ‘đổ bộ’ Việt Nam?

Làm gì để FDI công nghệ cao ‘đổ bộ’ Việt Nam?

Chỉ cần có chính sách thu hút đầu tư một cách rõ ràng, Việt Nam sẽ nhanh chóng thu hút được dòng vốn FDI từ Hàn Quốc vào các lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo.
3 trường hợp được hoàn trả tiền đóng bảo hiểm y tế

3 trường hợp được hoàn trả tiền đóng bảo hiểm y tế

Người lao động không chỉ được hưởng các quyền lợi khám, chữa bệnh, mà còn có thể được hoàn trả tiền đóng bảo hiểm y tế trong một số trường hợp đặc biệt.
Hải quan nỗ lực tìm hướng hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu

Hải quan nỗ lực tìm hướng hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu

Cục Hải quan vừa có văn bản gửi các Chi cục Hải quan yêu cầu tìm hiểu khó khăn của doanh nghiệp để có giải pháp hỗ trợ trước việc áp thuế đối ứng của Hoa Kỳ.
Ngân hàng thắng lớn quý I/2025: Động lực nào dẫn dắt

Ngân hàng thắng lớn quý I/2025: Động lực nào dẫn dắt

Quý I/2025, lợi nhuận ngành ngân hàng tăng trưởng mạnh nhờ tín dụng bứt phá, biên lãi ròng cải thiện và doanh thu dịch vụ tăng cao.
Thành lập Ngân hàng Nhà nước Khu vực 7, trụ sở đặt tại Thanh Hóa

Thành lập Ngân hàng Nhà nước Khu vực 7, trụ sở đặt tại Thanh Hóa

Ngân hàng Nhà nước Khu vực 7 được thành lập sẽ quản lý 4 địa phương, gồm: Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa; trụ sở đặt tại tỉnh Thanh Hóa.
Điều kiện để Mỹ điều chỉnh chính sách thuế đối ứng

Điều kiện để Mỹ điều chỉnh chính sách thuế đối ứng

Trước sắc lệnh thuế đối ứng của Mỹ, việc điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu để giảm thiểu ảnh hưởng và tìm giải pháp đàm phán với Mỹ là vấn đề nhiều nước thực hiện
Điều kiện đóng bảo hiểm xã hội của lao động nước ngoài

Điều kiện đóng bảo hiểm xã hội của lao động nước ngoài

Từ ngày 1/7/2025, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội nếu có hợp đồng lao động từ 12 tháng trở lên.
TPBank dự kiến lợi nhuận năm 2025 cao nhất từ trước đến nay

TPBank dự kiến lợi nhuận năm 2025 cao nhất từ trước đến nay

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - mã CK: TPB) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 sẽ tăng trưởng khoảng 18,4% so với thực hiện năm 2024.
Thành lập và ra mắt Ngân hàng Nhà nước Khu vực 8

Thành lập và ra mắt Ngân hàng Nhà nước Khu vực 8

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức công bố quyết định thành lập và ra mắt Ngân hàng Nhà nước Khu vực 8, gồm 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Mobile VerionPhiên bản di động